Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/08/2022, 10:11 AM

Những sai lầm của sự nuông chiều bản ngã

Tư tưởng ích kỷ bản ngã là nguồn cội của tất cả sự tham lam, thất bại, xung đột, bất mãn, tranh đấu và mọi rắc rối của đời sống thường nhật.

Tư tưởng ích kỷ càng lớn thì các rắc rối càng lớn theo, chúng ta càng ích kỷ tự lợi, chỉ chăm chăm cho hạnh phúc của riêng mình thì chúng ta càng bất an và thất bại. Chúng ta thậm chí tức giận một cách vô cớ với những chú chim đang hót líu lo ngoài khung cửa dù chúng chả có ý định làm phiền ta, trong khi những người khác lại thấy an lạc trước những âm thanh dễ chịu thì những người ích kỷ như chúng ta lại thấy khó chịu, bực dọng. Chúng ta thậm chí bực tức với những chú chó sủa ngoài đường hay cả với những luồng gió ở bụi cây! Nếu thức ăn mang tới cho ta có hơi nguội một chút, chúng ta cứ quan trọng hóa vấn đề lên và coi đó là rắc rối lớn.

Mọi rắc rối và bất an tới từ tâm ích kỷ. Nếu mang nó xuống phố, anh ta sẽ bất an, nếu ở nhà anh ta cũng sẽ bất an, dù đi đâu làm gì cũng không bao giờ được hài lòng và hạnh phúc. Bạn có thể thấy rõ điều này đặc biệt đúng với các cặp vợ chồng ích kỷ, họ tranh cãi suốt ngày. Họ tranh cãi trong vườn, trong phòng ăn, khi ăn trưa, lúc ăn tối. Thời gian duy nhất không tranh cãi chính là lúc họ không ở cạnh nhau. Nhưng nếu ít nhất chỉ một trong 2 người biết nhẫn nại, bỏ bớt những bám chấp một vài sự ích kỷ cho riêng mình, chắc chắn mối quan hệ của họ sẽ trở nên bình an và hòa hợp. Càng biết buông xả, bình an và hòa hợp càng lớn hơn.

Bản thân việc giữ thái độ ích kỷ mang lại tổn hại to lớn cho khả năng làm lợi ích chúng sinh của chính chúng ta

Bản thân việc giữ thái độ ích kỷ mang lại tổn hại to lớn cho khả năng làm lợi ích chúng sinh của chính chúng ta

Bởi vậy điều quan trọng trước hết là cần thay đổi tâm thức, thực hành bình đẳng tâm, rèn luyện tâm để bớt dần đi sự ích kỷ chỉ quan tâm tới sự an vui của bản thân. Còn nếu tâm mình luôn bị chi phối bởi thái độ ích kỷ tự lợi, nếu ta không biết rèn luyện tâm, thì dù ta có sống một tỷ năm, một tỷ kỷ cũng sẽ chẳng có lợi lạc gì, chúng ta sẽ chẳng thể có được bất kỳ sự bình an nào mà chỉ có những chướng ngại, bất mãn. Như thế càng sống lâu sẽ lại càng bất an và do bất an ta lại đổi người chồng khác, người vợ khác, thay đổi hoàn cảnh bên ngoài hàng triệu lần nhưng vẫn cứ bất an, chúng ta không bao giờ tìm thấy niềm an vui đích thực trong đời sống làm người.

Bạn có thể thấy những lập luận trên rất lô-gic và rõ ràng. Nếu một ai đó đối xử tệ, phê phán bạn, soi mói và nó làm bạn tổn thương. Nhưng nếu không quá coi trọng mình, nếu không bám chấp vào những vui thích của bản thân thì dù họ có phê phán hay diễu cợt bạn cũng chẳng bao giờ bị tổn thương cả. Tâm bạn tổn thương là do mình quá coi trọng bản thân thôi.

Để có thể điều phục và tận trừ tư tưởng ích kỷ tự lợi, bạn nên coi nó như kẻ thù, giống như một kẻ gây phiền não bên ngoài vậy. Hãy không ngừng tư duy về những tác hại mà ích kỷ tự lợi mang lại. Thậm chí bạn thực hành Phật pháp, dù cho bất kỳ điều gì bạn làm bằng thân, khẩu, ý nhưng sẽ không thể trở thành Pháp, đó là tác hại mà ích kỷ mang lại. Hành động của bạn không trở thành Pháp bởi vì bạn bị ích kỷ chi phối. Thậm chí chúng ta thụ nhận rất nhiều giáo pháp từ các bậc thầy, khi phải đối mặt với chướng ngại chúng ta không thể nhớ tới giáo pháp để đưa vào thực hành. Khi một ai đó đối xử không tốt, phê phán ta, chúng ta thậm chí không thể nhớ được cần phải thực hành pháp thiền nào khi ấy. Tại sao? Bởi vì chúng ta bị tâm ích kỷ dẫn đường. Khi ấy thậm chí chư Phật ba đời có tới trước ta, ban cho ta giáo pháp trong hàng trăm năm thì giáo pháp cũng không mang lại lợi lạc gì bởi vì giáo pháp đã không làm ta chuyển tâm. Nếu ta không tự nỗ lực từ phía mình thì dù cho có bậc thầy vĩ đại tới cỡ nào, cũng sẽ chẳng có chuyển biến nào xảy ra, sự an lạc nội tâm không bao giờ có.

Dù cho ta có đang thực hành Phật pháp và thụ nhận rất nhiều giới nguyện, giới Biệt giải thoát, giới Bồ tát, giới Mật thừa, nhưng ta không thể giữ giới nguyện nào thanh tịnh và viên mãn cả. Khi ấy những mong nguyện cho bản thân ta cũng sẽ chẳng bao giờ được viên mãn, những hành động chúng ta làm cho bản thân cũng không trọn vẹn. Ích kỷ không chỉ ngăn trở chúng ta thành công thế tục mà còn ngăn trở chúng ta tiến bộ trên con đường tâm linh và trải nghiệm sự an lạc giải thoát. Nó ngăn trở chúng ta làm lợi ích cho tha nhân và cũng có thể nói rằng chúng ta đang làm tổn hại cho chúng sinh.

Nếu tư duy kỹ càng bạn sẽ thấy rằng ích kỷ tự lợi chắc chắn làm tổn hại chúng sinh. Nếu không có sự chứng ngộ, chúng ta không thể làm lợi ích cho mọi người, không thể dẫn dắt mọi người một cách chân xác và thanh tịnh, chúng ta không thể giúp họ thoát khỏi khổ đau và đưa họ tới hạnh phúc viên mãn. Bởi vậy, bản thân việc giữ thái độ ích kỷ mang lại tổn hại to lớn cho khả năng làm lợi ích chúng sinh của chính chúng ta. Điều này rất rõ ràng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Xem thêm