Tại sao phải quy y Tam bảo?
Chúng ta tin tưởng vào Tam bảo, đó không phải là những cái gì hoang đường trừu tượng mơ hồ mà nó rất thực tế cụ thể để chúng ta có thể học hỏi, tu tập, khám phá, mở rộng trái tim bao dung và tự kiểm điểm lại bằng những kinh nghiệm của chính mình.
> Quy y Tam bảo bên ngoài và quy y Tam Bảo tự tâm
Sở dĩ chúng ta trở về nương tựa với Tam bảo là vì trên thế gian này chỉ có Tam bảo mới là chỗ để chúng ta quy hướng đặt hết niềm tin tưởng. Chúng ta tin tưởng vào Tam bảo, đó không phải là những cái gì hoang đường trừu tượng mơ hồ mà nó rất thực tế cụ thể để chúng ta có thể học hỏi, tu tập, khám phá, mở rộng trái tim bao dung và tự kiểm điểm lại bằng những kinh nghiệm của chính mình.
Thứ nhất, ta trở về nương tựa với đức Phật, vì Phật là đấng hoàn toàn thanh tịnh sáng suốt, từ bi vô lượng, đức hạnh viên mãn. Dù rằng ứng thân Ngài không còn, nhưng đối với những công hạnh tu hành, hoằng hóa độ sinh gương mẫu của Ngài vẫn còn tồn tại qua hình tượng mà người ta tôn tạo thờ Ngài. Đó là hình ảnh mà ta cần quán tưởng để noi gương bắt chước tu tập theo công hạnh của Ngài để được giải thoát.
Thứ hai, ta trở về nương tựa với Pháp là vì giáo pháp Phật dạy là nguồn giáo lý siêu việt nhưng rất thực tiễn nó có đầy đủ công năng đưa chúng ta vượt thoát mọi khổ đau hệ lụy của cuộc đời. Nếu chúng ta chịu khó hành trì đúng theo bản đồ mà Đức Phật đã chỉ dẫn, thì chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái nhiều hoa trái an lạc hạnh phúc. Nguồn an lạc hạnh phúc này không những chỉ riêng ta hưởng, mà ta còn đem ra hiến tặng cho gia đình và cộng đồng xã hội mà ta đang sinh sống.
Là con người tất nhiên ai cũng có niềm tin và chọn cho mình một hướng đi lành mạnh tốt đẹp theo chiều hướng thăng hoa làm đẹp cuộc đời. Niềm tin vào sự thực tập chánh niệm trong mọi hành động và lời nói, tất nhiên, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi lạc mà bạc tiền không thể mua được.
Thứ ba, ta trở về nương tựa với Tăng là vì chư Tăng, Ni là những người nguyện sống đời sống phạm hạnh thanh tịnh, các Ngài là những bậc chơn tu vượt ngoài vòng danh lợi, xứng đáng thay Phật để khai hóa chúng ta học hỏi trên đường đạo. Chúng ta nên nhớ là chỉ nương tựa các ngài để học hỏi, khác nào như chúng ta nương vào ngọn đuốc sáng chỉ đường cho chúng ta đi không bị rơi vào hầm hố nguy hiểm.
Dù đôi tay của người đó có bị lở lói cùi hủi đi nữa, nhưng họ vẫn có cây đuốc sáng, thì chúng ta chỉ nương vào ánh sáng của cây đuốc mà đi, chờ đừng có thái độ nhìn vào đôi tay rồi phê bình chỉ trích. Như thế, thì chúng ta sẽ không bao giờ đi đến đích mà chúng ta nhắm tới. Đó là thái độ khôn khéo của người tu học Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm