Thứ bảy, 28/05/2022, 08:14 AM

Tại sao chúng ta lại phải chế ngự sáu căn?

Đức Phật nói: Để có được sự ly tham thì phải có trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới cắt được dòng tham ái, chỉ có trí tuệ mới đủ sức mạnh để cắt đứt cái sự dính mắc tham ái nặng nhất trong thế gian này.

Sáu giác quan của ta, mắt bị kéo bởi cảnh sắc, hình tướng, màu sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, cảnh đẹp, nhà đẹp, vườn đẹp, người đẹp, nam nhìn sắc đẹp của nữ, nữ nhìn sắc đẹp của nam, nhìn biệt tướng, nhìn tổng tướng. Tổng tướng là gì? Cao 1m6, 1m7, làn da trắng, mái tóc dài…

Biệt tướng là gì? Chiếc răng khểnh, cặp mắt bồ câu, mũi dọc dừa, vóc dáng đẹp… mà mình nhìn chi tiết sâu vô con người đó để làm gì? Để khởi lòng mong muốn, thương nhớ, thương thầm nhớ trộm, dần dần kiếm cách để gần gũi thân cận. Có điện thoại thì điện thoại, nhắn tin, lên facebook chat… để gần gũi, tiếp xúc với đối tượng mình khả ái, gần gũi vẫn chưa đủ, mình muốn chiếm hữu luôn, phải rước về nhà để chăm sóc, xem như sở hữu của mình, rồi sở hữu một thời gian, rồi chán, rồi muốn sở hữu một cảnh sắc khác… và khi như vậy, tức là chúng ta đã không chế ngự. Nên đôi mắt luôn mở ra để nó đón nhận các cảnh và nó tìm những gì nó vừa ý, hài lòng để nó bắt đầu nó chiếm hữu và nó gây sự ô nhiễm của cái thấy. Cái thấy biết của con mắt.

Cái thấy biết của lỗ tai để thấy biết âm thanh, âm thanh tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng chó, tiếng người, tiếng khen, tiếng chê…. đủ thứ âm thanh để lỗ tai tiếp nhận.

Người tu cần canh gác sáu căn

Để có được sự ly tham thì phải có trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới cắt được dòng tham ái, chỉ có trí tuệ mới đủ sức mạnh để cắt đứt cái sự dính mắc tham ái nặng nhất trong thế gian này.

Để có được sự ly tham thì phải có trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới cắt được dòng tham ái, chỉ có trí tuệ mới đủ sức mạnh để cắt đứt cái sự dính mắc tham ái nặng nhất trong thế gian này.

Mũi là nơi để tiếp nhận mùi, tất cả các mùi trên thế gian: mùi thơm, mùi hôi, mùi nước hoa… Sự tham ái, ô nhiễm hoặc thanh tịnh từ cái chỗ đó, từ cái tiếp nhận giữa căn là các giác quan.

Lưỡi là nơi tiếp nhận các mùi vị: cay, chua, đắng, ngọt, mặn… Tham đắm vào mùi vị, chỉ nghe mùi người ta nấu thôi tự nhiên nhớ tưởng đến mùi vị mình đã từng thưởng thức, đó là tham đắm vào vị giác.

Thân thức, sự xúc chạm của làn da, sự tiếp xúc của thân mình, làn da là sự nhận biết của thân thức, nó tiếp xúc với bên ngoài bằng sự nóng, lạnh, cứng, mềm, thô nhám, trơn láng, mịn màng, sự tiếp xúc của nam nữ là thân thức, cảm thọ của thân, sự va chạm tiếp xúc từ đầu cho đến chân… cả thân thể, sự tiếp xúc của thân thức. Trong tất cả những ái nhiễm mà khó trừ được nhất là thân thức, sự tiếp xúc của nam và nữ.

Đức Phật dạy, nếu trên thế gian này còn cái thứ hai mà hơn cái sự ái nhiễm của nam nữ thì thế gian này không ai tu được, nó khủng khiếp như vậy đó. Qua bao nhiêu kiếp luân hồi trôi nổi, bao nhiêu anh hùng, vua quan, mà bị nghiêng thành mất nước cũng vì nữ sắc.

Đức Phật nói trong kinh Tăng Chi bộ, Phẩm Một pháp: “Ta không thấy trên thế gian này cái gì có thể quyến rũ người nam bằng người nữ, ta không thấy trên thế gian này cái gì có thể quyến rũ người nữ bằng người nam” và họ bị tù ngục suốt cuộc đời mà không muốn ra khỏi cái ngục tù đó. Ngục tù nào mình còn muốn thoát khỏi, chứ ngục tù - sự dính mắc của nam nữ, sự ái luyến về tình cảm cho đến trăm năm, hết cuộc đời họ cũng không muốn rời, không muốn thoát ra khỏi tù ngục của tham ái đó, nên đức Phật nói: Để có được sự ly tham thì phải có trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới cắt được dòng tham ái, chỉ có trí tuệ mới đủ sức mạnh để cắt đứt cái sự dính mắc tham ái nặng nhất trong thế gian này.

Ý căn, cái biết của ý, sự hiểu biết của ý. Khi ngồi thiền, năm giác quan tạm dừng mà dùng ý căn, tức là tư tưởng để nhìn vào đối tượng, để lắng dịu tâm, làm cho tâm có sự tập trung định tĩnh, thì như vậy chúng ta phải có sự chánh niệm tỉnh giác để thu thúc, chế ngự dòng tư tưởng. Như vậy, tâm của chúng ta sẽ không rơi vào tham ái hoặc là sân hận, si mê tà kiến mà nó được chế ngự.

Chánh niệm sanh khởi luôn luôn có sự tỉnh giác, chánh niệm và tỉnh giác luôn luôn đi cùng với nhau, nó hỗ trợ cho nhau, khi nào có chánh niệm là có tỉnh giác, khi có tỉnh giác giống như người trong nhà có bảo vệ, có khóa cửa, có cài then, kẻ trộm không dễ lần vô được. Chánh niệm, tỉnh giác bảo vệ cho mình, ngăn ngừa được các ác pháp, ngăn ngừa được ô nhiễm bởi tham ái, sân hận, si mê tà kiến, tạo nên được sự an lạc, thiện pháp, thiện tâm sanh khởi.

Bàn về 'Sáu căn thanh tịnh'

Chánh niệm, tỉnh giác bảo vệ cho mình, ngăn ngừa được các ác pháp, ngăn ngừa được ô nhiễm bởi tham ái, sân hận, si mê tà kiến, tạo nên được sự an lạc, thiện pháp, thiện tâm sanh khởi.

Chánh niệm, tỉnh giác bảo vệ cho mình, ngăn ngừa được các ác pháp, ngăn ngừa được ô nhiễm bởi tham ái, sân hận, si mê tà kiến, tạo nên được sự an lạc, thiện pháp, thiện tâm sanh khởi.

Khi có chánh niệm, tỉnh giác, người đó hiểu biết được, điều này là xấu, điều này là tốt, điều này là có lợi và cái kia không có lợi, cái này là thích hợp, cái kia không thích hợp, cái điều này nên làm, cái điều kia không nên làm, điều này làm sẽ đem đến sự hạnh phúc, an lạc, đem đến sự bình an, giải thoát, và điều kia làm sẽ đem đến sự thoái đọa, sa đọa, khổ đau.

Khi chúng ta có chánh niệm tỉnh giác, các căn được thu thúc, khi mắt thấy sắc, con mắt được chế ngự, kiểm soát, nhắc nhở bởi sự tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác mà chúng ta giữ được giới trong sạch (các giới bổn biệt giải thoát mà chúng ta đã thọ). Và nhờ chế ngự thu thúc mà làm cho tâm chúng ta luôn biết cảnh giác trước những ô nhiễm, những “kẻ trộm” - những tâm bất thiện cướp đi những tâm thiện lành, tâm hướng đến an lạc, giải thoát.

Muốn có được chánh niệm, tỉnh giác, vị ấy cần phải nghe pháp, tư duy, nghe pháp là trí văn, hiểu biết qua giáo pháp, rồi tư duy, suy nghĩ, rồi có tác ý chân chánh và chánh niệm tỉnh giác. Nhờ tác ý chân chánh nên vị ấy luôn giữ mình, tu thân, thu thúc, chế ngự.

Nhờ có thu thúc, chánh niệm mà đức tin ngày càng tăng trưởng, Nhờ có tu tập nên vị ấy thấy được sự an lạc, bình an, thấy được lợi ích của việc thực hành giáo pháp và niềm tin càng được tăng trưởng. Càng có niềm tin thì vị ấy càng có tinh tấn, mà càng có tinh tấn, nỗ lực thì vị ấy càng có chánh niệm và trí tuệ sẽ phát sanh. Nó hỗ tương và trợ duyên cho nhau trong các thiện pháp để giữ thiện tâm, để đưa đến đến sự tiến hóa trên con đường tu tập.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Kiến thức 11:21 01/01/2025

Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Với người đang trả quả báo, nên giúp hay không?

Kiến thức 07:25 31/12/2024

Có người đặt vấn đề, nếu ai đó trong quá khứ lỡ làm ác, tạo nghiệp xấu, không biết tu tập để chuyển hóa, đến khi quả báo chín muồi thì phải nhận lấy báo ứng không lành. Trong nhân gian có nhiều người cho rằng, nên để người đó chịu khổ để trả quả báo, nếu cứu họ thì quả báo xấu ấy sẽ về mình. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào cho đúng?

Phước cao nhất là vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống

Kiến thức 05:57 30/12/2024

Không phải mình tu học hay làm phước với hy vọng sẽ được gặp toàn chuyện tốt đẹp, hay để trở thành con người hoàn hảo, mà là để mình có đủ sức mạnh, đủ trí tuệ, đủ đạo đức để vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống.

Bảy ý nghĩa ngày Phật thành đạo

Kiến thức 12:40 29/12/2024

Sự kiện Phật Thành đạo có ý nghĩa lớn lao, là ngày trọng đại trong niềm hân hoan của Phật tử nói riêng và đạo Phật nói chung: Ngài chính thức Chuyển pháp luân bánh xe Chánh pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.

Xem thêm