Suy ngẫm: Có nên thờ Thần Tài hay không?
Thế kỷ XX việc cúng thần tài Trung Hoa mới du nhập vào nước ta chủ yếu ở các gia đình giao thương với người Hoa. Theo tôi quan sát thì hiện nay người Việt ở miền Bắc đã nhiễm nặng văn hóa Hán, đang thờ Triệu Công Minh, Như Nguyện, một vài nhà thờ Quan Công như một tài thần.
Gia đình theo Phật giáo Mật tông thì thờ đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava trong hình tướng tài thần; hoặc thờ thần tài Zambala [ngũ bộ hoặc đơn]; hoặc đức độ mẫu Tara trong hình tướng tài thần.
Ở miền Nam phổ biến thờ Ông Địa. Ông Địa là tín ngưỡng có trước khi người Kinh đi xuống phương Nam.
Các dân tộc Nam Á đều thờ cúng để kêu gọi sự cộng hưởng của năng lượng vật chất thể hiện dưới hình tướng tài thần từ rất xa xưa, có những pho tượng Thần tài khai quật được có niên đại từ thế kỷ IX trước Công nguyên.
Do có sự giao thoa giữa các nền văn hóa mà ngày nay dân chúng thường đặt ban thờ Thần tài xuống đất theo truyền thuyết về nô tỳ Như Nguyện. Lại ghép chung Thần tài và Ông Địa vào cùng một ban thờ dưới đất. Riêng Quan Công vẫn thờ trên cao. Theo tích thì Như Nguyện là nữ nhưng thờ không gọi bà mà lại gọi là ông.
Có nơi Thần tài Ông Địa lại kiêm cả việc trừ tà cho nên cúng dường tỏi tươi. Có người bày cả tượng Phật Di lặc Maitreya trên ban Thần tài trong khi cúng mặn hằng ngày. Việc tắm mưa tôn tượng thì theo tích Phật giáo: Devadatta, người em họ đố kỵ đã ném đá vào đức Phật, các vị Jambhala đã bảo vệ đức Phật nên bị đá trúng vào đầu vào bụng, vì vậy người ta tắm nước mát tôn tượng để xoa dịu chỗ đau của các ngài.
Có nên thờ Thần tài hay không?
Nếu bạn cần trụ vào, hoặc cảm thấy bị hấp dẫn bởi năng lượng vật chất thì bạn có thể thờ để kích hoạt chính nguồn năng lượng đó đang tiềm ẩn trong bạn, bản chất thờ phượng là sự tập trung cao độ có chủ đích để liên kết tần số cá nhân với rung động vũ trụ.
Có nhiều Thần tài, có vị kiêm cả chức năng Phúc thần hoặc Hung thần hoặc hai mặt – nghĩa là ban tài lộc cùng tai họa. Bây giờ tôi nói về một biểu tượng năng lượng vật chất cổ xưa nhất mà con người vẫn thờ phượng tới hôm nay và tôi tin là sẽ còn thờ mãi mãi cho đến khi loài người hoại diệt.
Chúa tể của mọi kho báu và các chúng sinh bán thần được miêu tả với thân hình bụ bẫm, bụng nở, phục sức với châu báu, mang theo bình/túi/bát đựng vàng. Ngài được thờ phượng trong đạo Phật, đạo Jain, đạo Hindu với các tên gọi khác nhau. Trong Phạn ngữ cổ, Phật giáo gọi ngài là Vaisravana. Phật giáo Nhật bản gọi ngài là Đa Văn Thiên Vương. Đạo Jain gọi ngài là Sarvanubhuti. Đạo Hindu gọi ngài là Kubera hay Kuber hoặc Kuvera. Phật giáo Tây tạng gọi ngài là Namtose, coi ngài là một trong các hóa thân của đức Phật Bảo Sanh Ratnasambhava. Người Xiêm người Miên gọi ngài là Thao Kuwen.
Dù mang hình tướng nào, tên gọi nào thì năng lượng mà ngài biểu tượng đều giúp xóa đói giảm nghèo, ổn định và tăng trưởng tài chính trong 6 cõi Kamadhatu. Cảnh giới mà năng lực của Tài thần Kubera có thể tác động bao gồm: Deva [cõi trời], Asura [cõi thần], Manussa [cõi người], Petta [cõi quỷ], Tiracchānayoni [cõi súc sinh], Niraya [cõi địa ngục].
Việc thờ phượng để kích hoạt và kết nối năng lượng có nhiều hình thức.
* Quán tưởng mật mã Thần tài qua số 72, đồ hình mà cộng cột dọc, ngang, chéo đều có cùng kết quả, hình thức này dành cho trí thức và những người dễ định tâm
* Cầu nguyện và trì chú 108 lần buổi sáng trước khi đi làm “Om Hreem Shreem Hreem Kuberaya Namaha” giúp tín đồ tràn đầy năng lượng tích cực trong suốt cả ngày.
* Đặt ban, có tôn tượng để cúng dường hằng ngày; hoặc theo tuần vào thứ Năm và thứ Sáu; hoặc theo hội từ ngày 15/10 đến ngày 15/11. Đây là cách dễ nhất với đại chúng.
Thiết lập ban thờ đơn giản:
- Đặt tôn ảnh tôn tượng ở góc phía Bắc căn phòng, mặt về hướng Nam, người ngồi lễ mặt hướng Bắc.
- Khởi sự cúng liền 48 ngày để sự kích hoạt được đủ mạnh.
- Đồ cúng dường thiết yếu:
Ánh sáng từ nến sáp bơ hoặc đèn dầu thực vật hoặc bát lửa đốt bằng dầu thực vật hoặc bơ, ghee hoặc gỗ thơm hoặc rồi rắc bột thơm, tinh dầu thơm như: Đàn hương, Dã hương, Nhũ hương, Trầm hương… . Lá trầu [riêng lá không phải trầu cau]. Đường và mật ong. Các loại trái cây sấy khô. Kẹo và đồ ngọt như chè. Hoa thơm các loại theo mùa. Các loại đậu hạt phong phú [cúng xong mang nấu]. Sữa và kem sữa. Bột của các loại gỗ thơm
Có thể áp dụng kết hợp cả 3 hình thức.
Dù làm gì cũng phải thành tâm và kiên trì, tất sẽ cảm ứng.
[Bài mang tính chất nghiên cứu cá nhân]
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm