Quy y Tam bảo bên ngoài và quy y Tam Bảo tự tâm
Phật pháp bao giờ cũng phải đủ hai mặt, Tam Bảo bên ngoài là đối tượng, Tam Bảo tự tâm là bản chất. Nương Tam Bảo bên ngoài, chúng ta phát triển Tam Bảo của tự tâm. Trong ngoài hỗ tương để viên mãn công phu tu hành, là mục tiêu chính yếu của đạo Phật.
Quy y Tam bảo bên ngoài
Phật Pháp Tăng là đối tượng để chúng ta Qui y. Nguyện noi theo con đườngđức Phật đã đi là Qui y Phật. Quyết thực hành những lời chỉ dạy của Ngài còn ghi trong kinh điển là Qui y Pháp. Thuận theo sự hướng dẫn tu hành của chúng Tăng là Qui y Tăng.
Từ đây bước đi, cuộc sống của chúng ta lấy Tam Bảo làm mẫu mực,nhắm thẳng theo đó mà tiến tới, khỏi phải nghi ngờ dò dẫm như thuở nào. Chúng ta là hoa tiêu, Tam Bảo là ngọn hải đăng. Cứ nhắm theo hải đăng mà lái con thuyền thân mạng của chúng ta cho đến đích. Song Phật pháp, người Phật tử quyết định tin theo không còn chút do dự, còn Tăng thì phải cẩn thận để khỏi nhận lầm.
Tăng là tập đoàn Tăng lữ sống đúng tinh thần Lục hòa, không phải tính cách cá nhân. Nếu một vịsư đứng ra làm lễ Qui y cho Phật tử, chính vị ấy đại diện cho tập đoàn. Qui y Tăng là qui y với những vị sư sống đúng tinh thần Lục hòa, không phải cuộc hạn riêng vị sư truyền tam qui ngũ giới cho mình. Nếu vị đại diện truyền qui giới ấy có tu được hay không tu được, người thọ pháp qui giới vẫn đã Qui y Tăng rồi. Khi qui y một vị Tăng tức là đã qui y tất cả chư Tăng, nếu vị nào sống đúng tinh thần hòa hợp. Phật tử có quyền học hỏi tất cả Tăng chúng, không nên hạn hẹp nơi ông thầy của mình. Được vậy mới đúng tinh thần Qui y Tam Bảo bên ngoài.
Thế nào là quy y Tam bảo tự tâm?
Tính giác sẵn có nơi chúng ta là Phật bảo. Lòng từ bi thương xót cứu giúp chúng sinh là Pháp bảo. Tâm hòa hợp thảo thuận với mọi người là Tăng bảo. Nhờ Phật bảo bên ngoài, chúng ta đánh thức tính giác của mình, trở về nương tựa tính giác của mình là Qui y Phật. Nhờ Pháp bảo bên ngoài, chúng ta dấy khởi lòng từ bi đối với chúng sinh, trở về nương tựa với lòng từ bi của mình là Qui y Pháp.
Do chư Tăng bên ngoài gợi lại cho chúng ta có tinh thần hòa hợp thuận thảo, trở về nương tựa với tinh thần hòa hợp thuận thảo của mình là Qui y Tăng. Phật Pháp Tăng bên ngoài là trợ duyên giúp chúng ta phát khởi Phật Pháp Tăng của tự tâm. Ví như ông thầy giáo làm trợ duyên cho đứa học trò mở mang kiến thức của nó.
Có ông thầy giáo cần cù, mà đứa học trò lười biếng không chịu học, ông thầy cũng trở thành vô ích. Cũng thế, có Tam Bảo bên ngoài, người Phật tử không cố gắng đánh thức Tam Bảo của chính mình, Tam Bảo bên ngoài cũng thành vô nghĩa. Tam Bảo bên ngoài là điều kiện tối thiết yếu với người Phật tử, nhưng có được giác ngộ giải thoát chính là khả năng của Tam Bảo tự tâm. Chỉ biết có Tam Bảo bên ngoài là chấp sự bỏ lý. Một bề tin vào Tam Bảo của tự tâm không cần biết đến Tam Bảo bên ngoài, là chấp lý bỏ sự. Người Phật tử chân chánh phải viên dung sự lý mới khỏi trở ngại trên đường tu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm