Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/07/2020, 14:38 PM

Dùng từ bi thay thế hận thù

Chúng ta đau khổ vì trong lòng chất chứa nhiều oán kết, hận thù, sẽ không có giây phút nào yên khi nội tâm đầy phiền não bất an bực tức. Nó như ngọn lửa khiến chúng ta luôn nóng bức khó chịu, dằn vặt khó thoát ra được. Để cuối cùng, chính ta làm ta đau khổ chứ chẳng phải kẻ thù nào cả.

Thông điệp tâm linh 'Từ Bi Hỷ Xả' ở chùa Thập Pháp Di Đà

Có một cách giúp chúng ta an lạc hơn, đó chính là dùng lòng từ bi thay thế hận thù, như đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú số 5, phẩm Song Yếu:

“Hận thù diệt hận thù

Đời này không có được

Không hận diệt hận thù

Là định luật ngàn thu”.

Bài kệ được bắt nguồn từ câu chuyện như sau:

Phật dạy Pháp Cú này cho một người hiếm muộn, lúc Ngài ngụ tại tinh xá Kỳ Viên.

Một người kia, sau khi cha chết, một mình lo liệu gánh vác tất cả việc nhà cửa ruộng vườn, lại còn chăm sóc bà mẹ. Mẹ bảo anh:

- Con ạ, mẹ sẽ kiếm cho con một cô vợ trẻ.

Người con hiếu thảo bèn thưa:

- Mẹ thân yêu, đừng nói thế. Ước ao duy nhất của con là được phụng dưỡng mẹ suốt đời.

- Con ơi, mẹ không muốn một mình con phải gánh vác hết mọi việc trong nhà ngoài ruộng, hãy để mẹ kiếm vợ cho con.

Anh ta từ chối đôi ba phen, rồi đành im lặng bằng lòng. Bà mẹ hớn hở rời khỏi nhà, định đi đến một nhà nọ kiếm con dâu đem về. Anh ta bèn hỏi mẹ:

- Mẹ định đến nhà ai vậy?

Bà lão giơ tay chỉ:

- Ðến nhà kia kìa!

Chưa xả bỏ được sự hiềm hận bên trong thì phiền não sẽ theo ta như bóng theo hình.

Chưa xả bỏ được sự hiềm hận bên trong thì phiền não sẽ theo ta như bóng theo hình.

Lòng từ bi có thể cảm hóa được tất cả

Anh ta không để mẹ đi đến nhà theo dự định, mà chỉ cho bà một nhà khác anh thích hơn. Vậy là bà đến nhà con mình thích, chọn nàng dâu rồi lựa ngày làm lễ cưới. Rủi thay, lại gặp một nàng dâu không sinh đẻ. Bà mẹ nóng lòng bế cháu nên vội vã bảo anh con trai:

- Con ạ, con đã bảo mẹ đem về người vợ do con tự chọn, nhưng cô ấy lại chẳng sinh đẻ. Gia đình không con cái sẽ lụn bại, giống dòng sẽ tuyệt tự. Con hãy để cho mẹ kiếm một nàng dâu khác nghe con!

Anh con trai có vẻ không bằng lòng nên lắc đầu:

- Xin mẹ đừng nói nữa!

Nhưng bà mẹ vẫn nhai đi nhai lại điệp khúc cũ nên lọt vào tai cô vợ hiếm muộn. Lòng cô ngổn ngang trăm mối. Chắc chắn là con phải vâng lời mẹ thôi, nếu bà già kiếm được một người dễ sinh nở thì cô sẽ bị nhà chồng xem thường, coi như đầy tớ. Chi bằng, chính cô chọn vợ cho chồng.

Thế là người đàn bà hiếm muộn đi đến nhà nọ kiếm một cô gái cho chồng. Nhưng vừa hở môi, bà đã gặp sự chống đối của cha mẹ cô gái. Họ hỏi gặng lại bà:

- Này, bà nói cái gì thế?

Người đàn bà không con trả lời:

- Thú thật ông bà thương, tôi chẳng may xấu số không sinh đẻ, mà gia đình không con sẽ tuyệt tự. Nếu con gái ông bà về nhà tôi sinh được con trai, cô ấy sẽ là bà chủ quán xuyến hết cả gia sản. Xin ông bà hãy cho tôi cưới cô nhà về cho chồng tôi.

Cuối cùng, người đàn bà đã thuyết phục được cha mẹ cô gái và rước cô về nhà. Dù đã làm được theo ý mình, người đàn bà hiếm con vẫn không an tâm, cứ lo sợ đối thủ sinh con, sẽ là bà chủ trong nhà. Rồi bà đến nói với đối thủ của mình:

- Nè em! Hễ em có thai thì cho chị biết nhé!

Cô kia ngoan ngoãn trả lời:

- Dạ.

Và như lời hứa, ngay khi mang thai, cô đến báo cho người vợ cả biết. Hằng ngày, vợ cả thường tự tay nấu cháo cho đối thủ mình ăn. Thế là từ hôm đó, bà bỏ vào cháo một ít thuốc phá thai. Kết quả đối thủ của bà bị sẩy thai. Lần thứ hai, người vợ sau cũng lại báo tin cho vợ cả khi mang thai. Vợ cả làm như lần trước và cô này lại sẩy thai nữa. Các bà hàng xóm thấy cô vợ sau ngây thơ, nên vừa thương tình vừa tò mò mới hỏi thăm:

- Có phải đối thủ của chị thọc gậy bánh xe chị không?

Và khi nghe kể lại sự vụ, họ bảo:

- Ðồ ngốc, sao chị dại dột như vậy? Bả sợ chị chiếm ưu thế trong gia đình nên trộn thuốc phá thai cho chị ăn. Lần sau đừng có nói cho bả biết nữa nghe chưa!

Lần thứ ba, người vợ sau không nói gì cả, nhưng bà hiếm con thấy bụng người vợ sau ngày càng to, liền hỏi:

- Sao em có thai mà không nói cho chị biết?

Bà vợ sau thật thà nghĩ sao nói vậy:

- Chính chị mang tôi về đây, vậy mà hai lần rồi chị làm tôi hư thai. Tại sao tôi phải nói với chị kia chứ?

Bà không con thất vọng: “Hỏng, thế là ta thua rồi!”. Từ đó, bà theo dõi, chờ cơ hội đối thủ thiếu cảnh giác lại ra tay, vì bà vẫn chưa chịu thua.

Chỉ có từ bi mới dập tắt được ngọn lửa hận thù. Không thể lấy đánh trả đánh, lấy chửi trả chửi, mà chỉ có thể dùng giọt nước nhành dương để xua tan thù hận, chỉ có vậy tâm chúng ta mới được bình an. Ngày nào trong tâm còn ôm oán kết, thì lúc đó vẫn còn đau khổ và bất an.

Chỉ có từ bi mới dập tắt được ngọn lửa hận thù. Không thể lấy đánh trả đánh, lấy chửi trả chửi, mà chỉ có thể dùng giọt nước nhành dương để xua tan thù hận, chỉ có vậy tâm chúng ta mới được bình an. Ngày nào trong tâm còn ôm oán kết, thì lúc đó vẫn còn đau khổ và bất an.

Thông điệp từ nước và ý nghĩa thực hành Từ bi

Khi đứa bé trong bụng mẹ đã thành hình, bà cả thừa một dịp nọ trộn thuốc cho bà vợ sau ăn, nhưng vì hình thể đã đầy đủ nên thai nhi không bị hư, mà lại kẹt ngang cổ tử cung. Ngay sau đó, bà mẹ đau bụng dữ dội và cảm thấy giờ chết đến nơi. Bà la hoảng lên:

- Mày giết tao! Chính mày mang tao về và cũng chính mày giết ba đứa con của tao. Giờ tao sắp chết, kiếp sau tao sẽ thành quỷ Dạ-xoa ăn thịt con mày!

Nguyền rủa rồi bà tắt hơi và lại sanh vào nhà ấy thành một con mèo. Còn ông chồng lúc ấy tóm bà vợ không con, nạt nộ:

- Chính mày làm tan nát gia đình tao.

Rồi ông dùng cùi chỏ, đầu gối đánh đập bà tàn nhẫn. Sau trận đòn, người vợ cả ốm nặng rồi chết, lại cũng sinh vào nhà ấy thành một con gà mái.

Như vậy, bà vợ sau tái sinh là con mèo, vợ cả là con gà. Khi gà mái đẻ trứng, mèo đến ăn sạch hết. Ba lần như vậy, gà mái cất tiếng:

- Ðã ba lần mày ăn trứng con tao, bây giờ mày còn chực ăn luôn cả tao. Kiếp sau, tao sẽ ăn thịt mày và con mày.

Nguyền như vậy rồi nó chết và sinh làm con beo cái, còn mèo sinh làm con nai cái. Ba lần nai cái sinh con, ba lần beo đến nuốt tươi. Khi sắp chết, nai cái lại nguyền rủa:

- Ba phen ác thú này nuốt sống con ta và giờ nó định nhai luôn cả ta nữa. Kiếp sau ta sẽ nhai nuốt nó và con nó!  Rồi nai cái tái sinh là quỷ Dạ-xoa và beo chết đi đầu thai thành một cô gái dòng tôn quý ở Xá-vệ. Lớn lên, cô gái lập gia đình sống bên nhà chồng tại một khu xóm nhỏ gần cổng thành. Một thời gian sau cô có con. Quỷ Dạ-xoa biến thành một người bạn thân đến thăm cô gái và hỏi người nhà:

- Bạn tôi đâu?

- Ở phòng trong, cô ấy vừa sinh hạ một đứa bé.

Dạ-xoa hớn hở hỏi tiếp:

- Con trai hay con gái vậy? Tôi muốn thăm chị ấy.

Rồi tất tả bước vào trong, giả vờ nhìn ngắm đứa bé và nhanh tay chộp lấy nhai nuốt xong đi ra. Lần thứ hai, quỷ cũng nuốt tươi con của người vợ trẻ như vậy. Ðến lần thứ ba, thấy bụng đã lớn, cô vợ trẻ thủ thỉ với chồng:

- Anh à, tại đây có một con quỷ Dạ-xoa đã nuốt chết hai đứa con của chúng ta và trốn thoát. Lần này, tôi định trở về nhà để sinh nở.

Tâm từ bi đủ lớn, chúng ta sẽ như cây đại thụ, vẫn hiên ngang trước gió bão của hận thù. Hãy luôn nhớ lời Phật dạy để chúng ta mãi là người hạnh phúc vì chúng ta đã có lối đi.

Tâm từ bi đủ lớn, chúng ta sẽ như cây đại thụ, vẫn hiên ngang trước gió bão của hận thù. Hãy luôn nhớ lời Phật dạy để chúng ta mãi là người hạnh phúc vì chúng ta đã có lối đi.

Từ bi để bảo vệ bản thân

Lúc bấy giờ, đến phiên quỷ Dạ-xoa đi kéo nước. (Dạ-xoa thay phiên nhau kéo nước từ hồ Anottatta đổ lên nguồn, mãn hạn bốn hay năm tháng chúng được thả về, nếu không bị chết vì kiệt sức). Ngay khi vừa được thả ra, quỷ Da-xoa liền chạy đến gặp người vợ trẻ hỏi:

- Bạn tôi đâu rồi?

Người trong nhà đáp:

- Chị chẳng gặp cô ấy đâu. Có một con quỷ Dạ-xoa đã ăn thịt những đứa con cô ấy sinh ra trong nhà này. Vì vậy, cô ấy đi về nhà cha mẹ ruột rồi.

Quỷ lầm bầm:

- Dù có chạy đằng trời, nó cũng không thoát khỏi tay ta!

Nôn nóng vì thù hận, Dạ-xoa tức tốc đi vào thành.

Ðến ngày lễ đặt tên, bà mẹ tắm rửa và đặt tên cho đứa bé xong, thưa với chồng:

- Ông à, bây giờ chúng ta hãy trở về nhà.

Cô vợ ẵm con đi bên cạnh chồng. Trên con đường băng ngang tinh xá, khi đến hồ nước của tinh xá, người vợ trẻ giao con cho chồng và xuống hồ tắm. Cô tắm xong, đến phiên chồng, và cô ngồi đợi gần đó và cho con bú. Ngày lúc ấy, quỷ Dạ-xoa xuất hiện. Cô vợ trông thấy nhận ra nó, lập tức la lên:

- Ông ơi! Ðến đây mau! Con quỷ đây nè!

Sợ chồng đến không kịp, cô xoay người đâm đầu chạy vào tinh xá. Lúc ấy, đức Ðạo sư đang thuyết pháp giữa chúng hội. Người vợ trẻ đặt con dưới chân Phật thưa:

- Con xin cúng dường Ngài đứa bé này. Xin hãy cứu lấy nó!

Quỷ cũng rượt theo tới nơi. Thiên thần Sumana khi đó đang trú tại hốc cửa bên trên cổng tinh xá, liền ngăn quỷ Dạ-xoa lại không cho vào. Ðức Ðạo sư bảo Trưởng lão A-nan:

- A-nan, ngươi hãy ra gọi quỷ Dạ-xoa vào đây!

Trưởng lão y lệnh. Người vợ vừa thấy quỷ lo sợ, kêu lên thất thanh:

- Nó đó, thưa Thế Tôn!

Ðức Ðạo sư dạy:

- Hãy để nó vào. Ðừng làm ồn!

Dạ-xoa bước vào, đứng trước Phật. Phật hỏi:

- Sao ngươi làm như vậy? Nếu không gặp một vị Phật như Ta, ngươi sẽ ôm ấp mối hận đến ngàn đời, không khác gì con rắn và con cáo run rẩy giận dữ, như quạ và cú. Sao ngươi lấy oán trả oán? Chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Và đức Phật đọc Pháp Cú:

“Với hận diệt hận thù

Ðời này không có được

Không hận diệt hận thù

Là định luật ngàn thu”.

Chính lời dạy của đức Phật là ngọn đèn để đưa chúng ta ra khỏi bóng tối vô minh và giải thoát cho chúng ta.

Chính lời dạy của đức Phật là ngọn đèn để đưa chúng ta ra khỏi bóng tối vô minh và giải thoát cho chúng ta.

Lòng từ bi phải chăng là vô lượng?

Nghe dứt bài kệ, Dạ-xoa liền đắc quả Dự lưu. Phật bảo người đàn bà đưa đứa bé cho Dạ-xoa. Người đàn bà vẫn còn sợ, không dám đưa. Nhưng sau khi Phật cho biết là không cần phải đề phòng, bà ta mới dám trao. Dạ-xoa nhận đứa bé trong tay, ôm hôn âu yếm rồi trả lại cho mẹ nó, xong bắt đầu khóc. Nghe Phật hỏi tại sao, Dạ-xoa liền thưa:

- Thưa Thế Tôn! Trước đây con hết sức xoay sở mà chẳng đủ ăn. Giờ con không biết sẽ sống ra sao.

Phật an ủi Dạ-xoa, rồi quay sang người mẹ, Ngài dạy:

- Hãy cho Dạ-xoa ở trong nhà con và nuôi bằng loại cháo ngon nhất.

Người đàn bà vâng lệnh đưa Dạ-xoa về nhà, cho ở trên cây kèo giữa và nuôi bằng loại cháo ngon. Khi đến mùa đập lúa, máy đập vọt lên vọt xuống, Dạ-xoa sợ máy đập vào đầu nên nói với bạn không thể ở đây thêm, và xin đi nơi khác. Dạ-xoa lần lượt được cho ở trong chòi để máy đập lúa, chỗ giếng nước, lò bánh mì, kho phân, đống tro và cổng làng, nhưng không chịu ở đâu hết, luôn cằn nhằn: chỗ thì máy đập lúa nâng lên e rằng chẻ đầu ra làm hai, chỗ thì tụi nhóc tiểu bậy, chỗ thì đàn chó nằm dài, hoặc bầy trẻ phóng uế, có khi liệng rác, chỗ thì trai làng đến xem bói. Vì thế, cô ta đưa Dạ-xoa về một nơi yên tĩnh ngoài làng, mỗi ngày đều mang cháo ngon đến cho ăn.

Một hôm, Dạ-xoa nói với bạn mình:

- Năm nay trời sẽ mưa nhiều, nên trồng lúa ở nơi khô ráo.

Có khi Dạ-xoa cho biết:

- Năm nay hạn hán, nên trồng lúa nơi ẩm thấp.

Lúa của người khác bị hư vì lúc úng lúc hạn, nhưng lúa của người đàn bà trẻ thì bội thu. Dân làng ngạc nhiên đến hỏi cô:

- Này chị, lúa của chị chẳng bị úng, chẳng bị hạn. Chị làm mùa dường như biết trước thời tiết. Phải vậy không?

Cô ta đáp:

- Tôi có người bạn là Dạ-xoa cho tôi biết trước sự thay đổi thời tiết, và tôi trồng lúa trên đất cao hay đất thấp tùy theo sự chỉ dẫn của chị ấy. Các bạn không thấy sao, ngày nào tôi cũng mang cháo ngon và các loại thức ăn đến cho chị ấy. Nếu các bạn làm như tôi cũng sẽ được trúng mùa.

Dân làng lập tức tôn vinh Dạ-xoa. Và từ đó, Dạ-xoa chăm sóc mùa màng cho mọi người, nhận được nhiều quà biếu và được nhiều người tôn kính. Dạ-xoa tạo nên thông lệ bữa ăn tám món, còn được duy trì mãi đến nay.

Như lời Thế Tôn dạy, chỉ có từ bi mới dập tắt được ngọn lửa hận thù. Không thể lấy đánh trả đánh, lấy chửi trả chửi, mà chỉ có thể dùng giọt nước nhành dương để xua tan thù hận, chỉ có vậy tâm chúng ta mới được bình an. Ngày nào trong  tâm còn ôm oán kết, thì lúc đó vẫn còn đau khổ và bất an. Chưa xả bỏ được sự hiềm hận bên trong thì phiền não sẽ theo ta như bóng theo hình. Ăn không ngon ngủ không yên, thậm chí còn đem lòng sân hận ấy vào trong giấc ngủ, để rồi khi thức dậy ướt đẫm mồ hôi và mệt nhoài sau cơn mộng mị. Ai làm ta đau khổ? Chính chúng ta làm chúng ta đau khổ. Tại sao không thương lấy chính mình? Tại sao không mở gông tháo cùm để ta được thoát ra khỏi ngục tù thù hận? Hận thù bào mòn thể xác và tâm hồn ta, để rồi khi nhìn lại ta là người đáng thương và ngu si nhất. Tự giam hãm mình và đầy ải mình mà không tự biết, ngược lại còn trách người kia làm ta đau khổ. Tại sao buồn vui số phận mình không do mình quyết định, mà do người định đặt cho ta? Phải chăng lòng thù hận che mất trí tuệ, khiến ta trở thành thuộc địa mất hết chủ quyền; nó thúc giục ta và đẩy ta vào hố sâu phiền não, để rồi đời ta trôi qua trong bất an và đau khổ. 

Cảm ơn Thế Tôn, người đã cho chúng ta sự bình an sau bao ngày mệt mỏi vì sống trong thù hận; nụ cười sẽ trở lại vì chúng ta là kẻ tự do khi chủ quyền lãnh thổ tâm được khôi phục. Chúng ta trở với quê hương bình an xưa kia của chính mình.

Cảm ơn Thế Tôn, người đã cho chúng ta sự bình an sau bao ngày mệt mỏi vì sống trong thù hận; nụ cười sẽ trở lại vì chúng ta là kẻ tự do khi chủ quyền lãnh thổ tâm được khôi phục. Chúng ta trở với quê hương bình an xưa kia của chính mình.

Trưởng dưỡng và thực hành tâm từ bi

Và giờ đây, chính lời dạy của đức Phật là ngọn đèn để đưa chúng ta ra khỏi bóng tối vô minh và giải thoát cho chúng ta. Thì ra, chỉ có một cách duy nhất để chúng ta được an, chính là bỏ oán thù bằng tâm từ, chứ không phải trả được oán thì lòng ta mới an. Hướng vế Thế Tôn Chánh Đẳng Giác đảnh lễ Ngài. Nhờ Phật mà chúng ta có một lối đi mới cho mình, chẳng phải theo đường mòn của thế gian để tiếp tục khổ đau. Ôm ấp hận thù là ôm con rắn độc, nó sẽ cắn và làm tổn thương và mất mạng. Thấy rõ như vậy rồi, lòng ta nhẹ hơn như vừa trút được gánh nặng ngàn cân.

Cảm ơn Thế Tôn, người đã cho chúng ta sự bình an sau bao ngày mệt mỏi vì sống trong thù hận; nụ cười sẽ trở lại vì chúng ta là kẻ tự do khi chủ quyền lãnh thổ tâm được khôi phục. Chúng ta trở với quê hương bình an xưa kia của chính mình. 

Bốn câu kệ tưởng chừng như giản đơn, nhưng mang âm hưởng của kinh nghiệm sống và sự giải thoát. Thật vậy, nếu không dùng tâm từ để đối lại với tâm hận thù thì chúng ta sẽ mãi là kẻ khổ đau. Muốn làm được vậy, bản thân chúng ta phải có nhiều sự thực tập buông bỏ và trau dồi để tâm từ thêm lớn. Tâm từ bi đủ lớn, chúng ta sẽ như cây đại thụ, vẫn hiên ngang trước gió bão của hận thù. Hãy luôn nhớ lời Phật dạy để chúng ta mãi là người hạnh phúc vì chúng ta đã có lối đi. Thế Tôn bên ta mỗi khi ta đau khổ, và Ngài mãi là ngọn đèn sáng soi giữa đêm dài vô minh. Có Phật là có an vui.

 >Xem thêm video: Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm