Thứ năm, 14/11/2024, 13:20 PM

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Ban đầu thiền sư Bảo Thông tham vấn thiền sư Hy Thiên Thạch Đầu. Thạch Đầu hỏi:

- Cái gì là tâm ông?

Bảo Thông đáp:

- Thấy ngôn ngữ là tâm.

Thạch Đầu không chấp nhận, nói:

- Có thấy có ngôn ngữ đó là vọng tâm, ở trên ngôn ngữ lại thấy không ra chơn tâm của ông.

Bảo Thông hổ thẹn, ngày đêm tham cứu cái gì là chơn tâm của mình? Qua mười ngày sau, Bảo Thông trở lại xin chỉ dạy:

- Hôm trước con đáp không trúng, hôm nay con biết được cái gì là tâm con rồi.

Thạch Đầu hỏi:

- Cái gì là tâm ông?

Bảo Thông đáp:

- Nhướng mày chớp mắt.

Thạch Đầu hỏi tiếp:

- Ngoài nhướng mày chớp mắt hãy đem tâm ra đây xem!

Nghĩa là không thể dùng động tác, tâm không phải ở động tác nhướng mày chớp mắt.

Bảo Thông nói:

- Nếu như thế, không có tâm để đem ra.

Thạch Đầu lớn tiếng nói:

- Muôn vật vốn có tâm, nếu nói không tâm thì đồng lời hủy báng. Thấy, nghe, cảm, biết đều là vọng tâm, nhưng nếu không dùng tâm, làm sao ngộ nhập?

Ngay lời nói này Bảo Thông đại ngộ.

Lời bình:

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn. Như Lục Tổ nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa?”. Người tham thiền phải hiểu như thế.

Vì sao các thiền sư đều nói vô tâm mới là tâm thiền? Vì có tâm đều là tâm hư vọng, có lúc ở thiên đường, có lúc ở địa ngục, hàng ngày từ thiên đường xuống địa ngục, từ địa ngục lên thiên đường không biết bao nhiêu lần. Nếu thiền giả đem mình an trụ chỗ vô tâm, thì như kinh Kim Cang nói: “Không trụ bất cứ chỗ nào mà sanh tâm kia”.

Chỉ có:

Sơn cùng thủy tận nghi không lối,

Liễu héo hoa tươi ở một làng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nghi thức cúng cầu an đầu năm

Kiến thức 12:00 28/01/2025

Ý nghĩa của lễ cầu an là nhằm mục đích để mình và gia quyến thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm lành và thực hiện những thiện sự như phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam bảo…, hồi hướng công đức giúp tránh mọi bệnh tật, tiêu tai, tăng phúc, bình an, thân tâm được an lạc.

Bảy việc thiện làm tăng trưởng phước đức

Kiến thức 03:00 20/01/2025

Hẳn ai cũng từng biết và suy ngẫm về câu “Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng”. Quả đúng như vậy, những người có phước đức thì mọi chuyện trong cuộc sống đều thuận lợi, thành công dễ dàng.

Những việc nên làm để giúp đỡ cho người mất vào ngày cuối năm

Kiến thức 10:00 15/01/2025

Những ngày cuối năm, người mất rất trông mong người thân nhớ đến họ. Mình giúp họ tốt nhất là thông qua việc tu tập của mình. Dùng phước báu của mình để hồi hướng cho họ, thế nên bạn phải có tu tập, có công phu tu tập mới được.

Như Lai thập hiệu và Như Lai thập lực

Kiến thức 13:57 14/01/2025

Như Lai thập hiệu là mười đức hiệu tôn quý của chư Phật. Bất cứ vị Phật nào ở trong quá khứ, hiện tại và vị lai, ở trong khắp thập phương thế giới đều có đầy đủ mười đức hiệu này.

Xem thêm