Thứ, 07/10/2024, 12:20 PM

Tán tâm niệm Phật vẫn có công hiệu

Người xưa trong bốn uy nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào là không niệm. Nếu bảo rằng phải định tâm mới nên niệm Phật, thì trong lúc đi đường vấp ngã hoặc khi mặc áo, viết chữ v.v... làm sao thành tựu được sự niệm Phật? Vì thế cho nên biết rằng tán tâm niệm Phật vẫn có lợi.

Miệng niệm Phật, tâm chuyên nhất tưởng nghĩ đến Phật gọi là định tâm niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không tưởng nghĩ đến Phật mà lại suy nghĩ vẩn vơ gọi là “tán tâm niệm Phật”. Tán tâm niệm Phật so với định tâm niệm Phật, công hiệu hai bên vốn cách nhau rất xa. Vì thế, xưa nay các bậc đại đức đều khuyên hành giả định tâm niệm Phật, chứ không bao giờ khuyên tán tâm niệm Phật.

Nhưng, sự thật thì nhất cử nhất động gì bên ngoài đều ảnh hưởng đến nội tâm nên dù là tán tâm niệm Phật, sự niệm Phật ấy không phải hoàn toàn vô công hiệu. Vả lại, trong khi miệng ta niệm lục tự Di Đà, đó há không phải là phát xuất tự trong tâm ta mà ra hay sao?

Người niệm Phật A Di Đà được 10 lợi ích tuyệt vời

454012872_910729491090436_7862764347828142710_n

Cho nên, trong khi miệng ta niệm, bắt đầu là sáu chữ ấy phải từ ý muốn do trong tâm ta phát ra, thứ lại, khi sáu chữ đã phát thành tiếng, âm thanh phát ra nhứt định phải trở lui huân tập tâm ta; như thế không thể nói rằng nó hoàn toàn không có hiệu lực, chẳng qua công hiệu của nó so với công hiệu của định tâm niệm Phật có kém thua mà thôi. Chỉ vì công hiệu kém thua nên Cổ Đức không đề xướng, kỳ thực sức hàm ẩn và công hiệu của nó không thể tuyệt đối vô công.  Người xưa có bài kệ rằng: "Di Đà nhất cú pháp trung vương,  Tạp niệm phân vân giả bất phương,  Vạn lý phù vân già xích nhật,  Nhơn gian xứ xứ hữu dư quang".  

Tạm dịch là: "Di Đà sáu chữ lớn lao thay,  Tạp niệm lăng nhăng chẳng ngại bày,  Muôn dặm mây mờ che mặt nhựt,  Nhơn gian ánh sáng vẫn còn đây."  

Bài kệ nói rất xác đáng. Tịnh chủng (chủng tử thanh tịnh) ở trong đệ bát thức, một khi đã thuần thục, trở ra huân tập đệ lục ý thức phát sanh tịnh niệm; rồi đệ lục ý thức lại dắt dẫn năm thức trước (từ nhãn thức đến thân thức) sanh khởi hiện hạnh. Nhưng khi đi ngang qua ý thức, có lúc bị trần cấu ô nhiễm quá dày, sóng lòng bị kích động quá mạnh đến nỗi lấn át tịnh niệm. Ý thức tuy tán loạn nhưng tịnh niệm vẫn liên tục phát khởi và vẫn xuyên qua được, khác nào ánh sáng mặt trời xuyên qua đám mây dày đặc; tuy mây che phủ cùng khắp, nhưng ở giữa nhơn gian vẫn còn có chỗ lập loè ánh sáng, chứ không tối hẳn như ban đêm. Mây mù chưa tan, song ánh sáng lập lòe kia của mặt trời vẫn có công dụng.  

Riêng kinh nghiệm bản thân, bình nhật lắm lúc tôi cũng gặp phải tán niệm quấy rối. Gặp phải trường hợp như thế, tôi vẫn cứ niệm, không cần kể tánh chất tạp niệm ấy là như thế nào, miễn giữ cho niệm niệm đừng xen hở; niệm một lúc lâu rồi tự nhiên lần hồi tỉnh định trở lại, không cần phải dụng tâm điều nhiếp, lâu ngày định niệm trở nên thuần thục. Vì thế, cận lai, bất cứ ngày đêm, lúc nào tôi cũng niệm Phật, không cần nghĩ đến tán tâm hay định tâm. 

Người xưa trong bốn uy nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào là không niệm. Nếu bảo rằng phải định tâm mới nên niệm Phật, thì trong lúc đi đường vấp ngã hoặc khi mặc áo, viết chữ v.v... làm sao thành tựu được sự niệm Phật? Vì thế cho nên biết rằng tán tâm niệm Phật vẫn có lợi.  

Chủ trương như trên đây, không có nghĩa rằng tôi nhất thiết cổ xúy cho sự tán tâm niệm Phật. Cố nhiên nếu định tâm niệm Phật được thì rất quý, nhưng rủi có bị tán tâm cũng đừng lo ngại. Lý do thứ nhất là: Dù định tâm hay tán tâm, đã có niệm Phật tức nhiên có chủng tử sanh hiện hạnh và ngược lại hiện hạnh ấy sẽ huân tập trở lại đệ bát thức tạo thành chủng tử; đằng nào cũng vẫn có sanh khởi và huân tập cả, chẳng qua sức huân tập của tán tâm thì không mạnh bằng sức huân tập của định tâm mà thôi. Lý do thứ hai là: Dù bị tán tâm, cũng cứ nên niệm và phải niệm cho chuyên thì tự nhiên tán tâm sẽ được chuyển thành định tâm. Vì hai lý do ấy nên ở đây vẫn tùy hỷ sự tán tâm niệm Phật vậy.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng

Kiến thức 09:35 24/12/2024

Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời.

Ngũ giới là gì?

Kiến thức 09:20 24/12/2024

Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Kiến thức 16:17 23/12/2024

Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.

Xem thêm