Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/04/2021, 11:30 AM

Ngày nó đi tu

Cảm ơn đời! Vì đời như chất xúc tác giúp nó tăng trưởng hạt giống Bồ-đề. Mang ơn đạo! Vì chính nhờ đạo pháp nhiệm mầu và lòng từ cũng như năng lượng tu hành của đại chúng đã nuôi lớn nó từng ngày.

Đi tu có gì vui?

Đêm 30 Tết, khác với sự yên bình, thanh tịnh như mọi ngày, không khí ở chốn thiền môn càng lúc càng náo nhiệt và vui nhộn. Vậy mà nó vẫn xoay xở tìm được cho mình một nơi khá yên tĩnh để có thể ngắm nhìn toàn cảnh lung linh trong sân chùa giây phút đầu năm, với những ngọn đèn và dòng người càng về khuya lại đổ về càng nhiều, với những nụ cười trẻ thơ và cả niềm vui tràn đầy hạnh phúc của bao người đang đến chùa hái lộc. Bầu không khí này chợt làm nó nhớ về khoảng thời gian nó còn được quây quần bên mâm cơm tất niên với đầy đủ các thành viên trong gia đình, nhớ đến những buổi vui chơi cùng chúng bạn trong những ngày hội đầu năm. Rồi nó ngồi ngẫm nghĩ cả về những chuyện ngày xưa, cái ngày còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm chốn thiền môn, vậy mà giờ đã ngót mười năm kể từ ngày nó quyết chí xuất gia. 

Phải chăng do có được nhiều duyên tình pháp lữ đã sẵn vun bồi từ trước, nên trong những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường, nó toàn chơi thân với các chú tiểu ở trong chùa. Bạn bè nó cũng rất nhiều, nhưng không hiểu sao, đối với những chú tiểu, nó có một cảm giác gì đó thân quen, gần gũi đến lạ. Có lẽ, hình ảnh tinh khôi của những chú tiểu nhỏ trong màu áo nâu sòng, đầu ba vá, của những vị thầy khả kính rực rỡ y vàng giải thoát ngồi trang nghiêm dưới hình tượng đức Phật hiền từ trong những buổi kinh chiều ngày đầu nó đến chùa, đã mang đến cho nó một niềm giao cảm, đã gieo mầm trong nó một mảnh ước mơ.

Vì chính nhờ đạo pháp nhiệm mầu và lòng từ cũng như năng lượng tu hành của đại chúng đã nuôi lớn nó từng ngày.

Vì chính nhờ đạo pháp nhiệm mầu và lòng từ cũng như năng lượng tu hành của đại chúng đã nuôi lớn nó từng ngày.

Để rồi một ngày, nó cảm thấy mình đã nếm đủ gian khổ của một kiếp người. Nó bừng tỉnh! Đến như Thái tử Siddhartha, một người nắm trong tay vương quyền, có vợ đẹp, con xinh, ấy thế mà Ngài từ bỏ tất cả để đi theo chí nguyện xuất trần. Sự viễn ly vĩ đại của Ngài đã được đáp đền bằng tuệ giác của sự tỉnh thức, bằng tình thương yêu vô bờ bến đến muôn loài chúng sanh. Ngài đã có tất cả, nhưng dũng cảm từ bỏ tất cả, để rồi thành tựu con đường đạo nghiệp. Còn nó, chẳng có gì ngoài tham, sân, si đầy rẫy! Nó suy nghĩ chỉ có con đường xuất thế mới có thể đem đến an vui cho nó, cho ba mẹ, anh chị và những người quanh nó. Thế rồi nó lạy ba, lạy mẹ. Nó từ giã người thân. Xuất gia mặc áo pháp, bước đi trên con đường thánh thiện và cao cả, con đường mà trước kia nó không hề suy nghĩ đến.

Ngày nó xuất gia. Niềm vui đối với nó thật sự không trọn vẹn. Khi mà ba nó đã không giữ đúng lời hứa là sẽ đến dự lễ và chia vui cùng nó. Nó thông cảm và không hề giận ba. Bởi vì ba bận! Bận đi xa trong một hành trình của kiếp người, để rồi… nó chẳng còn cơ hội được gặp lại ba dù chỉ một lần… Biết mẹ buồn vì sự ra đi của ba, nên ngày xuất gia nó cũng không báo tin về nhà. Vì vậy, buổi lễ đến với nó trong âm thầm, lặng lẽ, không một người thân. Nhìn những bạn đồng tu ai ai cũng có ba mẹ, anh chị cùng chia vui, cùng chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng khi người thân của mình được sanh ra một lần nữa trong ngôi nhà chánh pháp. Còn nó chỉ biết chạnh lòng, ngậm ngùi chắp tay nhìn lên tôn tượng của đức Bổn sư, nhìn lên người thầy khả kính chỉ chốc lát nữa thôi sẽ thế phát cho mình.

Khi quý thầy xướng lên bài kệ: “Hủy hình thủ khí tiết, cát ái từ sở thân,…”, Sư Phụ đến bên nó, nhẹ nhàng dùng kéo cắt tượng trưng ba chùm tóc. Thế là nó đã trở thành người xuất gia! Nó đã không kìm được lòng mình trong giờ phút đó, dòng nước mắt bấy lâu dồn nén, kìm hãm cứ thế tuôn ra, lăn dài trên gò má. Nó đã khóc. Khóc cho niềm thương cảm của chính nó; khóc trong sự vỡ òa hạnh phúc; khóc cho kỳ vọng và mong muốn của ba nó nay đã thực hiện được; và khóc cho người mẹ già nơi quê xa đang ngóng đợi tin vui…

Sau buổi lễ, nó xin phép thầy được gọi điện thoại về nhà báo tin. Mẹ nó hay tin mừng lắm, vội vàng bắt ngay chuyến xe đò lên thành phố để đến thăm nó. Mẹ vội đến nỗi không kịp thay bộ đồ cho tươm tất và đổi đôi dép lào. Đôi chân mẹ vẫn còn lấm bùn, vì sáng nay mẹ vẫn đang ngoài đồng. Nhìn mẹ tiều tụy, nó thương lắm!

Khoác trên mình chiếc áo nhật bình mà sáng nay mấy sư anh vừa cho nó, nó lấy tay sờ sờ cái đầu. Ngại với hình dạng mới, nó mỉm cười hỏi nhỏ với mẹ: “Mẹ! Mẹ thấy con đẹp hông?”. Nhìn nó trong hình hài một chú tiểu thật lâu mà chẳng nói lời nào, mẹ chỉ gật đầu và mẹ khóc. Đó phải chăng là những giọt nước mắt xen lẫn giữa niềm vui và nỗi buồn, vui là khi thấy con mình đã chọn con đường mà các bậc Thánh đã đi qua, buồn vì một chút ích kỷ còn sót lại trong tình thương của mẹ khi thấy con mình rồi đây sẽ không có nhiều thời gian ở bên cạnh mình? Vì bây giờ, nó đã là người của “đại chúng”, không còn “riêng” của mẹ nữa rồi. Hay giọt nước mắt ấy là sự xúc động của người mẹ khi thấy con mình đang bước đi trên hành trình chân lý, ít kẻ làm được, bao người ngợi ca? Có lẽ, chỉ một mình mẹ hiểu!

Ở chùa, nó không bị áp lực bởi những điểm số trên ghế nhà trường, không phải bận tâm, lo lắng bát cơm manh áo. Chính vì thế, nó có thời gian nhìn lại với bản tâm thanh tịnh mà bấy lâu lãng quên, bị các dục lôi kéo, tạo biết bao nghiệp chướng. Đời tu tưởng dễ mà khó, để vượt qua sự lôi kéo của những thú vui dục lạc trong đời sống trần tục này không phải là điều đơn giản. Nó từng nghe Sư Phụ dạy: “Không phải ai cứ muốn xuất gia là được. Để được sống một cuộc đời của người khất sĩ, ung dung tự tại như cánh chim trời, xem thế lợi là phù hoa ảo mộng, cần có sự vun bồi Ba-la-mật từ vô lượng kiếp, tích tụ đủ đầy của nhân duyên phước đức tự ngàn đời. Người tu không chỉ giản đơn là ăn cơm ngày ba bữa của đàn na tín thí, mà còn phải là người mang trong mình tâm nguyện rộng lớn, hoằng pháp lợi sinh với hạnh nguyện dấn thân để phụng sự cho tha nhân và đạo pháp”. Và hôm nay, nó đã bước đi, tự nhiên như thể đó là lời ước nguyện từ kiếp nào!

An lạc khi nghe kể chuyện tu học

Trong giờ phút chuyển giao năm cũ sang năm mới, nó cũng có gắng dọn sạch lòng để tiếp thu thêm những điều mới mẻ trong kho tàng pháp học nhằm hoàn thiện bản thân. Nó thầm nhớ ơn ba mẹ đã cho nó hình hài, chăm lo nó đến ngày khôn lớn, và luôn là điểm tựa tinh thần mỗi khi nó gặp khó khăn, hay những lúc chùn bước trên đường đạo. Nó cảm ơn ba mẹ. Vì tất cả.

“Dù con xuất thế tu hành

Cũng không quên đức sinh thành mẹ cha”.

(TT. Thích Chân Tính)

Cảm ơn đời! Vì đời như chất xúc tác giúp nó tăng trưởng hạt giống Bồ-đề. Mang ơn đạo! Vì chính nhờ đạo pháp nhiệm mầu và lòng từ cũng như năng lượng tu hành của đại chúng đã nuôi lớn nó từng ngày. Đạo và đời hai thứ không thể tách rời, chúng hòa quyện vào nhau chan hòa như nước với sữa. Khi đạo và đời dung thông, giúp nó sống với đời, vui với đạo, trọn vẹn ý nghĩa của một kiếp người. Bởi lẽ, khi đạo không có đời thì đạo truyền cho ai? Đời mà không có đạo thì khô cằn mục rỗng, khác nào như cây mọc giữa đồng trống khô khan?

“Nợ đời manh áo chén cơm

Trả đời bằng cả tâm hồn thanh cao”.

Nó biết ơn Sư Phụ. Người đã sinh ra nó một lần nữa trong ngôi nhà chánh pháp. Để đáp đền công ơn giáo dưỡng ấy, nó luôn hằng niệm phải mang theo bên mình lý tưởng cao đẹp thuở ban sơ: “Xuất gia hoằng Thánh đạo, nguyện độ nhất thiết thân”, vì đó là con đường mà nó đã chọn, đã đi, và sẽ đi.

Tiếng pháo đêm giao thừa nổ liên thanh làm sáng một vùng trời, báo hiệu một năm mới bắt đầu. Ngoài sân chùa, từng dòng người đổ về mỗi lúc một đông. Nó vẫn ngồi đó nhớ về bao kỷ niệm thuở ban sơ khi mới vào chùa, “cái ngày nó đi tu”…

Tâm Lực (Di Nhiên)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm