Tâm giao Thầy trò
Trước khi Phật đến cây bồ-đề thiền định và sau khi Phật thành đạo, Ngài đi thuyết pháp giáo hóa thì cũng là Ngài, không phải là ai khác.
Nhưng kết quả của việc Ngài thành Phật và cứu độ chúng sanh thì hoàn toàn khác hẳn những việc trước khi Ngài thành Phật. Vì vậy, người ta có cách nhìn thứ hai về Phật rằng Ngài là bậc Thánh siêu phàm.
Thật vậy, khi Thái tử Sĩ Đạt Ta tới Bồ Đề Đạo Tràng thọ thực, năm anh em Kiều Trần Như chê trách Ngài thoái chuyển, tu khổ hạnh không nổi, nên họ bỏ thái tử đi tìm chỗ khác tu. Vì năm ông này đều chứng Ly sanh hỷ lạc, nhưng Sa-môn Cù Đàm không vào định này để sống với hỷ lạc, lại đi khất thực là Ngài bỏ cuộc rồi.
Nhưng không phải như họ nghĩ, sau 49 ngày đi sâu vào thiền định dưới cội bồ-đề, Ngài đã thành Phật và liền tới Lộc Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như. Thành Phật hay thành tựu đạo lực của bậc Vô thượng Chánh đẳng giác, tất nhiên thần thông lực của Phật đã tác động mãnh liệt đến năm nhà hiền triết này, khiến họ tự động quỳ xuống đảnh lễ Phật, hoàn toàn khác hẳn thái độ trước kia xem thường Ngài.
Thực sự năm ẩn sĩ này đã chứng Tứ thiền bát định, nên Phật vừa đến thì họ thấy Phật bằng con mắt thiền định mới nhận thấy được tâm trí toàn giác ẩn bên trong Phật. Chưa đắc thiền đắc định, chúng ta thấy mọi người đều như nhau.
Cũng như chúng ta chưa vào thiền vào định nên ở sơn lâm cùng cốc thấy buồn khổ. Còn các ngài đắc thiền đắc định thấy vui với cảnh núi rừng, vì các ngài đã sống hài hòa với thiên nhiên.
Ngày nay, chúng ta ở đỉnh cao của nền văn minh vật chất nhưng lại tạo nên tình trạng nguy hiểm là người và thiên nhiên chống đối nhau. Kết cuộc thiên nhiên biết ta, trong khi chúng ta tự coi mình thuộc thế giới văn minh mà chỉ biết được một phần nhỏ về thiên nhiên. Điều chúng ta biết giới hạn, điều chưa biết thì vô cùng, vũ trụ bao la chúng ta không biết nổi. Thực tế chúng ta biết hết các loài siêu vi hay không. Siêu vi ở trong không khí, trong dòng nước, chúng ta không biết. Nhưng đến một lúc nào, nó xuất hiện tấn công chúng ta cũng không biết. Nghĩa là đối với thiên nhiên, chúng ta còn rất mù mờ. Nhưng người đắc thiền, đắc định biết thiên nhiên nên sống hài hòa được với thiên nhiên.
Có thể nói thiên nhiên nuôi sống loài người và loài người nuôi thiên nhiên. Vì vậy, chỗ có loài người ở hài hòa được thiên nhiên, cỏ cây tươi tốt vì cỏ cây nhờ loài người tác động cho nó sức sống và ngược lại, thiên nhiên cũng cho loài người sự sống. Như vậy, chúng ta phá hoại thiên nhiên là phá hoại sự sống của chính mình thì mình phải tự chết.
Ngày nay con người phát minh thuốc hóa học, thuốc trừ sâu chống đủ thứ, nhưng nhìn kỹ bằng mắt thiền mắt định thấy việc này nguy hại. Thực tế cho thấy càng chống phá như vậy nó càng bao vây chúng ta. Thật vậy, loài người sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu để chống lại thiên nhiên, nhưng chúng ta đã bị thiên nhiên phản ứng lại rất mạnh. Vì dùng thuốc hóa học để trừ khử loại sâu này thì lại sanh ra các loại sâu khác mạnh hơn, tác hại hơn. Và phân hóa học rải xuống nhiều khiến đất cằn cỗi trồng không lên cây, hay có lên cây cũng cho chúng ta thức ăn đầy độc hại vô cùng sanh ra nhiều bệnh hoạn. Rõ ràng con người chinh phục thiên nhiên và bị thiên nhiên hại ngược lại chúng ta.
Vì vậy, tất cả các thiền sư ở núi rừng sống thỏa hiệp với thiên nhiên để cộng tồn, cùng sống khỏe mạnh. Chúng ta làm thiên nhiên sống, chúng ta sống. Chúng ta làm nó chết, chúng ta chết mà chắc chắn chúng ta chết trước.
Đức Phật và năm anh em Kiều Trần Như sống ở vườn Lộc Uyển hài hòa với thiên nhiên làm khu vườn trở nên tốt tươi, xinh đẹp, thanh tịnh, tạo thành môi trường sống an lạc giải thoát khiến 50 thanh niên Da Xá tiếp nhận được từ trường thánh thiện này liền phát tâm xuất gia theo Phật.
Thiên nhiên và con người tác động qua lại cùng cộng tồn phát triển là thế giới của người ngộ đạo, hiểu đạo. Người không ngộ, không hiểu, chỉ có tham vọng thường có ý thức chinh phục, phá hoại. Nhưng thử nghĩ có ai chinh phục được thiên nhiên suốt đời hay không. Hay là con người càng ra sức khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, nghĩa là con người càng phá hoại thiên nhiên thì kết cuộc con người vẫn là kẻ chiến bại trước thảm họa của dịch bệnh, động đất, sóng thần, đói khổ, chiến tranh…
Trở lại căn lành của năm nhà hiền triết, họ có thiền có định và thấy Phật trong tâm, nên tâm họ và tâm Phật thông nhau. Nếu thầy trò mà tâm không thông nhau thì chỉ gây phiền hà cho nhau.
Thật vậy, khi Phật giảng kinh Pháp hoa, 5.000 Tỳ-kheo tăng thượng mạn bỏ đi. Phật nói họ ra đi cũng tốt vì tâm họ và tâm Phật không giao được nhau, tạo thành thế đối lập chỉ làm khổ nhau thôi.
Hòa thượng Đôn Hậu mà tôi kính trọng, ngài có đệ tử là thầy Trí Không rất thông minh. Hòa thượng tin tưởng thầy này nhiều nhất. Thầy sang Anh học, đỗ tiến sĩ về Việt Nam không muốn tu và hoàn tục. Hòa thượng buồn vì kỳ vọng và đầu tư cho ông này tất cả, nhưng ông không theo ngài nữa mà bỏ đi. Thiết nghĩ ngài muốn đi đường giải thoát, ông muốn đi đường thế tục, hai việc này hoàn toàn khác nhau. Tâm ông hướng thế tục mà bắt đi đường giải thoát thì ông có sướng không. Tâm ngài hướng về giải thoát mà vướng bận người thế tục thì có khổ không.
Điều này được Phật dạy đơn giản rằng những người đó ra đi cũng tốt. Quan trọng nhất là thầy trò hiểu nhau giống như tâm giao của Phù Vân quốc sư và vua Trần Thái Tông đã giúp vua chẳng những phát triển đất nước mà hơn thế nữa, ông còn thăng hoa tuệ giác theo tinh ba Phật pháp. Học trò hiểu thầy và thầy hiểu học trò, tức sự thấu hiểu trong lòng mới quan trọng.
Năm anh em Kiều Trần Như thấy được Phật chứng quả cao hơn họ, vì trước kia họ đã cùng tu với Phật ở đạo tràng của Kamala và Uất Đầu Lam Phất. Và Phật đắc thiền đắc định trước các ông này, tức hiểu biết của họ lúc đó đã kém Phật và nay Phật thành Phật thì tuệ giác của Ngài còn cao hơn nhiều. Vì vậy, họ muốn theo Phật để học thành quả đắc đạo của Phật.
Đắc đạo là Phật thuyết pháp trong thiền định, tức tâm thuyết pháp, hạnh thuyết pháp, không thuyết pháp bằng ngôn ngữ.
Chúng ta biết Phật có tam chuyển pháp luân là thân chuyển, khẩu chuyển và ý chuyển. Thân chuyển pháp luân của Phật là Ngài có đủ 3.000 oai nghi, 84.000 tế hạnh. Thực tế là Ngài trọn lành thể hiện bằng Bát Chánh đạo, dù Ngài không nói nhưng khiến người trông thấy phải sanh tâm cung kính.
Tôi có kinh nghiệm khi gặp bậc chân tu, bậc cao tăng không nói, nhưng tự nhiên tôi kính trọng là các ngài nói với tôi bằng thân, bằng hạnh. Vì vậy, nghe pháp là nghe cái thân của Phật, học theo việc làm của Phật và làm theo hạnh của Phật.
Thứ hai là khẩu chuyển pháp luân của Phật nghĩa là Phật nói đơn sơ, Ngài nói bài kinh Chuyển pháp luân và sau nói Tứ Thánh đế. Có chừng đó, nếu mở rộng ngày nay là tạng kinh Nikaya. Suốt đời Phật chỉ nói Tứ Thánh đế, không nói gì khác. Đó là Phật nói pháp cho người chưa vào thiền chưa vào định, Phật mới dạy cách để chúng ta vào thiền vào định.
Nhưng vào thiền định và an trụ được trong thiền định rồi, Phật nói bằng tâm. Từ đó, chư vị Bồ-tát nghe được tâm Phật trong thiền định mới kiết tập các bộ kinh điển Đại thừa làm nền tảng kiên cố bất hoại cho tinh ba Phật giáo phát triển khắp năm châu.
Bài giảng tại chùa Huê Nghiêm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Kiến thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Kiến thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Xem thêm