Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 24/04/2023, 16:48 PM

Tăng Ni trẻ và mạng xã hội

Nhớ lời Phật dạy, Tăng Ni chúng ta cần sáng suốt và bình tĩnh để làm chủ khoa học, thay vì làm nô lệ cho nó. Đó chính là điều mà tất cả những ai có trách nhiệm và tâm huyết với tương lai Đạo pháp cần tư duy quán chiếu thường xuyên.

Hiện nay mạng xã hội (MXH) không còn là riêng của thành phần nào trong xã hội. Tuy chưa có thống kê chính xác nào được đưa ra, nhưng người viết bài này có thể nói rằng 80% Tăng Ni trẻ hiện nay đều có sử dụng từ một hoặc hai, ba MXH cùng lúc, tôi muốn nói là họ sở hữu 1 hoặc 2, 3 nick name để ghi tên mình vào cộng đồng MXH. Sự tham gia MXH của Tăng Ni trẻ là không thể kiểm soát và càng không thể cấm đoán. Đây là một thực tế mà lãnh đạo các cấp Giáo hội phải mặc nhiên chấp nhận.

Sử dụng MXH mất kiểm soát, thiếu tinh thần tỉnh giác thì nơi đó sẽ là mảnh đất sinh ra bản năng thấp hèn của con người được kích hoạt. Ảnh minh họa.

Sử dụng MXH mất kiểm soát, thiếu tinh thần tỉnh giác thì nơi đó sẽ là mảnh đất sinh ra bản năng thấp hèn của con người được kích hoạt. Ảnh minh họa.

Trên thực tế nhiều năm qua, chúng ta có thể thấy MXH mặc dù có mang lại sự lợi ích cho Tăng Ni trẻ, nhưng những thách thức mà nó đem đến trong việc quản lý và giáo dục Tăng Ni trẻ theo đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm hướng đến hình ảnh mẫu người xuất gia hoàn thiện cũng gặp không ít khó khăn.Về những lợi ích và những thiệt hại mà Tăng Ni trẻ có được hay phải gánh chịu, chúng ta có thể kết luận rằng việc Tăng Ni trẻ thường xuyên sử dụng MXH là “lợi bất cập hại”.

Đối với những lợi ích do MXH đem lại, quan sát kỹ 10 điều lợi ích mà phần trên bài này nêu lên, chúng ta sẽ thấy rằng MXH rất lợi ích cho đời sống hiện nay và công tác hoằng dương Chính pháp nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức vì chúng cũng còn rất nhiều mặt hạn chế có thể dẫn đến sự tiêu cực khó lường nếu người sử dụng MXH thiếu đi sự kiểm soát và không tỉnh thức. Có thể nói là lợi ích rất lớn nhưng tai họa cũng khó lường.

Sử dụng MXH mất kiểm soát, thiếu tinh thần tỉnh giác thì nơi đó sẽ là mảnh đất sinh ra bản năng thấp hèn của con người được kích hoạt. Người ta có thể nói ra bất cứ điều bậy bạ nào họ suy nghĩ mà không sợ bị phê phán; người ta có thể chửi mắng bất cứ ai họ ghét mà không sợ bị vạch mặt chỉ tên… bởi vì họ giấu con người thật của mình đằng sau những nick name và những hình ảnh không phải là ảnh thật của họ… Một “quốc độ” như thế làm sao người Phật tử xuất gia có thể “nhập tịch” làm cư dân cho được?

Tóm lại, sử dụng MXH một cách không kiểm soát đối với Tăng Ni trẻ là một nguy hiểm cho bản thân Tăng Ni trẻ và là thách thức lớn cho Giáo hội các cấp trong việc quản lý và giáo dục thế hệ Tăng Ni kế thừa sự nghiệp hoằng dương chính pháp sau này. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu và cần thiết?

Giải pháp cho vấn đề

Trước vấn nạn nghiện MXH của một bộ phận Tăng Ni trẻ, các nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cần đưa ra những giải pháp nào cho vấn đề này?

Người viết bài xin đề xuất 3 giải pháp. Chúng ta có thể chọn 1/3 giải pháp tốt nhất để thực hiện, hoặc kết hợp 2/3 hoặc cùng lúc thực hiện cả 3 giải pháp tùy theo hoàn cảnh cho phép.

Ba giải pháp đó là:

1. Cấm hẳn Tăng Ni trẻ sử dụng MXH

Giải pháp này quá cứng rắn và không khả thi. Do đó chắc không vị lãnh đạo nào chọn giải pháp này.

2. Cấm sử dụng MXH trong một số trường hợp nhất định

Giải pháp này có thể áp dụng trong các trường hợp như:

– Trong 3 tháng an cư kiết hạ

– Trong phạm vi không gian và thời gian cho phép tại các trường Phật học

– Trong các Thiền viện– Trong các giờ học tập – công phu– Vân vân…Giải pháp này chỉ giải quyết tạm thời trong một trường hợp nào đó chứ không mang tính căn cơ bền vững.

3. Tăng cường giáo dục giúp Tăng Ni trẻ có nền tảng đạo đức, làm chủ bản thân, sử dụng MXH theo tinh thần chính niệm – góp phần quan trọng trong công tác hoằng pháp lợi sinh của thời đại công nghiệp 4.0 và tạo nên không gian mạng an toàn.

Đây có lẽ là giải pháp khả thi nhất, tuy nhiên đòi hỏi phải có sự kiên trì bền bỉ trong thực hiện, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, làm chiếu lệ, làm cho có hình thức. Nếu giải pháp này được thực hiện đầy đủ sẽ mang lại kết quả lâu dài, bền vững hơn là cấm đoán hoặc hạn chế sử dụng MXH.

Thực tế cho thấy có nhiều vị giáo phẩm đạo cao đức trọng hiện nay vẫn thường xuyên sử dụng MXH nhưng các vị ấy đâu có bị những tiêu cực của MXH tác động, ngược lại còn phát huy tính tích cực trong công tác quản lý – hoằng pháp một cách hiệu quả và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực về nội dung hoằng pháp trong thời đại mới. Điều này cho thấy MXH cũng giống như con dao hai lưỡi, tùy người sử dụng mà đem lại lợi ích hay tác hại. Cũng vậy, nếu Tăng Ni trẻ hiểu được hai mặt lợi và hại của MXH, nếu Tăng Ni trẻ làm chủ được bản thân, có nền tảng đạo đức vững vàng do tiếp thu từ nền giáo dục của thầy tổ, các trường Phật học thì việc sử dụng MXH sẽ đem lại lợi lạc mà không gây tác hại cho Tăng Ni trẻ chúng ta.

Cần tăng cường giáo dục và tuyên truyền sử dụng MXH theo tinh thần tại điểm thứ 8 của Nghị quyết về Phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội VIII nhiệm kỳ 2017-2022 “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Việc giáo dục tuyên truyền này cần được thường xuyên thực hiện từ tự viện gia giáo cho các buổihọp Tăng sự của Giáo hội Phật giáo cấp huyện, tỉnh, Trung ương đến các trường Phật học từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và cấp học viện và cần đặc biệt quan tâm đào tạo việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý – hoằng pháp thời đại mới” từ đó tạo cho các Tăng Ni có được một cái nhìn tổng thể và hiểu biết được những giá trị tích cực sử dụng MXH theo tinh thần chính niệm của người con Phật hướng đến “tịnh hóa công dân mạng” góp phần xây dựng “không gian mạng an toàn” là một nền tảng cần phải có trong việc phát triển bền vững hệ sinh thái số của nước nhà, góp phần quan trọng tích cực và hiệu quả cho việc giáo dục thanh thiếu niên, tạo nên một môi trường học tập lành mạnh, học tập mọi lúc mọi nơi thông qua chiếc điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay.

*Trích từ bài tham luận: Mạng xã hội với những thách thức trong công tác quản lý, giáo dục Tăng Ni trẻ và công tác Hoằng pháp hiện nay - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm