Thượng tọa Thích Minh Thành hướng dẫn cách cúng mâm cơm Tết 2019 đúng cách
Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019 sắp đến là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn. Phong tục thờ cúng tổ tiên trong 3 ngày Tết, cách cúng mâm cơm Tết đầu năm chính là một nghi thức truyền thống mang đậm tính nhân văn và đạo lý, rất cần thiết tạo thêm niềm tin cho mỗi gia đình.
Theo Thượng tọa Thích Minh Thành, trong những ngày Tết, cúng gia tiên là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình. Cúng gia tiên cũng phản ảnh sự hiếu thảo của con cháu đối với người quá cố, bày tỏ lòng tri ân thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên, nguồn cội. Nhiều gia đình cũng rất coi trọng mâm cơm cúng Tết ông Công ông Táo. Cúng ông Táo nghĩa là cầu nguyện cho lửa của bếp lò đốt hết những phiền muộn năm cũ, sưởi ấm cho những điều tốt lành của năm mới đến.
Bên cạnh đó, nhiều quý vị Phật tử cũng chú trọng cúng cơm cho Phật trong những ngày Tết... Vậy cách cúng ngày Tết từ Tết ông Công ông Táo, cúng giao thừa, cúng mùng 1 đến mùng 3 Tết cần lưu ý như thế nào để vừa thành tâm, vừa tiết kiệm và đem đến những tinh hoa, công đức vô lượng cho năm mới?
Mời quý vị Phật tử lắng nghe, theo dõi thầy Thích Minh Thành hướng dẫn cách cúng mâm cơm Tết 2019 đem đến an khang, thịnh vượng cả năm dưới đây:
Để hấp thụ tất cả âm dương lưỡng lợi, trong lễ cúng giao thừa cả gia đình người Phật tử cần lạy 12 lạy, để cầu từ tháng Giêng đến tháng 12 cho chúng sinh được hạnh phúc, để hấp thụ mọi tinh hoa của cái mới. Để ngũ phúc của mình được tròn đầy, chú ý mâm cúng giao thừa đầy đủ ngũ quả, nghi thức cúng này được đánh giá là quan trọng nhất trong năm. Việc cúng kính cần chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng tri ân thương nhớ và noi gương, tha thiết và từ bi...
Như vậy, để gia đình bình an, trong những mâm cơm cúng Tết cần chú ý không làm chúng sinh đau khổ, cần biết những lễ nghi và có chánh tư duy để mỗi lần cúng sẽ đi đúng con đường Phật dạy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội
Tin tức 13:31 21/11/2024Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Xem thêm