Thứ ba, 18/01/2022, 13:17 PM

Đối diện với tham ái

Niệm thân là cách tập luyện để đối kháng lại những quan niệm sai trái của mình. Chúng ta thường xem thân này tốt đẹp. Trong khi đó Đạo giải thoát bảo ta nhìn cơ thể này chỉ là những tập hợp của vô thường và bất toại nguyện.

Nếu đời sống thế tục thuận lợi cho việc Hành Thiền, Đức Phật đâu có khuyến khích chúng ta đi Tu làm gì.

Thân và Tâm chúng ta là những băng đảng cướp của giết người luôn luôn lôi kéo chúng ta đến hầm lửa tham lam, sân hận, si mê.

Đời sống thế tục có rất nhiều khó khăn trở ngại, ngũ dục luôn lôi cuốn.

Chúng mời gọi chúng ta đến căn nhà ái dục với một giọng nói ngọt ngào thân thiện, “Đến đây! Hãy đến đây!”

Và khi bạn đến gần, cửa mở, súng nổ.

Bạn có thể đối trị tham ái bằng cách hành phép đầu đà - chỉ dùng các vật dụng cũ kỹ, ko hấp dẫn, hoặc hành thiền quán sát tử thi.

Xem mọi người, kể cả chính bạn, chỉ là những xác chết, những bộ xương.

Hành thiền cách này thực ra ko phải dễ, bởi vì khi chợt thấy hình ảnh một cô gái đẹp, bạn sẽ không còn thấy xác chết nữa.

Niệm thân là cách tập luyện để đối kháng lại những quan niệm sai trái của mình.

Thực vậy, trong lúc hành thiền, chẳng có gì cả ngoài sức chịu đựng. Thế mà nhờ sự chịu đựng, tất cả đều sẽ thay đổi.

Thực vậy, trong lúc hành thiền, chẳng có gì cả ngoài sức chịu đựng. Thế mà nhờ sự chịu đựng, tất cả đều sẽ thay đổi.

Chúng ta thường xem thân này tốt đẹp. Trong khi đó Đạo giải thoát bảo ta nhìn cơ thể này chỉ là những tập hợp của vô thường và bất toại nguyện.

Khi chúng ta còn trẻ trung, khoẻ mạnh, chưa nhuốm bệnh ngặt nghèo, chúng ta dễ có những hành động và ý nghĩ sai lầm - cái chết đối với chúng ta thật xa vời, chẳng phải sợ hãi gì cả.

Những người ko Hành Thiền thì mãi đến lúc mang bệnh nặng hay tuổi già đến, họ mới thay đổi quan niệm.

Tại sao phải đợi đến lúc ấy? Hãy làm như người đã chết, mặc dầu lòng tham ái của bạn ko bao giờ chết; đúng vậy, nhưng xem chúng như đã chết.

Đôi khi cần phải đi đến 1 thái cực, chẳng hạn sống gần với thú dữ, thấy nguy hiểm đe doạ tánh mạng mình, bạn ko còn thì giờ để nghĩ đến ái dục nữa.

Bạn cũng có thể bớt ăn hay nhịn ăn để giảm sự kích thích.

Một số nhà sư sống trong nghĩa địa, lấy tử thi làm đề mục hành thiền.

Đây là đề mục có hiệu quả chế ngự ái dục.

Lúc còn trẻ tôi thích sống với những người già, hỏi họ thử xem cái già đến với họ như thế nào?

Khi nhìn họ, tôi nhận thức được rằng chúng ta ai cũng phải đi con đường này.

Tâm luôn luôn nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt; ko còn chút quyến luyến hay kỳ vọng gì vào cuộc đời này sẽ khiến chúng ta cảm thấy hoan hỉ và định tâm.

Khi thấy sự vật như nó đang hiện hữu, nghĩa là thấy sự vật theo chân tướng của nó, ta sẽ không bị nó ràng buộc.

Sau đó, khi đã có tâm định kiên cố, chúng ta sẽ ko còn gặp khó khăn nữa.

Chúng ta còn bị ái dục lôi kéo vì thiền tâm chưa kiên cố.

Khi trở thành những nhà Sư sống trong rừng, chúng ta ko còn để cho phiền não tự do hoành hành nữa, vì chúng ta đã nếm mùi những cú đá khá đau của chúng.

Chỉ có kiên nhẫn và chịu đựng mới là phương thuốc thích hợp.

Thực vậy, trong lúc hành thiền, chẳng có gì cả ngoài sức chịu đựng. Thế mà nhờ sự chịu đựng, tất cả đều sẽ thay đổi.

Có nhiều người cho rằng chúng ta điên khi thấy chúng ta ngồi trong rừng bất động như những tượng đá.

Nhưng họ đã sống ra sao? Họ cười, họ khóc, họ dính mắc vào sự vui buồn. Có khi họ giết nhau hay tự sát vì tham lam sân hận. Vậy thì ai điên đây?

Hãy luôn luôn nhớ kỹ trong tâm: Tại sao ta xuất gia?

Người nào đến hành thiền như chúng ta mà ko hưởng được hương vị giải thoát thì đã phí thì giờ vô ích.

Những cư sĩ, với gia đình, nghề nghiệp, trách nhiệm, mà còn nếm được hương vị giải thoát, huống hồ 1 người xuất gia. Một Tu sĩ nếu chịu hành thiền chắc chắn sẽ thành công.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm