Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/07/2019, 12:00 PM

Tâm hỷ lạc vô biên khi cảm nhận về 'Đức chúng như hải'

Bốn chữ nầy dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: “Cái Đức của chúng Tăng giống như biển cả“. Vậy cái Đức đó là gì? Và làm thế nào để có được cái Đức ấy? Đức tuy không có hình tướng nhưng tại sao có thể so sánh rộng và lớn như biển được?

Đa phần vật gì có hình tướng thì người ta mới có thể cân, đếm, so sánh, đo lường; còn cái Đức rõ ràng là ta không thấy được, chỉ có thể cảm nhận qua tư cách hay sự hành xử của một con người, mà ta có thể thẩm định được ở lãnh vực tinh thần nầy, nên gọi là Đức.

Đọc trong Kinh điển Nam truyền hay Bắc truyền lẫn Kim Cang Thừa chúng ta đều thấy nhan nhãn những danh từ này xuất hiện trên những trang kinh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nào là: Từ bi, trí tuệ, giới đức, đức hạnh, đức chúng, đức tu, phước đức… Nếu ngày nay ai đó có công cũng có thể thống kê chữ Đức nầy trong một bộ kinh văn thì chữ Đức nầy xuất hiện rất nhiều lần.

Khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay nói về Phước và Đức. Ngài ví dụ Phước giống như cây đèn cầy; còn Đức giống như ánh sáng của cây đèn cầy vậy. Cây đèn cầy dầu lớn đến bao nhiêu đi chăng nữa, nếu chúng ta đốt từ ngày nầy qua ngày nọ, cây đèn cầy kia sẽ mòn dần cho đến khi không còn gì nữa cả. Còn cái Đức giống như ánh sáng của đèn cầy. Nếu ai đó dùng que diêm cứ mồi mãi ánh sáng kia để đốt tiếp tục cho những cây đèn cầy khác, thì ánh sáng ấy sẽ không bao giờ tận diệt. Cái Đức cũng giống như thế đó. Nhưng làm sao để tạo ra được ánh sáng? Tạo ra cây đèn cầy thì dễ, vì nó có hình tướng. Người ta dùng sáp, dầu, nước và những hợp chất khác để tạo thành, chúng ta có thể thấy được hình thể nó đẹp xấu ra sao sau khi tạo hình.

Còn Đức thì sao? Cái Đức phải do sự huân tập của việc giữ Giới, thiền Định và trí Tuệ mới có thể có được.

Còn Đức thì sao? Cái Đức phải do sự huân tập của việc giữ Giới, thiền Định và trí Tuệ mới có thể có được.

Còn Đức thì sao? Cái Đức phải do sự huân tập của việc giữ giới, thiền định và trí tuệ mới có thể có được. Giới không phải là một sự trừng phạt, không phải là một sự răn đe, mà là một sự bảo hộ. Giống như những người ra khơi giữa biển cả mênh mông với sóng to gió lớn, thì sự cầu nguyện sẽ giúp cho họ vững niềm tin để vượt qua những sự thử thách của đại dương. Đó chính là giềng mối, là tư cách, là niềm tin nghiêng về phía nào, để chúng ta có thể thành tựu việc chúng ta mong cầu.

Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài đã dạy rằng: “Chính giới mới là Thầy của các người . Khi ta còn tại thế, ta là Thầy của các con, nhưng khi ta tịch diệt rồi, giới sẽ là Thầy của các con".

Điều nầy quả thật không sai chút nào cả. Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế và mãi cho đến ngày nay hay ngàn sau nữa, giới vẫn là thước đo đạo đức, đức hạnh của người xuất gia cũng như người tại gia. Người xuất gia gìn giữ giới miên mật thì sẽ được chư Thiên, loài người cung kính, trọng vọng. Người tại gia nếu giữ giới hoàn hảo thì gia đình sẽ được an vui, hạnh phúc. Giới chính là thuyền bè đưa người qua bể khổ; giới chính là thuyền trưởng hướng ta đến bến bờ giải thoát an vui. Ai giữ giới thanh tịnh, người ấy sẽ được hỷ lạc. Còn người phá giới thì ngược lại những điều trên.

Trong chúng ta không ai là không muốn hạnh phúc, an lạc, nhưng để được hạnh phúc an lạc ấy chúng ta không thể thiếu việc hành trì. Ở đây sự thực hành giới, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, bái sám… chính là những nhân duyên để tạo ra cái Đức. Phải huân tập miên mật trong nhiều năm tháng, trong nhiều đời, nhiều kiếp mới có thể thành tựu trọn vẹn được Đức tu.

Ở đây sự thực hành giới, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, bái sám… chính là những nhân duyên để tạo ra cái Đức. Phải huân tập miên mật trong nhiều năm tháng, trong nhiều đời, nhiều kiếp mới có thể thành tựu trọn vẹn được Đức tu.

Ở đây sự thực hành giới, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, bái sám… chính là những nhân duyên để tạo ra cái Đức. Phải huân tập miên mật trong nhiều năm tháng, trong nhiều đời, nhiều kiếp mới có thể thành tựu trọn vẹn được Đức tu.

Nếu chỉ trong một đời được thành tựu, có nghĩa là người đó đã tu trong nhiều đời rồi. Quá khứ là cái quả trong hiện tại. Cái quả trong hiện tại cũng sẽ là cái nhân trong tương lai. Nhân và quả luôn tương ưng nhau. Chỉ vì người đời không rõ biết hết ngọn ngành nên than trời trách đất, tại sao số phận mình hẩm hiu như thế, nhưng ít ai hiểu rằng: Tất cả đều do cái nhân bất thiện chúng ta đang nắm giữ và thực hành, không kiêng dè nhân quả, nên kết quả mới như vậy. Chứ không có Ông Trời nào phạt ta hay hành hạ ta, ngoài ta ra cả. Hiểu được như vậy để chúng ta tự trách mình vụng tu, kém phước, chứ không ai mang đến hạnh phúc hay khổ đau cho mình, ngoại trừ chính mình tự tạo cả.

Khi Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn của Ngài có khi lên đến 1.250 vị xuất gia, nhưng hầu như không có ngày nào chư Tăng bị bỏ đói. Đó chính vì nhờ cái Đức tu của những vị xuất gia mà cảm đến tấm lòng nhân hậu của vua chúa hay những vị phú hộ, nên ngày nào cũng được cúng dường tứ vật dụng, nhằm dưỡng nuôi tấm thân huệ mạng kia.

Trong tay những nhà thống trị đương thời hay ngay cả bây giờ, họ có binh hùng tướng dũng, những ông vua nầy có thể chinh Đông, phạt Tây, nhưng đứng trước lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật cũng như chư Tăng, những ông vua nầy đều phải đảnh lễ cũng như cung kính cúng dường, trong đó có vua Tần Bà Xa La, vua A Xà Thế, vua Ba Tư Nặc, vua A Dục… Như thế đủ cho chúng ta thấy cái Đức nó quan trọng là dường nào.

Ngày nay con người tiến xa hơn thời xưa rất nhiều về mọi phương diện của khoa học kỹ thuật, nhưng đứng trước cái Đức hiếu sinh, người giữ giới khiến cho xã hội được an bình hơn và người thống trị có thể là Tổng thống, Thủ tướng, vua chúa, Hoàng hậu… cũng rất trọng vọng cái Đức nầy, nên mới hỏi đạo nơi những nhà sư, hay bàn bạc những việc gì quan trọng có ích nước lợi dân. Chẳng qua vì chư Tăng Ni hay những người giữ giới đã thực hành đúng lời Phật dạy tự ngàn xưa. Bây giờ rất nhiều người có bằng cấp tiến sĩ, kỹ sư, giáo sư Đại học… nhưng đứng trước chư Tăng, họ vẫn một mực cung kính lễ bái hỏi chào. Điều ấy có nghĩa là: Cái Đức để tạo nên con người đó nó quan trọng hơn cả cái bằng cấp mà người kia đang nắm giữ.

Khi Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn của Ngài có khi lên đến 1.250 vị xuất gia, nhưng hầu như không có ngày nào chư Tăng bị bỏ đói.

Khi Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn của Ngài có khi lên đến 1.250 vị xuất gia, nhưng hầu như không có ngày nào chư Tăng bị bỏ đói.

Bài liên quan

Một hôm có hai thầy đã đậu Tiến sĩ vào phòng tôi để vấn đạo và mong tôi cho một lời khuyên ngắn để khi ra làm việc đỡ bị chướng duyên. Tôi bảo rằng: Nếu quý Thầy phát tâm tu học thì trước sau gì sẽ phát huệ; còn quý thầy chỉ đi dạy học thì đôi khi lại phát sân chứ khó phát huệ nổi.

Một Thầy thưa tiếp với vẻ nghi ngờ. Bạch Thầy tại sao vậy? Tôi nói: Khi làm Thầy mình dạy đệ tử hay học trò, mình muốn đệ tử học trò hiểu được điều của mình nói, nhưng đôi khi họ lơ đểnh không để tâm nên mình nổi quạu. Điều ấy chẳng phải sân hận là gì? Mặc dầu ông Thầy không có ý xấu, chỉ muốn cho học trò mình nên người mà thôi, nhưng ở phạm trù giáo dục ấy khó phát sinh trí tuệ lắm, nhiều lắm là tri thức mà thôi. Hai Thầy nghe xong gật gù và nguyện rằng từ nay về sau sẽ chuyên tu nhiều hơn nữa để xiển dương phần trí tuệ của mỗi người.

Dĩ nhiên việc học, thi đậu nhiều bằng cấp là điều hiển nhiên quý rồi, nhưng tu giỏi thì trí huệ và giới đức sẽ phát sanh thêm. Người đời thiếu cái nầy nên họ mới cung kính chư Tăng, Ni chứ không phải họ thiếu bằng cấp. Bởi lẽ có nhiều ông thầy dạy Đại học có đến 2 hay 3 bằng Tiến  sĩ cơ mà.

Khi chúng ta đi vào một ngôi chùa rất đông người đang trong lúc tĩnh tọa, tâm mình tự nhiên thấy an lạc chi lạ. Khi chúng ta nghe câu Phật hiệu niệm đều đặn, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng nơi tâm thức.

Ngược lại khi chúng ta bước vào cửa chợ, không ai bảo ai, nhưng ai cũng lo tranh thủ mua những gì mình muốn, nói thật lớn, trả giá thật rẻ, ăn nói chanh chua… tự nhiên nó thành cái chợ. Nhưng cũng chính cái chợ nầy mà ngày hôm sau chúng ta thành lập tại đó một Đạo tràng để tu học thì cái chợ ấy biến thành cõi Tịnh Độ ở trần gian. Vậy thì tĩnh hay động, an lạc, giải thoát hay chìm đắm đọa đầy tất cả đều do tâm ta cả. Bây giờ việc trách trời than đất không còn giá trị nữa, mà cái giá trị miên viễn ấy chính là tấm lòng chúng ta thực hành Đạo vậy.

Khổng Tử ngày xưa khi dạy học trò, ông có nói rằng: “Tam nhân đồng hành; tức hữu ngã Sư”, nghĩa là trong ba người cùng đi, sẽ có một người là Thầy ta (hay kẻ hướng dẫn ta). 

Đức Phật lại dạy khác hơn một chút, đó là: “Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Cái nầy hơi khó đấy. Có người dẫn mà mình đi còn lạc đường, huống gì tự đi thì chỉ có mấy cách: Một là can đảm lên, hãy lấy ánh sáng phía trước làm mục tiêu để đi đến, đó là giới luật; cách thứ hai chờ cho sáng rồi mình hãy đi, khỏi cần đốt đuốc lên nữa; cách thứ ba là đi quanh để tìm cho ra ánh sáng. Nhưng cũng có người đi tìm ánh sáng lâu quá, nên vội quay trở về vì thấy con đường phía trước còn xa xôi trong muôn vạn dặm, ý chí không làm chủ được, đành phải thúc thủ lui gót là an toàn nhất. Nhưng đâu có ai biết được rằng cả phía sau hay phía trước, tất cả đều có những thử thách gian nan. Ai là người có ý chí cương quyết, người ấy sẽ thành được bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ma và Phật, Phật và Ma, không xa mà cũng không gần, không cao mà cũng không thấp.

Thể tánh của Vô minh vốn là Giải thoát. Dưới con mắt từ bi của Đức Phật, ở đâu có Vô minh thì ở đó sự Giải thoát đều ẩn hiện.

Thể tánh của Vô minh vốn là Giải thoát. Dưới con mắt từ bi của Đức Phật, ở đâu có Vô minh thì ở đó sự Giải thoát đều ẩn hiện.

Do vậy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 2 Phẩm Ứng tận hoàn nguyên, Đức Phật có dạy rằng: “Thể tánh của Vô minh vốn là Giải thoát”. Lời dạy nầy quá vi diệu, vì lâu nay chúng ta đều nghĩ rằng Vô minh là Vô minh chứ làm sao Giải thoát được, nhưng dưới con mắt từ bi của Đức Phật, ở đâu có Vô minh thì ở đó sự Giải thoát đều ẩn hiện.

Từ đó tôi định nghĩa tiếp như sau: Thể tánh của Phiền não vốn là Bồ đề và thể tánh của Sanh tử vốn là Niết Bàn. Thấy được thể tánh chính là thấy được Phật tánh. Vì vậy toàn thân tôi rung động khi lễ lạy từng chữ trong đoạn kinh nầy. Vả chăng lời xưa vẫn còn đó, nhưng chúng ta chưa rõ lý chơn thường mà thôi. Hy vọng rằng tất cả những người học Phật như chúng ta từ trẻ đến già, từ nam thanh đến nữ tú, từ Tăng tới Ni; từ phàm phu đến Thánh nhơn ai ai cũng sẽ chạm được ngưỡng cửa hay chứng thực vào tánh chân như diệu hữu nầy.

Do vì từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 vừa qua,  Tổ Đình Viên Giác tại Hannover đã đón nhận được nhiều pháp hỷ lợi lạc từ chư Tôn Đức khắp nơi mang đến mà tôi chọn đề tài nầy: “Đức chúng như hải” để nói lên sự cảm nhận nầy. Quý Ngài từ Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu đến đây với sự thương tưởng đàn hậu học mà khai đàn truyền giới cho những giới tử người Việt cũng như người Ý, người Đức, người Phần Lan… Ân đức ấy, người xuất gia cũng như tại gia nơi bổn tự Viên Giác nầy nói riêng hay khắp nơi trên xứ Đức nầy nói chung, được thừa hưởng những công năng diệu dụng ấy qua lòng từ bi và trí tuệ của các Ngài đã ban rải khắp đó đây.

Những buổi tọa thiền vào buổi sáng sớm tinh sương qua câu Phật hiệu, một không gian trầm lắng lạ thường. Chánh Điện Tổ Đình Viên Giác hơn phân nửa là hình ảnh của những chiếc y vàng mà ngày thường ít khi nào nhìn thấy đông như thế được. Rồi hội chúng cũng là những Phật tử thuần thành có tu học, có hành trì, nên sau khi tổ chức Đàn Giới và những ngày Đại Lễ xong, mà năng lượng từ bi và trí tuệ dường như vẫn còn hiện hữu khắp đó đây nơi chốn Tổ nầy.

Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều.

Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều.

Bài liên quan

Tôi nghĩ rằng cái Đức ấy, quý Ngài đã để lại, chúng lý tại Tổ Đình Viên Giác thừa hưởng suốt cả một cuộc đời nầy cũng không hết, mặc dầu cái Đức ấy không có hình tướng, nhưng đã làm thay đổi không biết bao nhiêu quan niệm sống, cách suy nghĩ của nhiều người. Ngày nay Đức Phật không còn hiện hữu nơi thế gian nầy nữa, nhưng qua sự tiếp nối truyền thừa của chư Tăng Ni khắp đó đây Từ Bi và Trí Tuệ sẽ tỏa rạng khắp nơi nơi để quang huy tinh thần tự lợi, lợi tha ấy. Tôi vẫn thường hay nhắc nhở với chính mình hay với những đệ tử rằng: “Hãy đừng tự cao, đừng tự đại, đừng tự ái, đừng tự mãn….mà hãy tự tin nơi khả năng đi vào đời làm việc Đạo của mình”. Vì chính mình mới làm tỏ rạng được cái đức hiếu sinh dưới nhãn quan của Phật Giáo, chứ không ai khác và hãy nương vào tự lực cũng như dựa vào tha lực của chư Phật, chư vị Bồ Tát để chúng ta  có được những niềm an vui miên viễn, nhằm giúp đời xa lìa khỏi những cơn đam mê không lối trở về.

Tôi bảo với quý thầy rằng: Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu một cây thật lớn, có tàn lá sum suê, nhưng đứng trơ trọi chênh vênh giữa đồng không mông quạnh, khi gió lốc thổi tới, chắc rằng cây nầy cũng sẽ không đứng vững được mà gốc đi phần gốc, ngọn đi phần ngọn qua sự chi phối của cơn gió kia.

Người giỏi cũng giống như vậy. Nếu ai đó tự thị, chỉ có mình mới là nhất. Tôi hơn ai thì được, còn ai hơn tôi thì tôi không chấp nhận, thì trước sau gì cũng sẽ bị cuốn theo chiều gió. Do vậy sự hòa hợp sẽ mang đến niệm yêu thương, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Từ đó chúng ta kiến tạo được một Tăng đoàn thật là vững mạnh, không ai từ bên ngoài có thể làm lung lay được.

Tôi viết bài nầy với một tâm hỷ lạc vô biên khi đã cảm nhận được cái “Đức chúng như hải” ấy và nguyện rằng sẽ chuyển tải thông điệp yêu thương an lạc nầy đến với mọi người khắp nơi, khi những người ấy không có cơ hội để tham dự được những ngày lễ trên đây. Cũng như thế đó, mặc dầu Đức Phật đã nhập diệt hơn 2.563 năm rồi, nhưng nếu ai đó ngày nay trở lại chốn Kushinagara ở Ấn Độ, chúng ta vẫn nghĩ rằng Đức Phật vẫn còn hiện hữu nơi đây, vì cái dòng chảy của tâm thức, cái quay của thời gian tuy không ngừng nghỉ, nhưng nhờ người con Phật biết tận dụng sự tư duy để tu tập và thực hành lời Phật dạy liên tục, nên chúng ta cảm nhận rằng chúng ta luôn được ở gần Ngài. 

Chiều hôm qua có một Phật tử thuần thành đến thăm tôi và báo tin cho tôi biết là bệnh ung thư phổi của Anh ta đang trong giai đoạn thứ tư rồi. Nghĩa là sẽ không còn chữa chạy gì được nữa. Anh ta xin tôi một lời khuyên. Tôi bảo rằng: “Là Phật tử ai ai cũng biết về vô thường, khổ, không và vô ngã rồi, nhưng nếu ta chấp nhận nó thì nó sẽ dễ dàng hơn là chối từ nó. Vì càng chối từ thì sự chết sẽ đến nhanh hơn. Hãy vui vẻ, an lạc vì biết rằng chắc thế nào mình cũng phải ra đi, nhưng sẽ ra đi trong tầm tay của Đức Phật, ra đi trong sự an lạc, chứ không hối tiếc một việc gì cả”.

Tôi bảo với anh ta: Hãy vui vẻ, an lạc vì biết rằng chắc thế nào mình cũng phải ra đi, nhưng sẽ ra đi trong tầm tay của Đức Phật, ra đi trong sự an lạc, chứ không hối tiếc một việc gì cả.

Tôi bảo với anh ta: Hãy vui vẻ, an lạc vì biết rằng chắc thế nào mình cũng phải ra đi, nhưng sẽ ra đi trong tầm tay của Đức Phật, ra đi trong sự an lạc, chứ không hối tiếc một việc gì cả.

Tôi chỉ cho anh ta về hai chữ Loslassen bằng tiếng Đức, có nghĩa là hãy buông bỏ đi. Bỏ tất cả lại sau lưng, bây giờ chỉ còn nên nhớ đến câu Phật hiệu mà thôi. Nhiều kết quả y khoa cũng cho biết rằng: Những người sợ chết thường chết sớm hơn; trong khi đó những ai chấp nhận sự chết thì sự chết có thể kéo dài thêm thời gian lâu hơn  mình suy tưởng.

Cũng như vậy đó, khi vào phòng mổ, đừng nên suy nghĩ đến chuyện mổ xẻ, mà hãy nên nương vào câu Phật hiệu: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, niệm liên tục như vậy cho đến khi nào không còn niệm được nữa mới thôi, thì cơn đau của việc mổ xẻ đã qua đi rồi. Hãy chấp nhận nó và đừng bỏ chạy trốn nó. Vì càng bỏ chạy thì nghiệp thức nó sẽ chạy theo mình để đòi nợ. Hãy hiên ngang đứng ra gánh chịu thì mọi việc sẽ trôi về dĩ vãng. Hãy nhắc lại những câu chuyện yêu thương nhiều ý nghĩa của đời sống vợ chồng. Hãy chăm sóc cho nhau thật chu đáo ở những ngày cuối đời và nếu có nhắc lại chuyện xưa cũ thì cũng chỉ nên nhắc về chuyện hay, chuyện đẹp… chứ không nên nhắc về những chuyện buồn đã xảy ra trong quá khứ. Về tài sản, của cải, con cái hãy dàn xếp thật êm đẹp trước khi nhắm mắt ra đi…

Anh ta hiểu những lời tôi khuyên, nhưng những giọt nước mắt vẫn trào ra khỏi mi mắt. Sau khi đóng cửa phòng lại, tôi đã chứng thực được cuộc đời vô thường là như thế nào rồi.

Nguyện cầu cho mọi chúng sanh luôn sống được an vui  dưới ánh sáng từ quang của chư Phật.

Trích bài viết của Hòa thượng Thích Như Điển

(Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm