Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/09/2020, 15:28 PM

Trò chuyện cùng tác giả 'Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười'

Xin cúi mình tạ lỗi với những ai tôi đã vô tình làm tổn thương họ, đã từng lạc nhau trong khoảng khắc nào đó giữa chông chênh của kiếp người. Cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi vẫn sẽ nhìn họ bằng con mắt nguyên sơ như ngày đầu mới gặp.

Bởi vì sẽ không biết được rằng, giữa cuộc sống vô thường, tôi, họ, ai sẽ là người tiếp theo bước chân về cõi ấy, nơi của những linh hồn hội tụ. Vậy nên, tôi thật lòng trân trọng - đó là lời tựa của cuốn sách "Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười" mà tác giả Mộc Trầm - Đại đức Thích Đạo Quang gửi gắm tới độc giả. 

Mộc Trầm là bút danh của Đại đức Thích Đạo Quang, hiện đang theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam - TP.HCM.

Mộc Trầm là bút danh của Đại đức Thích Đạo Quang, hiện đang theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam - TP.HCM.

PV: Là một tu sĩ thì việc viết sách đem lại lợi ích gì cho việc tu học của thầy và thầy muốn gửi gắm gì qua việc này?

- Nhiệm vụ của người tu sĩ là đem đạo vào đời, hay nói cách khác là xoa dịu vết thương của cuộc đời. Nói đến chuyện đời là nói đến những vấn đề còn tồn đọng, nói đến những chưa được thanh lọc, sau đó dùng giáo pháp và rửa đi, kỳ cọ, thêm phần tiêu sái. Và mỗi người tu sĩ đều có một chí nguyện và một cách riêng để tải đạo. Việc viết sách cũng như vậy, là một trong rất nhiều phương tiện đó.

Mộc Trầm nghĩ mình có duyên với công việc này, cảm thấy vui và hạnh phúc khi thực hiện nó, nên chọn nó làm phương tiện để truyền tải những thông điệp đẹp đẽ mà đạo Phật đang có. Và đặc biệt, đối tượng độc giả mà Mộc Trầm hướng đến là giới trẻ, thật sự thì giới trẻ rất nhanh nhẹn trong tư duy, nhận thức và có sự gắn kết với sách hơn. Vả lại, văn hóa đọc trong cộng đồng thanh thiếu niên nước mình hiện nay đang có tiến triển tốt, khắp các diễn đàn hàng ngày vẫn đang sôi nổi về việc đọc sách. Thông qua đó, mình đưa tinh thần tích cực của Phật giáo nhen nhúm một chút trong lòng các bạn. Mộc Trầm sợ rằng một quyển sách hoàn toàn triết lý tôn giáo sẽ gây khó khăn và nhàm chán với các bạn trẻ chưa có lòng mến đạo hoặc chưa được tiếp xúc nhiều. Vì vậy, Mộc Trầm vẫn viết về vài câu chuyện đời, về những điều mà các bạn trẻ đang mắc phải, lồng ghép vào đó những lời dạy của đức Phật. Các bạn sẽ dễ tiếp nhận và thực hành hơn. Thật sự, tuổi trẻ mới là tương lai của dân tộc và cả đạo pháp nữa.

Khi nhà sư viết sách

PV: Thầy viết tác phẩm đầu tay trong trường hợp nào? Có kỷ niệm nào đáng kể? Và có khó khăn gì để lại cho Thầy ấn tượng nhất?

- Tác phẩm đầu tiên – Lén nhặt chuyện đời – vừa được ra mắt vào cuối năm ngoái (11/2019). Hành trình để ra đời tác phẩm đó là một hành trình rất dài, rất rất nhiều điều ý nghĩa và nhân duyên lạ kỳ, Mộc Trầm đã từng chia sẻ và kể lại hành trình đó trên trang blog của mình. Mộc Trầm là một tu sĩ trẻ và cũng đã từng bước qua những giai đoạn cảm xúc, những đoạn đường chông chênh của tuổi trẻ. Đứng về góc độ của một người trẻ, Lén nhặt chuyện đời ra mắt trong khoảng thời gian đó, khoảng trời chênh vênh của tuổi trẻ.

Sách

Sách "Lén nhặt chuyện đời” đã được ra mắt vào cuối tháng 11 năm 2019 và với toàn bộ tiền bán sách đã được dùng cho chương trình từ thiện ở Nghệ An.

Mộc Trầm tin chắc rằng bất cứ ai lớn lên rồi cũng sẽ phải trải qua cái giai đoạn đó, giai đoạn loay hoay với một mớ tự do đang có trong tay, giai đoạn mơ hồ về định hướng, về tương lai. Nhưng rồi, Mộc Trầm không để cho khoảng thời gian thanh xuân đó trôi qua vô ích, Mộc Trầm viết lại, đưa mớ cảm xúc chênh vênh đó ra thành con chữ, cách mình vượt qua, cách mình đón nhận, để chia sẻ với tất cả những người trẻ cũng đang chông chênh giống mình, để họ có sự đồng cảm, có sự sẻ chia, và hơn hết là cùng nhau tận hưởng khoảng thời gian thú vị của tuổi trẻ.

Điều đặc biệt và đáng nhớ nhất trong hành trình của Lén nhặt chuyện đời đó là ngay từ lúc đầu lập kế hoạch phát hành, Mộc Trầm đã hứa sẽ dành toàn bộ kinh phí thu được từ việc phát hành để thực hiện chương trình “Tết ấm miền Trung”, một chương trình thiện nguyện dành cho những trẻ em nghèo ở vùng xa xôi và nghèo nhất của tỉnh Nghệ An - huyện Kỳ Sơn. Chương trình diễn ra vào những ngày giáp Tết, vừa xong chương trình học ở trường, được nghỉ Tết một cái là Mộc Trầm chạy ngay ra Trung để cùng mọi người thực hiện chương trình. “Tết ấm miền Trung” nhận được rất nhiều tình cảm của các độc giả ở khắp nơi. Có những bạn ủng hộ những thứ các bạn đang có, cũng có những vị, không có điều kiện tham gia hoặc đóng góp, lại phát nguyện chép tay vài quyển Kinh Địa Tạng để cầu nguyện cho chương trình ở nơi xa xôi đó được thành tựu.

Những tình cảm đó, thật sự không gì đổi lấy được. Có thể tác phẩm đó không hay, không có gì ấn tượng, nhưng ngày nó ra đời, đã đem lại hạnh phúc và ấm áp cho rất nhiều người, đó là điều mà Mộc Trầm cảm thấy vui nhất. Còn khó khăn gì bất cứ hành trình nào cũng có, nhưng cũng không đáng kể lắm so với một hành trình dài đầy hạnh phúc.

PV: Theo thầy thì nhà văn có cần tự tạo phong cách sáng tác riêng hay phong cách của nhà văn đã là bẩm sinh rồi?

- Mộc Trầm xin được dùng từ “nhà văn” theo câu hỏi nhé, còn nói về Mộc Trầm thì không dám dùng từ nhà văn, vì nhà văn còn cần nhiều yếu tố lắm, chỉ dám nhận mình là một người thích viết và mê viết thôi (cười). Mộc Trầm nhớ không biết có lầm không, nhà văn Hồ Anh Thái đã từng nói một câu thế này “Nhà văn mà có văn thì rất hiếm”. Không chỉ viết vài ba quyển sách là nhà văn. Ngoài cách dùng từ ngữ, câu cú, nó còn thể hiện văn hóa của người viết, văn hóa của thời đại người đang viết, văn minh nhận thức của người viết, và thật sự, “Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”, Mộc Trầm thấy những gì mình viết chưa thật sự chạm được đến hai từ “nhà văn”.

Mỗi người viết tự tạo một ấn tượng riêng, một giọng văn khác biệt, không giống ai để độc giả dễ dàng nhận ra mình, đó gọi là phong cách hay văn phong của người viết. Mỗi người đều xây dựng cho mình một phong cách riêng, thành công của họ là người đọc nhận ra họ giữa muôn ngàn tác giả khác. Nếu một người bẩm sinh đã có thiên khiếu về viết lách hay âm nhạc, một lĩnh vực bất kỳ nào đó, người ta sẽ gọi họ là thiên tài, nếu họ tiếp tục trau dồi từng ngày, thì đương nhiên là không ai địch nổi. Còn sinh ra đã không có thiên khiếu đó, họ chỉ có niềm đam mê và bắt đầu rèn luyện từng bước để đến một đỉnh cao nhất định, họ là nhân tài.

Bác Võ Nguyên Giáp đã từng nói “Nếu đã là một thiên tài, hãy cố gắng trở thành một nhân tài”. Phong cách là đặc trưng của mỗi người, nhưng không thể nào tự mình tạo ra. Đó là sự đúc kết, sự học hỏi, trau dồi từ rất nhiều người đi trước. Bạn yêu viết? Bạn yêu sách? Bạn muốn có một phong cách riêng? Vậy bạn phải đọc sách quyết liệt vô. Bạn viết nhiệt tình vô. Viết gì cũng được, hay dở gì cũng được, cứ viết đi, kinh nghiệm rút ra từ trải nghiệm, phong cách của bạn tự nhiên có. Mộc Trầm vẫn cứ đọc sách, vẫn viết đều đều, không biết khi nào có phong cách nhưng chỉ cần thỏa mãn đam đê là được.

Chuyện của một tiến sĩ - văn sĩ xuất gia gieo duyên

PV: Theo Thầy có cần một không gian đặc biệt nào đó để sáng tác không ạ? Và để viết được một tác phẩm cần đủ yếu tố và điều kiện nào?

- Chắc là tất cả những bạn nào có khuynh hướng nghệ thuật đều đồng ý với Mộc Trầm rằng yếu tố tiên quyết để hình thành nên một tác phẩm là ý tưởng và cảm xúc. Nếu không có một ý tưởng gì mới, không có một nguồn cảm xúc đủ mạnh, một ngôi sao nào rồi cũng sẽ lặn đi. Những ngày đầu mới viết, Mộc Trầm cứ mãi đi kiếm ý tưởng và cảm xúc cho mình. Có những ngày, cực kỳ muốn viết và muốn mở máy lên viết cái gì đó, nhưng cái đầu trống rỗng, chả có chuyện gì xảy ra. Thế rồi lại xuống phố, vòng vòng coi có một chút cảm xúc nào không. Cảm xúc bất chợt đến thì chạy ngay về nhà, ngồi vào máy là bay mất tiêu, quên mất mình định viết cái gì, cho dù có nhớ ý tưởng thì cũng chả biết nên viết kiểu gì. Có những lúc ngồi cả buổi trước máy định bụng viết một cái gì đó hay ho, nhưng chả ra được con chữ nào. Nhưng lại có những lúc đang nằm ngủ mà ý tưởng xuất hiện cũng phải bật dậy mà viết kẻo nó bay đi mất. Mộc Trầm nhớ tác giả Phạm Lữ Ân đã nói “Chúng ta không để nào đặt lịch cho cảm xúc của mình”. Đúng thiệt. Nó về khi nào mình cũng chả biết được, mà đã bắt được nó rồi thì một tác phẩm sẽ ra đời.

Mộc Trầm nghĩ, ý tưởng và cảm xúc là yếu tố chính và bắt buộc phải có cho một người sáng tác, các yếu tố còn lại như không gian, thời điểm hay gì gì đó chỉ là phụ. Mặc dù chúng cũng đóng góp một phần cho cảm xúc được phát huy tối đa nhiệm vụ của nó, nhưng chỉ cần có ý tưởng rồi, cảm xúc dạt dào rồi, thì cho dù có ngồi giữa ngã tư đường bạn vẫn viết được.

Quyển sách thứ hai lần này, Mộc Trầm có một nguồn cảm xúc cực kỳ mạnh và nó chảy âm ỉ mãi suốt mấy tháng trời. Khi viết 'Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười', Mộc Trầm trực tiếp nghe và thấy rõ tình trạng của một người sắp bước qua bên kia thế giới, nên khi viết, Mộc Trầm hoàn toàn sống trong trạng thái như mình sắp phải chết đi, mình cảm nhận rõ được cái Vô thường mà Phật dạy mà bấy lâu nay mình hời hợt, cứ vì vậy mà cảm xúc đến liên tục, câu chữ cứ tuôn ra, và hoàn toàn không quan trọng không gian trong những ngày viết 'Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười'.

Một yếu tố quan trọng nữa là người viết phải có đủ ngôn ngữ để truyền tải hết cảm xúc của mình. Bắt buộc bạn phải đọc sách, đọc thật nhiều để lượm lặt nhiều từ hay, từ mới để bài viết mình được cảm nhận rõ ràng nhất.

PV: Là một tu sĩ, một sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam và là một tác giả thì Thầy làm thế nào để cân bằng tất cả?

- Hiện tại, đối với Mộc Trầm việc học vẫn là trên hết, còn viết lách hay gì đó thì những đêm rãnh và quan trọng là chỉ viết khi thật sự mình có cảm xúc. Còn lại thì Mộc Trầm vẫn chú trọng việc học hơn. Và hơn nữa, mình nên dành thời gian chú trọng vào nội tâm mình. Vì khi tâm thay đổi thì cách nhìn đời thay đổi, cách nhìn đời thay đổi thì tư duy thay đổi, tư duy thay đổi thì cách viết, câu chữ cũng thay đổi. Mộc Trầm muốn nếu may mắn có tác phẩm sau, bản thân và văn phong sẽ thật khác. Chương trình học phía trước khá dày, nên tương lai cứ xong việc học ở Học viện đã, rồi sau đó sẽ tính đến việc “sinh sôi” này nọ. Mặc dù đang lấp ló vài dự án cùng các bạn trẻ. Nhưng đó là chuyện tương lai. Mình khoan bàn đến vậy.

PV: Đứa con tinh thần thứ hai sắp được ra mắt, nó có thuận lợi hay khó khăn gì hơn tác phẩm đầu tay không ạ? Tác phẩm này Thầy muốn gửi gắm điều gì, đặc biệt ra đời trong không khí mùa Hiếu hạnh và đại dịch đang diễn ra?

Tác giả Mộc Trầm đã trực tiếp nghe và thấy rõ tình trạng của một người sắp bước qua bên kia thế giới khi viết 'Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười'.

Tác giả Mộc Trầm đã trực tiếp nghe và thấy rõ tình trạng của một người sắp bước qua bên kia thế giới khi viết 'Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười'.

- Như Mộc Trầm đã chia sẻ, 'Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười' thuận lợi ở chỗ Mộc Trầm có một nguồn cảm xúc cực kỳ mạnh đến từ người bạn thân để hoàn thành bản thảo trong hai tháng. Một quyển sách về gia đình, cụ thể là một người cha sắp mất đi nhắn gửi lại những điều đã thấy, đã đi qua và đang còn dang dở cho đứa con trai vẫn chưa chào đời. Với tâm trạng là mình có kịp nhìn mặt đứa con của mình hay không, và nó sẽ cảm thấy thế nào khi biết ba mình đã từng là một con người tội lỗi như vậy. Bắt buộc Mộc Trầm phải hóa thân mình vào một người cha thật sự và một người thật sự đang cận kề cái chết. Đối với Mộc Trầm không có gì khó hơn ngoài việc phải tưởng tượng mình sắp làm bố cả.

"Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười" đang bước vào những khâu cuối cùng để kịp ra mắt cùng bạn đọc nhân dịp Vu Lan này. Đây là cái tứ trùng hợp trong rất nhiều cái trùng hợp của quyển sách. Mộc Trầm có đặt vấn đề và vô tình công ty cũng báo là sẽ xong sách vào ngay ngày Vu Lan, nếu được vậy thì hay quá, còn không thì thời điểm khác cũng chẳng sao. Đồng thời, giữa hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, mong rằng tác phẩm sẽ đưa đến cho mọi người một ý niệm mới về vô thường, về sự ngắn ngủi của kiếp người qua lại, về những điều còn dang dở trong cuộc sống.

HT.Thích Thiện Bảo ra mắt sách “Quăng đời mình vào chốn Thiền môn”

Tác giả Mộc Trầm mong muốn rằng 'Dẫu ra đi vẫn sẽ cười' sẽ chạm đến trái tim của những con người đã từng lạc bước ngoài kia và cả những người trẻ đang chập chững bước vào đời. Mong sao khi gấp quyển sách lại, người đọc sẽ yêu nhiều hơn cái cuộc đời bình sinh ngắn ngủi này.

Tác giả Mộc Trầm mong muốn rằng 'Dẫu ra đi vẫn sẽ cười' sẽ chạm đến trái tim của những con người đã từng lạc bước ngoài kia và cả những người trẻ đang chập chững bước vào đời. Mong sao khi gấp quyển sách lại, người đọc sẽ yêu nhiều hơn cái cuộc đời bình sinh ngắn ngủi này.

Thật sự phải nói gở là không biết mình có còn gặp nhau qua đại dịch này hay không, không vì dịch thì cũng vì rất nhiều lý do khác để mình không còn gặp nhau. Vậy nên mong sao tác phẩm lần này sẽ gửi đến mọi người thông điệp về sự trân trọng những tháng ngày còn đang tồn tại và những con người đang hiện diện trong đời ta. Chỉ cần như vậy là đủ hạnh phúc cho những người trót mang nghiệp cầm viết rồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Xem thêm