Thiền sư tự tại khi biết vô thường
Trên đời này, không có gì hạnh phúc cho bằng khi ta đang đứng trước lằn tên, mũi đạn, mà vẫn bình tĩnh, an nhiên, tự tại.
Một vị thiền sư đã nói trước lúc Ngài bị hành hình:
Đưa đầu kề gươm bén,
Giống như chém gió xuân.
Chúng ta thấy, vị thiền sư đó quá ư là hạnh phúc. Đứng trước cái chết sờ sờ trước mặt mà thiền sư vẫn bình tĩnh, ung dung, coi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Nếu ai sống được như vậy thì có gì phải lo lắng và sợ hãi, dù cho tám gió thổi tới cũng không làm gì được thiền sư, vì Ngài đã như như bất động.
Cư sĩ Bàng Long Uẩn trước kia làm quan theo nghiệp nho, sau có dịp tham cầu Phật pháp, liễu ngộ sự vô thường của cuộc sống, nên Ngài quyết chí tu hành cầu giác ngộ, giải thoát, Ngài sống một đời rất đơn giản và thanh bần.
Lời Phật dạy về những điều khó
Ông có một vợ và hai đứa con, một trai, một gái. Sau khi đốn ngộ lý nhiệm mầu của Phật pháp không ngoài thân này, không tìm cầu đâu xa, ông trở về nhà, đem hết tài sản, của cải đổ xuống sông Tương, hằng ngày cùng cô con gái chẻ tre, đan sọt mang ra chợ bán. Vợ ông cùng đứa con trai để lại chút đất làm ruộng nuôi thân qua ngày, không màng đến công danh sự nghiệp. Cho nên, thế gian có bài thơ khen tặng và ca ngợi gia đình ông như sau:
Có con trai không cưới vợ,
Có con gái không lấy chồng,
Cả nhà đều sống hoà hợp,
Cùng nhau nói lời vô sinh.
Đúng là chuyện khó tin nhưng mà có thật, hiếm thấy trong cuộc đời này, ít có gia đình nào mà cả nhà đều rũ bỏ hết danh lợi, sống đời thanh bần, trong sạch, đem giáo lý giác ngộ, giải thoát ứng dụng vào đời sống hàng ngày mà làm gương cho hậu thế. Người đời vì không biết, nên tham lam, sân hận, si mê, cái gì cũng muốn giành lấy về cho riêng mình, sẵn sàng tán tận lương tâm, làm điều xằng bậy, không biết nhân quả, nghiệp báo, tội phước là gì.
Bàng Long Uẩn là một ông quan có quyền thế, danh lợi đầy đủ, mà lại dám bỏ hết tất cả để sống đời đơn giản, thanh bần, trong sạch, và còn hướng dẫn cho cả gia đình cùng tu theo. Cho nên, có con trai không cho lấy vợ, có con gái không cho lấy chồng, để cùng nhau sống đời giác ngộ, giải thoát.
Nhiều người ở thế gian vì tiếc nuối tài sản, của cải, nên nói rằng: “Tại sao ông không đem tài sản đó để bố thí, giúp đỡ nhiều người khác, mà đổ hết xuống sông Tương như vậy quá phí phạm, trong khi nhiều người rất cần nó vì đang thiếu thốn, khó khăn?” Việc này, chúng ta phải hiểu theo ý sâu xa của nó, khi con người sống với bản tâm chân thật thì không màng đến danh lợi, của cải vật chất, vì nó là nguyên nhân dẫn đến mọi khổ đau trong cuộc đời.
Đến khi sắp tịch, ông bảo cô Linh Chiếu - con gái của ông ra xem thử mặt trời đúng Ngọ chưa, rồi vào cho ông hay. Linh Chiếu ra xem, vào thưa: “Mặt trời đúng Ngọ, nhưng có nguyệt thực”. Ông ra cửa xem. Linh Chiếu lên toà của ông ngồi kiết già, chấp tay thị tịch. Ông vào xem thấy, cười nói: “Con gái ta lanh lợi quá!” Ông bèn chậm lại bảy ngày sau. Châu mục Vu Công đến thăm bệnh ông. Ông bảo: “Chỉ mong các cái có đều không, dè dặt các cái không đều thật, khéo ở thế gian đều như bóng vang”. Nói xong, ông nằm gác đầu trên gối Vu Công mà thị tịch.
Tin ông tịch đưa về nhà cho bà hay. Bà nói: “Con gái ngu si và ông già vô tri không báo tin mà đi, sao lại ngớ ngẩn vậy?” Bà ra báo tin cho con trai đang làm ruộng biết: “Ba con và Linh Chiếu đi rồi”. Người con trai đáp: “Dạ, con biết rồi”, rồi đứng lặng thinh giây lâu, liền tịch tại chỗ. Bà nói: “Lại thêm một thằng ngu si nữa”. Lo mai táng con xong, bà từ biệt họ hàng thân thuộc rồi biệt tích luôn, không ai biết bà đi về đâu.
Đây là một câu chuyện hy hữu, hiếm có từ trước đến nay, có thật trong Thiền sử Trung Hoa, gia đình Cư sĩ Bàng Long Uẩn là một tấm gương sáng chói, đáng để cho chúng ta học tập và noi theo. Sau khi thấu suốt lý vô thường, ông quyết chí cầu đạo giác ngộ và giải thoát., nhưng dưới hình thức là một người cư sĩ tại gia, nhưng tâm hạnh thì của người xuất gia. Cốt chuyện này nói lên tinh thần bình đẳng trong tu tập, người tại gia vẫn có phần giác ngộ giải thoát nếu tu đúng lời Phật dạy, bởi ai cũng có tính biết sáng suốt ngay nơi thân này, chỉ cần chúng ta quyết chí là được.
Như ở Việt Nam, chúng ta vẫn có Ngài Tuệ Trung thượng sĩ đó, trước lúc ra đi vẫn an nhiên tự tại, để ta thấy mọi người đều có phần, chỉ vì chúng ta chẳng chịu thừa nhận mà thôi. Muốn được như vậy, ông phải bỏ hết tất cả tài sản, của cải, vật chất, không còn bận tâm, vướng mắc, sống đời đơn giản để dễ dàng tu hành. Nhờ vậy, cả gia đình ông đều ngộ đạo, làm chủ được sự sống chết, bình thản ra đi một cách an nhiên, tự tại.
Thưa quý thiện hữu tri thức, chúng ta học những lời Phật dạy, ai cũng biết thân và tâm đều vô thường, còn hoàn cảnh và vạn vật có vô thường hay không? - Cũng vô thường.
Trích Biết sống trong vô thường
Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm