Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/06/2017, 13:15 PM

Tại sao phải xây pháp đường (P.2 - Hết)

Ngài Khổng Tử dạy: “Sáng nghe được đạo, chiều chết cũng an lòng”, cũng như lời Phật dạy tránh dữ làm lành vậy. Họ được khuyên làm những việc thiện như là bố thí, giúp đỡ những người nghèo, những người sống độc thân, đơn độc không người chăm lo săn sóc lúc tuổi già, xây cầu cho mọi người qua, phóng sinh thú vật, chim, cá v.v... in ấn kinh điển, đúc tượng Phật, tu bổ chùa chiền, cúng dường Tam bảo v.v... mà hồi hướng công đức ấy cho pháp giới chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Rõ ràng đây là những việc làm lợi ích cho con người, cho xã hội, cho Tam bảo và cho cả người ra đi và cả người ở lại. Như trong kinh Địa Tạng nói: "Lợi ích cho người còn kẻ mất" là đạo l&

Ngày nay, có nhiều nơi chủ trương tối đến cứ đi vòng quanh niệm Phật cho đó là đủ tư lương về Tây Phương Cực Lạc. Họ ngụy biện là Ngài Tịnh Không dạy như vậy. Họ đâu có đọc và nghe tất cả 48 cuốn băng Ngài Tịnh Không dạy mà chỉ bám vào vài lời, vài dòng ngài nói an trụ niệm Phật, thế là cắt ra đoạn đó lấy đây thực hành nhưng tai hại nhất là lại nói để người khác nghe theo thực hành không đúng lời Phật chỉ dạy.

Các bạn nên biết! Các vị chân tu cả đời tu hành hoằng dương Phật pháp, hay những người già sau cả một đời làm việc công đức, đã chăm lo hoằng dương Phật pháp thì đến lúc đã gần xế chiều, các vị này ngồi an trụ hay đi diễu hành niệm danh hiệu Phật đó là lẽ đương nhiên, thật là đáng quý, còn mấy vị trẻ tuổi đầu xanh chẳng chịu phát tâm Đại thừa, làm việc công đức mà nghĩ ngồi yên đó niệm Phật mà nghĩ rằng sẽ được Phật tiếp dẫn Tây Phương Cực Lạc? Làm gì có chuyện lạ đời như vây? Trong các kinh điển Phật nhất là kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Phật Thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ v.v…Phật rất phê phán cách tu Tiểu thừa này.

Phát tâm Bồ đề tức là nguyện làm Phật để độ tận chúng sinh ở khắp mười phương nhưng không phải là khi về Tây Phương Cực Lạc mới làm mà phải thực hành ngay ở đời này đó là:

1. Chăm lo hoằng dương Phật pháp qua việc tham gia các pháp hội mà các thiện tri thức giảng kinh thuyết pháp, tham gia xây dựng pháp đường để mọi người đến đó học tập giáo lý kinh điển của Phật, in ấn kinh điển để làm lợi ích cho mọi người lấy đây trì tụng, tu học. Đây là việc làm công đức vô lậu vì giúp mình và mọi người có điều kiện mà thực hành pháp xuất thế gian, giúp mình có đầy đủ phước đức nhân duyên để khi lâm chung được Phật đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. 

Như trong kinh Niệm Phật Ba La Mật ở phẩm Thế nào gọi là Hồi hướng phát nguyện tâm? Đức Phật đã dạy: Này Diệu Nguyệt! Hồi hướng phát nguyện tâm(61) nghĩa là dấy động cái tâm chí như thế này: Không riêng gì bản thân mà cầu xuất ly Ta bà loạn trược, khổ não. Trái lại, phải nguyện vì hết thảy chúng sinh khắp ba cõi sáu đường mà cầu vãng sinh Cực Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê. 

Tại sao vậy? Vì muốn có cái quả đức siêu việt tối thượng thì phải phát khởi cái tâm chí quảng đại, dũng mãnh(62). Người Niệm Phật nếu đem cái tâm thái hời hợt, hẹp hòi, yếu hèn, chỉ riêng vì giải thoát bản thân, thì chẳng bao lâu sẽ chiêu cảm cái quả báo nhỏ bé, nông cạn, tầm thường, không xứng hợp với bản hoài chư Phật, chẳng tương ứng cùng bản nguyện vĩ đại bi trí viên mãn của Phật A Di Đà. Cho nên khó được tiếp dẫn về nơi cõi nước Tây Phương. 

Như thế niệm Phật là phải phát khởi tâm Đại thừa hoằng dương Phật pháp mới có thể khế hợp với tâm Phật mà được Phật tiếp dẫn về Cực Lạc. Tinh tấn trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, một lòng cầu nguyện vãng sinh Tây Phương Cực Lạc. Niệm danh hiệu Phật là niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật, phải cho thiết tha, dứt khoát cho quyết định cầu vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc của mình và coi đây là một trọng sự mà không có gì cao cả quan trọng bằng. Tất cả tâm tư, tình cảm và ý chí đều nhằm mục đích cho lời nguyện đó thành công, để khi lâm chung có đầy đủ phước đức nhân duyên để Phật đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. 

Thực hành như thế là thực niệm, còn không chỉ là giả niệm mà giả niệm thì như các vị sư Tổ nói: “Niệm đến khản cả cổ, đến vỡ cả cổ họng cũng chẳng ích gì?”

Để quyết định thành công chúng ta phối hợp giữa việc thực hành niệm Phật như trên với những việc sau đây:

a) Trì niệm các thần chú quan trọng như trì tụng chú Vô Lượng Thọ Như Lai Chân ngôn, Vô Lượng Thọ Tông Yếu Chân ngôn, Công Đức Bảo Sơn Đà Ra Ni.

Tại sao phải trì tụng các thần chú này? Vì như trong kinh này Phật cũng như đức Quán Thế Âm Bồ tát đã dạy: Như trong kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Chân ngôn, đức Quán Thế Âm đã tuyên thuyết trước Phật Thích Ca Mâu Ni tại pháp hội Phật thuyết Kinh Niệm Phật Ba La Mật như sau:

“Nay con nương uy thần của đức A Di Đà, mà ban cho chúng sinh quyết chí niệm Phật thời mạt pháp một chân ngôn gọi là: Vô Lượng Thọ Như Lai Chân Ngôn. Đây là tạng pháp bí mật của Phật A Di Đà, ẩn chứa vô biên thần lực tự tại bất tư nghị. Nếu hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc Ưu bà tắc, Ưu bà di lỡ phạm giới căn bản, tụng xong bảy biến liền trở lại được giới phẩm thanh tịnh. 

Tụng hai mươi mốt biến, tiêu diệt các tội: tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và tất cả chướng ngại trên bước tu hành đều trừ sạch, hiện đời an lạc, thuận lợi, được sự nhiếp thọ của vô lượng Như Lai. 

Tụng một muôn biến, tâm Bồ đề hiển hiện nơi thân không quên mất. Thấy đức Phật phóng quang tụ trên đỉnh đầu. Người niệm Phật lần lần thể nhập tịnh tâm tròn sáng mát mẻ, tiêu tan tất cả phiền não. Khi lâm chung, hành giả niệm Phật liền thấy Phật A Di Đà cùng vô lượng muôn ức Bồ tát vây quanh, an ủi, tiếp dẫn. Người niệm Phật tức khắc được sinh về Thượng phẩm ở Cực Lạc.

Chân ngôn là: "Na mô rát na tờ gia gia gia. Na mắc a ry gia a mi ta pha gia ta tha ga ta gia, a rờ ha tê, sam giác sam bút đa gia. Ta đi gia tha: Om, a mờ rật tê, a mờ rật tô đờ pha vê, a mờ rật ta sam pha vê, a mờ rật ta ga ri phê, a mờ rật ta sít đê, a mờ rật ta tê rê, a mờ rật ta vi hờ rim tê, a mờ rật ta vi hờ rim ta ga mi nê, a mờ rật ta ga ga na ki ti ka rê, a mờ rật ta đun đa phi sờ va rê, sạc va rờ tha sa đa nê, sạc va kác ma ka lê sa ka sa giam ka lê, sờ va ha".
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tại sao phải phát tâm Đại thừa, in ấn kinh điển, xây pháp đường hoằng dương Phật pháp?

Nếu thâm nhập sâu vào kinh điển Phật chúng ta thấy rõ trong kinh Vô Lượng Thọ Tông Yếu Chân Ngôn, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên cáo như sau:

"Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng thì lúc sắp mạng chung có chín mươi chín Phật Hội hiện ra trước mắt, được ngàn Phật thọ ký, hay đi đến mười phương các cõi Phật. Không nên đối với Kinh này sinh lòng nghi…(25) 

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng thì thường được bốn vị Đại Thiên Vương(26) luôn theo hộ vệ…

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác biên chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, tức được vãng sinh nơi cõi Tây Phương Cực Lạc Thế giới của đức Phật A Di Đà… Thần chú là: "Nam mô Rát Na Tra Da Da. Ôm, Nam Mô Ba Ga Va Tê. A Ba Ri Mi Ta A Du Cha Na. Su Bi Nít Chi Ta Ta Dê. Chô Ra Cha Da. Ta Tha Ga Ta Ya. A Ha Tê Sam Giắt Sam Bút Đa Da. Tát Da Tha. Ôm, Bu Na Dê Bu Na Dê. Ma Ha Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Da. Cha Na. Sam Ba Rô Ba Chi Tê. Ôm Sạt Va Sam Sờ Ka Ra. Ba Ri Sút Đa Đạt Ma Tê. Ga Ga Na Sa Mút Ga Tê. Xoa Ba Va Vi Sút Đê. Ma Ha Na Da Ba Ri Va Ra Dê. Xóa Ha."

Trong kinh Sở Thuyết Đà Ra Ni, đức Phật đã nói rõ về công năng niệm Công Đức Bảo Sơn Đà Ra Ni như sau: “Nếu người tụng chú này một biến, như lễ Ðại Phật Danh Kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sinh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sinh Tây Phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, và được thượng phẩm thượng sinh. Thần chú là: 

Nam Mô Phật Ðà da. Nam Mô Ðạt Ma da. Nam Mô Tăng Già da 
Úm tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha".

Bởi vì thế, cùng với việc niệm danh hiệu Phật A Di Đà, một lòng cầu nguyện vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thì để nắm chắc phần quyết định vãng sinh, chúng ta phải trì tụng ba thần chú quan trọng này”.
 
Như thế, tu hành mà mà chỉ nghĩ ngồi đó an trụ niệm Phật, đi vòng quanh niệm vài trăm niệm danh hiệu của Ngài mà không phát tâm Đại thừa làm việc công đức như in ấn Kinh điển, chăm lo xây pháp đường để mọi người về đó học Kinh điển Phật, giúp kẻ nghèo khó, kẻ bị ốm đau bệnh tật không có nơi nương tựa v.v...thì cơ hội để được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thật là nhỏ bé. 

b) Phải biết thành lập ra các Làng Phổ Đà, các đạo tràng để giúp nhau cùng tụng Kinh chú, trì danh niệm Phật A Di Đà và nhất là để trợ duyên cho nhau khi lâm chung giữ được mười niệm tiếp nối để được Phật A Di Đà và đức Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta nên biết! Con người không ai hoàn hảo, tu hành dù đã tinh tấn nhưng nghiệp nặng sâu dầy chưa thể dứt sạch trong một lúc. 

Lại nữa, khi sắp lâm chung cái thân tứ đại của chúng ta đang hoại tan dần. hơi thở yếu đi và dần chỉ có hắt ra, hít vào rất ít, gân cốt quằn quại đau đớn cho nên rất khó an nhiên mà niệm được mười niệm cuối cùng để được Phật đến tiếp dẫn. Cho nên, hộ niệm cho người sắp mất là hướng dẫn, hỗ trợ "an trú người sắp mất vào thiện nghiệp", tức là chân thành khuyên người sắp mất buông xuống hết thảy, tín tâm chuyên niệm sáu chữ hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật! (thiện nghiệp) và nguyện thiết tha sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Do đó, việc hộ niệm cho người lâm chung vô cùng cần thiết vì giúp người sắp mất tránh ác nghiệp vào giây phút cận kề cái chết đọa vào ba đường ác và đặc biệt giúp họ "an trú" vào thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật để được siêu thoát mà sinh về Cực Lạc Thế giới.

Điều đáng chú ý nhất: Việc hộ niệm cho người sắp mất đúng là y giáo phụng hành, tương ứng với Đại nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà: "Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sinh chí tâm tin mộ, muốn sinh về cõi nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sinh, thời tôi không ở ngôi chính giác, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chính pháp).

Trong khi đó theo Quán Vô Lượng Thọ Kinh, đức Phật bảo ngài A Nan và Bà Vi Ðề Hi: 

"Người hạ phẩm hạ sinh ấy hoặc có chúng sinh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật! 

Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sinh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhật trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sinh Cực Lạc Thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ tát và Ðại Thế Chí Bồ tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người hạ phẩm hạ sinh vậy" (4).

Mục đích chính của việc hộ niệm là chân thành và tích cực giúp cho người sắp lâm chung có đầy đủ ba món tư lương là Tín, Nguyện, Hạnh để rồi họ được vãng sinh an lành về miền Cực Lạc. Tuy nhiên bên cạnh đó, người sắp mất (người bệnh hoặc người già) cũng rất được khuyến thích làm lành tránh dữ nhằm tranh thủ những thiện nghiệp trước lúc ra đi. Những ngày ngắn ngủi còn lại trên thế gian, người sắp mất có những ý niệm làm những việc thiện là điều rất tốt, trợ duyên cho việc vãng sinh Cực Lạc. 

Ngài Khổng Tử dạy: “Sáng nghe được đạo, chiều chết cũng an lòng”, cũng như lời Phật dạy tránh dữ làm lành vậy. Họ được khuyên làm những việc thiện như là bố thí, giúp đỡ những người nghèo, những người sống độc thân, đơn độc không người chăm lo săn sóc lúc tuổi già, xây cầu cho mọi người qua, phóng sinh thú vật, chim, cá v.v... in ấn kinh điển, đúc tượng Phật, tu bổ chùa chiền, cúng dường Tam bảo v.v... mà hồi hướng công đức ấy cho pháp giới chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Rõ ràng đây là những việc làm lợi ích cho con người, cho xã hội, cho Tam bảo và cho cả người ra đi và cả người ở lại. Như trong kinh Địa Tạng nói: "Lợi ích cho người còn kẻ mất" là đạo lý này. 

c) Đem tịnh tài công sức mà khi còn sống hay sắp lâm chung mà làm việc công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc: 

Chúng ta cũng nên biết, khi còn sống mà làm các việc công đức đó thì bảy phần hưởng trọn công đức cả bảy phần, nhưng khi đã lâm chung, con cái thương xót báo hiếu làm những việc đó mà hồi hướng cho chúng ta thì ta chỉ nhận được một phần của bảy phần công đức này thôi, còn sáu phần còn lại thì con cháu (những người làm việc này) hưởng trọn nó. Vì thế, ngay khi còn sống chúng ta nên ra sức mà làm công việc công đức này, và khi sắp lâm chung hãy chỉ bảo dặn dò con cháu mang tiền của còn lại ra mà làm cho mình và cả khi lâm chung cũng di chúc con cháu phải làm mà hồi hướng cho pháp giới chúng sinh và cho chính mình. Những việc làm thiện ích này đáng được trân trọng và khuyến khích phát huy hơn nữa trong đời sống ngũ trược loạn động, ác thế này. Đây là việc làm tốt nhất để diệt trừ nghiệp chướng tội lỗi mà mình đã gây ra từ vô thủy đến nay.

Như vậy hộ niệm cho người sắp mất là việc làm vô cùng cần thiết và lợi lạc, y như lời Phật dạy, hợp với bản nguyện bi trí viên mãn của A Di Đà Phật và của Thập phương Chư Phật. Chính vì thế việc hộ niệm đáng được trân trọng, tán thán và khuyến khích nhân rộng hơn nữa. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận để tránh những trường hợp không như ý xảy ra như:

1. Với những người chuyên làm việc ác, nghề ác, không quy y Tam bảo thì không nên cho đến dự lúc trợ duyên cho người sắp lâm chung để khỏi mang nghiệp chẳng lành đến phiền não họ.

2. Không cho những người khi sống thường chống trái với người sắp lâm chung (kể cả người thân như anh em, con cái v.v...mà vốn có thù hằn hay thường gây ra những phiền não cho người sắp mất) vì khi họ hiện diện sẽ khiến sinh lòng sân hận, tức tối cho người sắp mất mà vì đó, đáng lẽ họ được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc hay cảnh giới lành thì lại đọa vào Địa-ngục hay và thế giới A Tu La, hay loài súc sinh.

Vì vậy, những Làng Phổ Đà hay các đạo tràng nơi trợ duyên cho người sắp lâm chung bắt buộc chỉ có những người phật tử chân chính hết lòng có trách nhiệm và thương yêu nhau, coi hơn cả người thân của mình, như chính mình mới có thể độ sinh trợ duyên cho nhau mà thôi.

Việc này là bổn phận chung của Chư tôn đức tăng ni và các phật tử tại gia, nên cùng nhau phối hợp chặt chẽ và hài hòa. Vạn sự khởi đầu nan nhưng bằng sự hiểu biết và quyết tâm mạnh mẽ, việc hộ niệm có thể trở thành một tập tục hữu ích và nhất là trợ duyên tích cực cho người sắp lâm chung được vãng sinh về Thế giới An Lạc.

Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay với các bạn, tôi xin tuyên đọc lại lời Phật đã khẳng định trong kinh Niệm Phật Ba La Mật để chúng ta tạc dạ ghi lòng giao phụng hành: 

“Bởi vậy mà Ta, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng: Vãng sinh đồng ý nghĩa với thành Phật vì vãng sinh tức là thành Phật (41).

Muốn vãng sinh Cực Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân Phật cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa (42). 

Vì ngay nơi danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên quang minh, tướng hảo, uy lực... không thể nghĩ bàn.

Các bạn đồng tu thân mến! 

Trên đây là các giáo lý quan trọng nhất của người phật tử tu hành Tịnh độ bất kể là người tu tại gia hay xuất gia muốn quyết định vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc đều phải hiểu rõ và lấy đây để y giáo phụng hành. Chúng ta hẹn kẻ trước người sau đều được đoàn tụ, sinh trên sen báu nơi thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Chúc các bạn có mặt hôm nay ai cũng sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cư sĩ Quảng Tịnh
(Hết)


TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm