Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/07/2023, 09:15 AM

Tại sao ta thiếu kiên định?

Nếu ai nhận thấy mình bị lỗi này thì bây giờ tìm những việc phước nhỏ, làm cái nào cho hết cái đó, đừng bỏ dở nửa chừng để tạo lại cái phước vững lòng, chắc dạ, thì sau này đem cái phước kiên định đó đi vào việc tu hành.

Quả phúc của chúng ta không bền là do ta thiếu kiên định. Là do ngày xưa ta làm việc phúc mà bỏ dở nửa chừng.

Cái nhân đời xưa làm điều thiện mà bỏ dở nửa chừng, thì sau này ra một quả báo đi vào trong tâm lý là ta sẽ trở thành người yếu lòng, dễ thay đổi. Kể cả trong tình yêu, hôn nhân, ta cũng là một người dễ bị thay đổi, lạc lòng. Còn người nào kiên định làm, cứ lì lì làm hoài, thì sau này ta được cái phước là lòng ta rất mạnh mẽ, vững vàng, kiên định. Đi con đường nào đi tới tận cùng luôn thì sau này quả phúc của chúng ta rất bền bỉ, ổn định, lâu dài, lớn lao.

Hiền lành nhưng phải kiên định

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nên tại sao ta yếu lòng, dễ thay đổi, nói là tâm lý, nhưng thực ra cũng bị ảnh hưởng bởi sức cơ bắp. Lúc xưa khi ta bỏ tiền, bỏ công sức ra để làm công đức gì đó mà không làm trọn vẹn, thì nhiều đời nhiều kiếp ta là một người yếu lòng, dễ thay đổi. Cái yếu lòng này gồm nhiều thứ: học nửa chừng bỏ, tu nửa chừng bỏ, đi làm nửa chừng buồn buồn bỏ,… Đó chính là cái quả của sự yếu lòng kiếp xưa.

Nếu ai nhận thấy mình bị lỗi này thì bây giờ tìm những việc phước nhỏ, làm cái nào cho hết cái đó, đừng bỏ dở nửa chừng để tạo lại cái phước vững lòng, chắc dạ, thì sau này đem cái phước kiên định đó đi vào việc tu hành. Trên con đường tu tập nhiều trở ngại, khó khăn đó, ta cứ lì lì đi qua hết cho tới khi nào thành tựu được Thánh quả thì thôi. Nhớ như vậy!

Trích bài pháp: “Kiên định với điều thiện”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Xem thêm