Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/04/2021, 14:53 PM

Tại sao tôi đi tu?

Tại sao tôi đi tu? Có lẽ đây là câu hỏi của rất nhiều người trong xã hội. Bởi vì tính hiếu kỳ của mỗi người: Vì sao anh ấy đẹp trai, học giỏi thế mà lại đi tu, có lãng phí lắm không?

Chị ấy cũng khá xinh đấy chứ, lại làm giám đốc của một công ty nữa sao lại từ bỏ hết để đi tu? Phải chăng người ta "chán đời" ư?

Những câu hỏi như thế hằng ngày tôi bắt gặp rất nhiều. Từ bài học bản thân, tôi xin tỏ bài những quan điểm cá nhân, tuy nó không phổ quát hết nội dung, nhưng cũng ít nhiều giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn về đạo Phật và những người đang theo đuổi chân lý giác ngộ, giải thoát.

Mọi người thường có suy nghĩ tiêu cực về những người đi tu, cho rằng họ chán đời, thất tình, không còn thích sống nữa... nên mới vào chùa cạo đầu. Theo quan điểm cá nhân tôi, việc đi tu vì chán đời cũng đúng. Bởi vì người ta không còn thấy thú vị hay hạnh phúc trong cuộc đời nữa, cho nên họ đi tìm một hạnh phúc vượt ngoài thế gian. 

Đi tu có gì vui?

Đức Phật dạy: Người xuất gia phải ra khỏi nhà thế tục để tu hành đoạn trừ các phiền não trong tâm, trở thành những bậc thánh A-la-hán...

Đức Phật dạy: Người xuất gia phải ra khỏi nhà thế tục để tu hành đoạn trừ các phiền não trong tâm, trở thành những bậc thánh A-la-hán...

Còn tôi vì sợ cái định luật vô thường của sinh, già, bệnh, chết. Ngẫm nghĩ cuộc đời có được bao lâu, rồi ai cũng phải chết! Chẳng lẽ chúng ta cứ tiếp nối sinh tử hoài vậy sao? Mình học hành sau đi làm kiếm tiền cũng chủ yếu nuôi tấm thân bé nhỏ này, chẳng khác nào như kẻ đầy tớ trung thành, không bao giờ dám cãi lời chủ nhân. Nhưng bạn có biết: Rồi một ngày nào đó nó phải nằm vùi sau trong lòng đất – từ cát bụi trở về với cát bụi. Còn nếu bạn có gia đình cũng phải lo cho họ hết suốt cuộc đời. Thử hỏi ngoài gia đình bạn còn có thể làm được bao nhiêu điều ích lợi cho người khác? 

Do đó, tôi đã chọn con đường xuất gia. Đức Phật dạy: Người xuất gia phải ra khỏi nhà thế tục để tu hành đoạn trừ các phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) trong tâm, trở thành những bậc thánh A-la-hán (không còn sinh tử), hay thành những vị Bồ-tát (độ mình, độ người), cứu độ chúng sinh thoát vòng sinh tử luân hồi. Tôi tin đức Phật vì Ngài là bậc đại trí tuệ, đại từ bi. Đức Phật chứng ngộ Niết-bàn (không còn sinh tử), bởi do Ngài đã thực hành con đường diệt khổ – con đường mà các đức Phật trong thời quá khứ từng đi. Đức Phật đã để lại Tam tạng kinh điển (kinh-luật-luận) như những thước phim lịch sử làm bằng chứng cho Ngài và các vị đệ tử thực hành và đạt an lạc ngay hiện thời là những minh chứng xác thực. 

Đi trên con đường xuất thế, chúng ta sẽ không hề yếu hèn, bạc nhược, luôn bị xem là những kẻ chán đời... Trái lại, chúng ta như những bậc Xuất Trần Thượng Sĩ, bậc trưởng tử Như Lai, bậc Mô Phạm chúng sinh,... luôn đạt được an lạc, hạnh phúc nếu như ta dấn thân, nguyện trọn đời hành theo chân lý giác ngộ không lùi bước. Còn những ai vẫn bị những ràng buộc của bất hạnh, đau khổ là do họ vẫn đam mê, chìm đắm trong ngũ dục và không có niềm tin cũng như thực hành những lời dạy của Đức Thế Tôn. 

Đấy là những nguyên nhân khiến tôi đi xuất gia. Còn bạn! Bạn nghĩ như thế nào về chuyện xuất gia tu học? Nó tuyệt vời lắm! Nếu có cơ hội bạn nên thử một lần nhé! Tôi hy vọng sẽ một lần cùng bạn nắm tay nhau đi trên con đường tràn đầy hạnh phúc mà đức Phật đã từng đi.

Lời tâm sự với Phật

Phật à! Sao Ngài nhập Niết-bàn sớm thế? Con nhớ Ngài lắm. Con nhớ những lời nói, những hành động, cử chỉ của Ngài qua từng câu kinh. Ngài dạy chúng con phải giữ giới luật, tu thiền định và phát triển trí tuệ để giải thoát khỏi những đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Phật à! Con thật bất hiếu vì con tu chưa tốt, nhiều lúc con còn ích kỷ, nóng giận, ngu si. Con còn ham nhiều thứ lắm! Thật xấu hổ khi con đã xuất gia rồi mà con vẫn chưa tu sửa được bao nhiêu, chưa làm lợi ích cho những người xung quanh.

Thưa Phật! Sao Ngài không ở lâu trên đời để con được bên cạnh mỗi ngày, để được ngắm nhìn khuôn mặt hiền từ, được lắng nghe những lời dạy trí tuệ của bậc thầy 3 cõi. Con thương Phật lắm! Phật có biết không, con xem Ngài như người cha của con vậy đó. Phật biết con lười biếng nên lúc nào Phật cũng dạy: Này các Tỳ-kheo! Các thầy hãy tinh tấn diệt trừ tham ái, những vọng niệm của thế gian để tiến gần hơn với quả vị giải thoát. Vâng! Lời Phật dạy còn vang vọng trong những lời kinh trầm bổng du dương.

Truyện tranh 'Em về chùa tu học'

Con là ai chứ? Con chẳng là ai cả. Vì vô minh, ái dục nên con đến đây. Và một ngày kia con sẽ chia tay thế giới tạm bợ này. Dòng sinh tử còn tiếp tục bởi vì vô minh, ái dục đang chế ngự trong lòng con. Thưa Ngài! Con thật ngang bướng phải không? Phật luôn dạy chúng con phải dứt trừ phiền não để ra khỏi nhà lửa Tam giới. Nhưng con thật lì lợm phải không ạ? Con cứ mãi cứng đầu không chịu nghe lời để cho phiền não chế ngự.

Từ nay, con hữa sẽ cố gắng theo lời Ngài dạy trong kinh luật. Con hy vọng một ngày nào đó có thể thoát ly sinh tử, phổ độ chúng sinh – điều mà Ngài kỳ vọng, mong đợi nhất ở nơi chúng con. Và có lẽ đây là cách duy nhất mà con có thể trả ơn cho Ngài. Con nguyện sẽ tinh tấn tu học, đem giáo lý tình thương Ngài chỉ dạy vào đời, làm lợi lạc cho bản thân và mọi người, có như thế mới trở thành người đệ tử ngoan hiền của Ngài phải không?

Lá Xanh - Chùa Hoằng Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm