Tác ý và vọng tưởng có mối liên hệ gì?
Trước hết cần làm rõ khái niệm tác ý và vọng tưởng. Có hai trường hợp được dịch ra tiếng Việt là tác ý nhưng có từ nguyên và ý nghĩa khác nhau.
Theo Vi diệu pháp, tác ý (manasikāra) là chú ý hay hướng tâm đến đối tượng, chủ yếu là hướng đúng hay sai sự thật; hướng đúng gọi là như lý tác ý (yoniso manasikāra) và hướng sai gọi là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra). Điều cần lưu ý là, tác ý (manasikāra) chỉ hướng tâm và dẫn các pháp đồng sinh đến đối tượng (cảnh), làm cho đối tượng hiện hữu nơi tâm ý chứ không hề tạo tác.
Tư tác (cetanā) còn gọi tư niệm là tâm sở phản ứng có chủ ý, là thái độ ứng xử với đối tượng, do đó tư tác có thể thiện hoặc bất thiện, hữu vi hoặc vô vi (duy tác), hữu nhân hoặc vô nhân. Điều cần lưu ý là tâm sở tư tác, tư niệm này trong nhiều trường hợp cũng được dịch là tác ý. “Này các Tỳ-kheo, Ta gọi tác ý (cetanā) là nghiệp. Bởi chính tác ý mà chúng sanh tạo ra nghiệp qua thân, khẩu và ý”. Hay “Này chư Tỳ-kheo, sau khi đã có tác ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Do đó Như Lai dạy, tác ý (cetanā) gọi là nghiệp” (kinh Tăng chi bộ). Khi nói, nghiệp là hành động có tác ý; là cetanā chứ không phải là manasikāra.
Duy thức học cũng định nghĩa tương đồng với Vi diệu pháp về tác ý tâm sở và tư tâm sở: “Tác ý tâm sở là tánh cảnh giác tâm, có nghiệp dụng dẫn tâm đến cảnh. Nghĩa là nó cảnh giác chủng tử tâm đáng khởi nên khởi, và dẫn tâm đã khởi khiến đến cảnh, nên gọi là tác ý. Tư tâm sở là tánh khiến tâm tạo tác, và có nghiệp dụng khiến tâm làm lành, dữ. Nghĩa là thủ lấy tướng chánh nhân của cảnh rồi khu dịch khiến tâm làm lành, dữ” (luận Thành duy thức).
Vọng tưởng là nghĩ tưởng, nhớ tưởng những điều không đúng đắn. Vọng tưởng cũng gọi là phân biệt có tính hư vọng và điên đảo. Cũng đồng nghĩa với vọng niệm tức phân biệt tướng các pháp với tâm điên đảo, vọng chấp do tâm chấp trước nên không thấy biết được các pháp một cách như thực (Đại từ điển Phật Quang). Nói chung vọng tưởng là tạp niệm, những ý niệm lăng xăng hiện khởi trong tâm, phần nhiều là hồi ức về quá khứ và mơ tưởng đến vị lai; là trạng thái tâm không chánh niệm.
Liên quan đến điều phục vọng tưởng là tư tác, tác ý (cetanā). Vì tác ý (cetanā) khi đồng sinh với tâm thiện hay tâm bất thiện mới tạo nghiệp thiện, ác. Mà vọng tưởng thì đa phần là tâm bất thiện. Vọng tưởng, những ý tưởng chợt hiện khởi trong tâm (do vọng niệm, vọng chấp), sau đó được tác ý (cetanā) hỗ trợ, thôi thúc chúng ta hành động tạo nghiệp qua thân khẩu ý. Do đặc tính của tác ý (cetanā) là hành động, tạo tác và quyết định nên khi đồng sinh với tâm bất thiện (vọng tưởng) thì nghiệp xấu được tạo ra.
Khi nhận biết có vọng tưởng, điều quan trọng là giác tỉnh và đưa tâm về chánh niệm, an trú vào đề mục quen thuộc hoặc thực tại đang là. Có thể xem quá trình này là tác ý (cetanā) đồng sinh với thiện tâm. Bản chất của vọng tưởng là tự sinh và tự diệt. Khi biết rõ tâm không vọng tưởng, tâm định tĩnh, sáng suốt và rỗng rang thì cứ như vậy mà an trú.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm