Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/06/2016, 10:24 AM

Tại sao cãi nhau đến chết mới thôi?

Muốn dứt trừ sự tranh cãi, bạn phải hiểu không có việc gì là đúng cả. Có chăng chỉ là ý kiến riêng mà thôi.

 
Có hai vị pháp sư nọ, chỉ vì tranh luận về nghĩa lý nhỏ nhặt trong phật pháp mà tranh cãi nhau cả đời. Cả hai đều thề không nhìn nhau. Gặp những lúc giới Phật giáo họp mặt, cả hai đều dò hỏi trước xem đối phương của mình có tham gia không. Nếu có một người trong họ tham gia thì người còn lại sẽ không tham gia.

Có người hỏi một người trong số đó: “Hai vị cuối cùng cũng sẽ có ngày đi đến thế giới cực lạc, vậy thì cần gì phải tranh cãi mãi về việc có thầy thì không có thầy ấy?”

Vị pháp sư đó trả lời: “Nếu con ma vương kia mà đến được thế giới Cực Lạc, thế thì còn gì là thế giới Cực Lạc nữa? Hắn đã đến đó rồi, tôi còn muốn đến đó nữa sao?”

Tuy hai bên oán hận nhau đến mức như vậy, nhưng đó không phải là vì tư lợi, mà là vì sự tranh chấp nghĩa lý trong phật pháp, cho nên có một vị trước khi lâm chung có để lại lời sám hối: “Nỗi ân hận lớn nhất trong cuộc đời của tôi đó chính là tranh chấp nghĩa lý của Phật pháp với vị pháp sư đó. Để rồi từ đó không qua lại với nhau nữa. Tôi mong rằng thầy ấy có thể tha thứ cho tôi, và cũng mong rằng thầy ấy tham gia lễ hoả táng của tôi”

Vị pháp sư kia, sau khi nghe được những lời nói của vị này rồi, thì đau khổ, rơi lệ và nói: “Tại sao tôi lại đi tranh cãi với thầy ấy mãi như thế? Cũng may là thầy ấy đã tha thứ cho tôi. Nếu không thì khi vị ấy thành Phật rồi, tôi e là mình vẫn là con ma chưa bỏ lòng oán hận.”

Con người sinh tâm oán hận thì dễ, nhưng để diệt trừ tâm oán hận thì rất khó. Muốn đối xử kẻ thù như một người ân là một việc làm rất khó. Nhưng dù khó chúng ta cũng phải luyện tập. Nếu không luyện tập thì không có trí tuệ, và cũng không có từ bi.

"Muốn dứt trừ sự tranh cãi, bạn phải hiểu không có việc gì là đúng cả. Có chăng chỉ là ý kiến riêng mà thôi”.

Pháp sư: Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Thích Minh Kiết
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm