Tâm thế của người Phật tử khi đối diện với thị phi trên cộng đồng mạng
Chúng ta bàn chuyện thiên hạ đến khi người khác bàn về mình lòng có vui không?Ta tạo cho người đau khổ bản thân ta có an hơn, hạnh phúc hơn không? Chúng ta sợ thị phi, nhưng lại gieo thị phi cho người khác? Những chuyện nói trên được Đại đức Thích Quảng Tú chia sẻ cùng Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
Hỏi: Kính thưa Đại đức, trên cộng đồng mạng ngày nào cũng có chuyện chửi bới, phán xét, bình phẩm, nói xấu nhau rồi than thở khóc lóc... phức tạp lắm, nhiều Phật tử có chung một thắc mắc sao Đại đức lại im lặng như thế?
Biết phức tạp vậy quan tâm làm chi, để dành thời gian tu tập, bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn để tâm thanh tịnh cho mình bình an.
Chùa rất nhiều việc để thời gian Thầy lạy sám hối, học tập, uống trà, làm nhiều việc phúc báu để hồi hướng cho bản thân, gia đình, cho những người thân yêu được bình an vượt qua trận đại dịch, đâu có thời gian để mà ngồi quan tâm chuyện thế sự ngoài kia, rồi nói qua nói lại chỉ khiến cho nạn nhân trong mỗi câu chuyện thêm tổn thương, bản thân những người bàn tán lại càng tạo khẩu nghiệp gây oan trái.

Đại đức Thích Quảng Tú - Trưởng ban pháp chế, Trưởng ban kiểm soát GHPGVN tỉnh Yên Bái, Chủ biên Ấn phẩm Phật Giáo và Doanh Nhân, trụ trì chùa Minh Bảo tỉnh Yên Bái.
Hỏi: Đối mặt với những thị phi, lòng người chưa thể “bất biến”, vậy thì người Phật tử cần phải có tâm thế như thế nào thưa Đại đức?
Thử hỏi chúng ta đi bàn chuyện thiên hạ đến khi người ta bàn về mình lòng có vui không? Ta tạo cho người đau khổ bản thân ta có an hơn, tốt hơn, hạnh phúc hơn không? Chúng ta sợ thị phi, nhưng lại hay đi gieo thị phi cho người khác.
Có thể ta có một động cơ nào đó, tuy nhiên dù động cơ gì gây hoang mang dư luận, gây tổn thương đau khổ người khác, làm cho mọi người có những suy nghĩ tiêu cực đều mang tội.

Đại đức Thích Quảng Tú chia sẻ: Sống trên đời, nếu không thương thì cũng đừng làm khổ nhau, đơn giản vì đó là tình người.
PV: Bàn luận về các câu chuyện thị phi thì có tổn phước không thưa Đại đức? Mong Đại đức cho lời khuyên để hàng Phật tử lưu ý và ghi nhớ để có thể điều chỉnh lại hành vi của mình sống một đời tốt đẹp và ý nghĩa hơn?
Có câu “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”, trong cuộc sống chỉ một lời nói không hay có thể khiến người đó chịu quả báo. Người con Phật từng được rèn luyện các hành vi giáo pháp của Như Lai, thế nên mới nhận ra được chân lý, ta phải tránh điều ác, tu tâm dưỡng tính làm điều thiện, giải trừ khẩu nghiệp, trăm sự đều lành.
Phước đã mỏng rồi, không lo tu tạo nghiệp nguy hiểm. Sống trên đời, nếu không thương thì cũng đừng làm khổ nhau, đơn giản vì đó là tình người.
Ban Biên tập xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến Đại đức. Trang nhà tin rằng những lời giải đáp ý nghĩa này sẽ là hồi chuông thức tỉnh, đồng thời là tư lương để hàng Phật tử nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề tu tập cũng như đủ vững tâm khi đứng trước những thị phi, biến động và bất như ý của cuộc đời, nhằm thiết lập một đời sống an vui hướng thiện và hướng thượng.
Xin cảm ơn Đại đức.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: "Việt Nam - một dân tộc trọng Đạo, kính Trời, kính Đất…"
Phỏng vấn
Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Sướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương, bà nói: Những nguồn năng lượng tinh túy của trời đất hội tụ đến xứ sở này trong lễ hội, để một lần nữa chúng ta có thể khẳng định con người là sản phẩm của thiên nhiên.

Trịnh Công Sơn: "Phật giáo làm ta yêu đời hơn..."
Phỏng vấn
"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca".

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc”
Phỏng vấn
Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam - Thuy Điển thuộc Liên hiệp Hội hữu nghị TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: “Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có”.

Tác giả Phan Việt: "Đời sống vốn dĩ là cuốn kinh lớn"
Phỏng vấn
Xuất gia nhưng vẫn tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường đại học ở Mỹ, từng là gương mặt văn chương mới được độc giả yêu mến nhưng rẽ hướng với dòng sách mới mà cô gọi là sách chia sẻ với mọi người về sống sáng.
Xem thêm