Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/03/2021, 09:53 AM

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Có thể nhiều người trong chúng ta đã biết đến tác phẩm Thập mục ngưu đồ (10 bức tranh chăn trâu) nổi tiếng của Thiền tông Trung Quốc. Phòng hộ sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần cũng giống y hệt người chăn trâu khéo giữ con trâu của mình trước cám dỗ ngon ngọt của đám mạ non.

Phật dạy: Thấy rõ không có gì bền chắc để sống tốt, nhẹ nhàng hơn

Trâu thấy mạ non thì liền xông vào. Kỳ thực cũng tội cho trâu vì bản chất của nó là vậy. Không ai nỡ trách con trâu, có chăng là trách người chăn lơ là, không chú tâm, chẳng quyết liệt ngăn chặn. Nếu chăm bẳm giữ trâu, ‘dùng tay trái kéo dây mũi, tay phải cầm roi nện vào thân, đuổi ra khỏi ruộng’ thì lâu ngày trâu sẽ thuần không tự tung tự tác làm hại lúa mạ nhà người.

“Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu với Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào, ở nơi sắc được nhận thức bởi con mắt mà phát sanh hoặc dục, hoặc thèm muốn, hoặc ái niệm, hoặc chỗ bị quyết định đắm trước; đối với những tâm như vậy, phải khéo tự phòng hộ. Vì sao? Vì những tâm này đều là con đường đưa đến sợ hãi, có chướng nạn. Đây là chỗ nương tựa của người ác, không phải chỗ nương tựa của người thiện. Cho nên, phải tự phòng hộ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

- Thí như người nông phu có đám mạ tốt, mà người giữ ruộng thì lười biếng, buông lung, để trâu vào ăn lúa mạ. Phàm phu ngu si cũng lại như vậy, sáu xúc nhập xứ… cho đến buông lung cũng lại như vậy.

Phòng hộ sáu căn là việc quan trọng của người tu. Ảnh minh họa.

Phòng hộ sáu căn là việc quan trọng của người tu. Ảnh minh họa.

- Đám mạ tốt, nếu người giữ ruộng tâm không buông lung, thì trâu không ăn được. Giả sử có vào ruộng cũng bị đuổi ra hết. Nghĩa là tâm, ý, hay thức của Thánh đệ tử đa văn, đối với công năng ngũ dục phải khéo tự nhiếp hộ, tĩnh chỉ hết, khiến cho diệt tận.

- Đám mạ tốt, người giữ ruộng không tự buông lung, thì nếu trâu vào ruộng, sẽ dùng tay trái kéo dây mũi, tay phải cầm roi nện vào thân, đuổi ra khỏi ruộng. Này các Tỳ-kheo, ý các ông nghĩ sao? Khi con trâu kia đã bị thống khổ vậy rồi, thì từ làng về nhà, từ nhà ra làng, có còn dám ăn lúa mạ non như lỗi trước không?

Đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Vì nó nhớ lần trước vào ruộng, đã bị cái đau khổ bởi roi vọt.

- Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu tâm, ý, hay thức của Thánh đệ tử đa văn đối với sáu xúc nhập xứ cực kỳ sanh lòng yểm ly, sợ hãi, nội tâm an trụ, chế ngự nhất tâm…

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1169 [trích])

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Phòng hộ sáu căn là việc quan trọng của người tu. Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) luôn tiếp xúc với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), vì có xúc nên thọ, ái, thủ, hữu phát sinh và toàn bộ khổ đau có mặt. Để ngăn ngừa ái, để ngăn con trâu xông vào ruộng lúa, người tu phải dùng cây roi chánh niệm. Nhờ chánh niệm tỉnh giác nên cái thấy chỉ dừng nơi cái thấy (nghe, ngửi… cũng như vậy), ái không sinh khởi, ái diệt nên khổ đau vắng mặt. Đó là phòng hộ các căn.

Người tu không tật nguyền nên sáu căn hoạt động bình thường; mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, thân vẫn xúc chạm… Tuy có thấy, nghe và xúc chạm nhưng nhờ chánh niệm thường trực nên không vướng mắc vào sáu trần. Như mục đồng có sợi dây và cây roi, người tu có chánh niệm và tỉnh giác nên tâm vẫn an nhiên dù sáu trần hấp dẫn luôn mời gọi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Bố thí ít được phước nhiều

Lời Phật dạy 11:28 22/04/2024

Nếu hội đủ duyên lành bố thí cúng dường cho chúng Hiền Thánh thì “bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn”. Có điều, không dễ tìm ra các bậc Thánh ở đời để gieo duyên. Nên chăng, hãy gieo duyên bố thí với người trì giới, có đạo đức, sống vì mọi người.

Xem thêm