Thứ ba, 12/09/2023, 09:30 AM

Phật dạy có bốn hạng người thọ pháp

Theo Đức Phật thì cuộc sống không chỉ hiện tại, đời này mà còn tương lai và đời sau. Do vậy, hãy nghĩ đến tương lai mà điều chỉnh sự hưởng thọ trong hiện tại, sao cho chừng mực để 'nay vui, đời sau vui'.

"Một thời Đức Phật ở nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

- Thế gian thật sự có bốn loại thọ pháp. Những gì là bốn? Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ, tương lai thọ quả báo lạc. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ, tương lai thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc.

- Thế nào là thọ pháp hiện tại lạc, mà tương lai thọ quả báo khổ?

- Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, Phạm chí ham thích vui đùa chung với người con gái trang điểm mà chủ trương rằng ‘Sa-môn, Phạm chí này đối với dục, thấy có những sợ hãi và những tai họa gì trong tương lai mà phải đoạn trừ dục và bày ra phương pháp đoạn dục? Xúc chạm nơi thân thể người nữ trang điểm này thật là sung sướng’. Người ấy với người nữ này cùng nhau vui đùa, du hí ở trong đó. Người ấy thọ pháp lạc đó đã thành tựu đầy đủ rồi, khi thân hoại mạng chung thẳng đến chỗ ác, sinh trong địa ngục.

- Sao gọi là pháp thọ hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc?

- Hoặc có người mà bản tánh nặng đắm dục, nặng đắm nhuế, nặng đắm si, thường tùy tâm dục mà thọ khổ, ưu sầu. Tùy tâm giận dữ, tâm si mê mà thọ khổ, ưu sầu. Người ấy vì khổ, vì ưu sầu mà trọn suốt cuộc sống tu hành phạm hạnh, cho đến khóc lóc rơi lệ. Người kia thọ lãnh pháp này, đã thành tựu đầy đủ, thân hoại mạng chung tất sinh lên chỗ lành, sinh trên các cõi trời.

- Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo khổ?

- Hoặc có Sa-môn, Phạm chí lõa hình, không y phục; … hoặc không uống gì cả, (thọ các loại khổ hạnh). Vị ấy thọ pháp này khi đã thành tựu đầy đủ rồi, thân hoại mạng chung tất sinh tới chỗ ác, sinh trong địa ngục.

- Sao gọi là thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc?

- Hoặc có người bản tánh không nặng đắm dục, sân nhuế, si. Vị ấy không thường theo tâm dục mà thọ khổ ưu lo, không theo tâm sân nhuế mà thọ khổ ưu lo và không theo tâm si mà chịu khổ ưu lo. Vị ấy do lạc, do hỷ, trọn cuộc đời mình tu hành phạm hạnh cho đến đạt được tâm hoan hỷ. Vị ấy thọ pháp này, đã thành tựu đầy đủ rồi, năm hạ phần kết dứt sạch, hóa sinh ở chỗ kia mà nhập Niết-bàn, được pháp bất thối, không trở lại cõi này”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Tâm, kinh Thọ pháp I, số 174 [trích, lược])

Phật dạy về 5 lợi ích của người nghe Pháp

01

Lời bàn: 

Thọ pháp là thọ nhận, hưởng thọ khổ vui trong hiện tại. Dĩ nhiên chẳng ai muốn thọ khổ cả, đa phần thì cứ hưởng thọ vui thích càng nhiều càng hay. Theo Đức Phật thì cuộc sống không chỉ hiện tại, đời này mà còn tương lai và đời sau. Do vậy, hãy nghĩ đến tương lai mà điều chỉnh sự hưởng thọ trong hiện tại, sao cho chừng mực để “nay vui, đời sau vui”.

Đức Phật dạy có bốn hạng người thọ pháp. Hạng thứ nhất là người dính mắc vào ngũ dục quá nhiều, nhất là chìm đắm sắc dục thì hiện tại vui mà tương lai khổ. Hạng thứ hai là người cố gắng vượt lên những giới hạn của nghiệp lực, phát nguyện giữ giới, tu tập phạm hạnh. Đi ngược dòng đời chẳng phải dễ dàng. Dù hiện tại khổ nhưng vượt lên chính mình sẽ thảnh thơi, an lạc.

Hạng thứ ba là người hiện tại tự làm mình đau khổ, vì tin theo tà kiến nên chọn con đường khổ hạnh, ép xác, đọa đày thân tâm. Cả đời họ sống trong khổ đau và cuối cùng sinh vào chỗ đau khổ. Hạng người thứ tư nhẹ nghiệp, bản tánh không nặng tham sân si, lại biết tu hành giới-định-tuệ nên dễ thành tựu hỷ lạc, đoạn trừ thân kiến, giới cấm thủ, nghi, sân hận và tham dục và chứng đắc Tam quả A-na-hàm.

Phần lớn chúng ta thuộc hạng người thứ hai, phấn đấu tu tập mỗi ngày và một số ít thuộc hạng người thứ tư, tu tập khá suôn sẻ. Là đệ tử Phật, chúng ta luôn nghĩ đến cách sống và tu học sao cho hiện tại và tương lai luôn được an vui.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hai năng lực để thành đạo

Lời Phật dạy 12:45 07/01/2025

Sau khi Thành đạo, nhìn về con đường tu tập đã đi qua, Thế Tôn đúc kết thành kinh nghiệm quý giá: “Có hai lực này. Thế nào là hai lực?

Hành trang cho già bệnh

Lời Phật dạy 12:19 06/01/2025

Chặng cuối của cuộc đời là già bệnh và chết, ai rồi cũng phải đi qua. Đối diện với cửa tử, ta chỉ có già bệnh và khối nghiệp cả đời tích tụ đồng thời gần như bất lực trước thân phận.

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn 'Thành đạo'

Lời Phật dạy 11:31 04/01/2025

Ðức Phật đã chứng ngộ, đã thấu suốt dòng sông sanh tử tự bao đời kiếp, mặt trái của sự giả tạo, sự cấu thành hư huyễn..., giờ này Ngài đã tỏ sáng, viên dung như ánh trăng rằm, không còn gì che khuất.

Thế nào là trí tuệ? Thế nào là thức?

Lời Phật dạy 20:37 31/12/2024

Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau. Pháp thoại này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo léo thỉnh ý Tôn giả Đại Câu-hy-la nhằm giúp hội chúng sơ cơ nhận ra sự khác biệt này.

Xem thêm