Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/10/2023, 08:45 AM

Tại sao “thọ lạc” cũng là khổ?

Trong phần giải thích về thọ thì đức Phật chia ba thứ: Thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc. Quý vị biết thọ là gì chưa?

Pháp tu Tứ niệm xứ, một là quán thân, hai là quán thọ, ba là quán tâm, bốn là quán pháp.

Trong phần giải thích về thọ thì đức Phật chia ba thứ: Thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc. Quý vị biết thọ là gì chưa?

Trong mười hai nhân duyên có xúc thọ, xúc là chạm, mắt chạm với sắc, tai chạm với tiếng, mũi chạm với mùi, lưỡi chạm với vị, thân chạm với cảnh vật.

Năm căn chạm với năm trần ở ngoài, vừa xúc chạm thì chưa có cái thích hay không thích.

Quán thọ thị khổ là gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi có niệm thích và không thích thì có thọ.

Ví dụ mắt vừa thấy đồng hồ biết cái đồng hồ liền khởi niệm cái đồng hồ này đẹp thích quá, đó là thọ.

Cái đẹp mình thích gọi là thọ lạc, cái xấu không ưa gọi là thọ khổ, còn thấy không đẹp cũng không xấu là thọ không khổ không lạc.

Để vào miệng thức ăn ngon, lúc đó chưa phải là thọ, mới là xúc, lưỡi nghiền ngẫm cái ngon đó là thọ.

Trong khi thọ lạc mình thích muốn được ăn hoài.

Nếu cho một món ăn dỡ hay thuốc đắng để vô lưỡi cảm thấy khó chịu, đó là khổ.

Bình thường chưa khát lắm ai cho mình ly nước lã, uống cũng không chê, đó là thọ không khổ không lạc.

Thọ có thọ lạc thọ khổ, thọ không khổ không lạc.

Phật nói tất cả thọ đều khổ, vì nó vô thường nên khổ.

Dù thọ lạc cũng khổ, vì có tham đắm si mê đi kèm nên khổ.

Ví dụ thọ lạc của lưỡi là ăn ngon và muốn thưởng thức món ngon đó hoài.

Nhưng nuốt qua khỏi cổ là hết, muốn mà không thỏa mãn nên khổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Từng bước chuyển hóa tâm thức

Kiến thức 08:59 02/05/2024

Giảng giải về Tứ thánh đế và Bát thánh đạo là phương pháp truyền thống để diễn đạt giáo pháp nhưng ở đây chúng ta lại diễn đạt giáo pháp bằng phương pháp mới hơn; đó là trình bày hành trình từng bước tiến đến giác ngộ.

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Xem thêm