Ta sẽ làm gì khi cận kề cái chết?
Lẽ thường, nếu biết rằng phút giây nữa mình sẽ chết thì chắc chắn chúng ta sẽ tận tâm tu tập, cầu nguyện, tuyệt không hề xao lãng. Nhưng ngặt nỗi, ai trong chúng ta cũng nghĩ mình sẽ khó chết, hoặc nếu có chết đi nữa thì cũng còn lâu.
Trò chuyện cùng tác giả 'Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười'
Thế nên sự tinh tấn, nhiệt tâm và thành khẩn tu tập nếu có thì cũng được một giai đoạn rồi thôi, đâu cũng lại vào đấy.
Ảnh dụ một người bưng bát dầu đầy ắp đi ngang qua những người đẹp đang múa hát, nếu lơ đễnh làm rơi một giọt dầu liền bị đao phủ đi sau chém chết trong pháp thoại dưới đây thật sống động. Vì sợ chết nên người ấy vô cùng chú tâm quyết không đánh rơi nửa giọt dầu, mặc kệ mọi thứ hấp dẫn xung quanh.
“Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã, nơi Tiên nhân trú xứ tại nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Các sắc đẹp thế gian, người có sắc đẹp thế gian có thể khiến cho mọi người tụ tập lại để ngắm nhìn chăng?
Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, đúng vậy!
Phật bảo các Tỳ-kheo: Nếu sắc đẹp thế gian, người có sắc đẹp thế gian, lại có thể múa hát ca nhạc, có càng làm cho mọi người tụ tập lại để xem không?
Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, có vậy!
Phật bảo các Tỳ-kheo: Hoặc có sắc đẹp thế gian, người có sắc đẹp thế gian mà ở một chỗ múa hát, ca nhạc, diễn trò, lại có đám đông tụ tập lại một nơi. Nếu có người không ngu, không si, ham vui, chán khổ, tham sống, sợ chết. Có người khác bảo nó rằng: ‘Người đàn ông kia, ngươi hãy bưng bát dầu đầy này, đi qua giữa người đẹp thế gian và đám đông. Ta sai một kẻ giỏi giết người cầm đao theo sau. Nếu ngươi làm rơi đi một giọt dầu, thì sẽ bị chém chết liền’. Thế nào, Tỳ-kheo, người bưng bát dầu này có thể không nghĩ đến bát dầu, không nghĩ đến kẻ giết người mà chỉ nhìn xem kỹ nữ và mọi người kia chăng?
Các Tỳ-kheo, bạch Phật: Bạch Thế Tôn, không thể! Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì người này tự thấy ở sau mình có người cầm đao, nên lúc nào cũng nghĩ rằng: ‘Nếu ta làm rơi đi một giọt dầu, thì tên đao phủ kia sẽ chém đầu ta’. Nên chỉ để hết tâm chú ý vào bát dầu, bước đi chậm rãi giữa mọi người và sắc đẹp thế gian mà không dám liếc ngó quay nhìn.
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu có Sa-môn và Bà-la-môn nào thân mình ngồi ngay thẳng, tự ổn cố, chuyên nhất tâm mình, không chạy theo âm thanh hình sắc, khéo thu nhiếp tất cả tâm pháp, trụ nơi thân niệm xứ, thì đó là đệ tử của Ta, vâng lời Ta dạy.
Thế nào là Tỳ-kheo thân mình ngồi ngay thẳng, tự ổn cố, chuyên nhất tâm mình, không chạy theo âm thanh hình sắc, khéo thu nhiếp tất cả tâm pháp, trụ nơi thân niệm xứ? Như vậy, này các Tỳ-kheo sống quán niệm thân trên thân, phương tiện tinh cần, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. Sống quán niệm thọ, tâm, pháp trên pháp, cũng lại như vậy, đó gọi là Tỳ-kheo thân mình ngồi ngay thẳng, tự ổn cố, chuyên nhất tâm mình, không chạy theo âm thanh hình sắc, khéo thu nhiếp tất cả tâm pháp, trụ nơi thân niệm xứ.Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ:
Chuyên tâm chánh niệm
Giữ gìn bát dầu
Tự tâm theo giữ
Chưa từng tới đó
Rất khó vượt qua
Vi tế thắng diệu
Những gì Phật dạy
Là lời gươm bén
Cần một lòng mình
Chuyên tinh gìn giữ
Không phải là việc
Buông lung người đời
Như vậy thâm nhập
Giáo không buông lung.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 623).
Sống theo lời Phật: Mạng sống vô thường
Pháp thoại này cho thấy, muốn tiến tu phải giác ngộ được sự vô thường, mạng người trong hơi thở, ‘kẻ giỏi giết người cầm đao theo sau’ luôn sẵn sàng ra tay nếu ta buông lung phóng dật. Người tu luôn quán chiếu như vậy thì mới giữ tâm vững vàng, an trụ nơi Tứ niệm xứ, không lay động trước mọi biến động của cảnh trần.
Bởi cội nguồn của loạn động phiền não cũng từ nơi căn tiếp xúc với trần khả ái rồi sinh tâm vọng tưởng dính mắc. Nếu ‘chuyên nhất tâm mình, không chạy theo âm thanh hình sắc, khéo thu nhiếp tất cả tâm pháp, trụ nơi thân, thọ, tâm, pháp niệm xứ’ thì chắc chắn sẽ thành tựu được ‘chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian’.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm