Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/05/2016, 11:18 AM

Tánh và Tướng trong Phật pháp

Tánh còn gọi là tính 性 là bản thể của pháp giới. Phật giáo thường gọi nó là Tâm hay Tánh Giác hay Phật tánh. Nó vô hình, vô thể, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, không có số lượng. Bản thể đó giống như hư không nhưng không phải là hư không. 

Bồ Tát Long Thọ nói: “Tâm như hư không vô sở hữu 心如虛空無所有” (Tâm giống như hư không, không có thật). Nhưng Tâm không phải là hư không bởi vì nó bao gồm cả Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới).

Bát Nhã Tâm Kinh tập trung nói về Tánh Không của pháp giới, nói rằng “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không Không tức thị Sắc; Thọ Tưởng Hành Thức diệc phục như thị 色不異空、空不異色、色即是空、空即是色, 受想行識,亦復如是” nghĩa là Vật chất không khác cái không, cái không không khác vật chất, vật chất tức là không, không tức là vật chất. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng tương tự như vậy.

Câu kinh này hàm ý rằng Tánh Không là bản thể của pháp giới. Thế giới vật chất (Sắc), Thế giới cảm xúc (Thọ), Thế giới tâm lý, tinh thần, tưởng tượng (Tưởng). Sự vận hành chuyển động của cả vật chất và tinh thần (Hành). Thế giới nhận thức, phân biệt (Thức). Tất cả gọi chung là Ngũ Uẩn 五蘊 hay còn gọi là Ngũ Ấm 五陰 đều là Không, nên nói là Ngũ Uẩn Giai Không 五蘊皆空.

Nhưng Không nghĩa là gì ? Như trên đã nói Tâm hay Tánh Không không phải là hư không nên nó bao hàm cả vật chất, tâm lý, tình cảm, quy luật, lý học, khoa học, chúng sinh trong đó có con người. Dùng chữ Không để diễn tả không phải là sai nhưng nó có thể gây ra sự hiểu lầm.

Với sự phát triển của khoa học hiện đại, chúng ta có những cách diễn tả mới rất rõ ràng và tránh được hiểu nhầm. Tánh Không, Tâm, Phật tánh, Chánh biến tri, Thượng Đế, Trời…đều đồng nghĩa. Khoa học gọi nó là Trường thống nhất (Unified Field) hay Miền tần số (Frequency Domain) hoặc là Sóng tiềm năng phi vật chất (Nonmaterial potential wave). Không giống như các dạng sóng vật chất như sóng nước (water waves) hay sóng điện từ (electromagnetic waves). Sóng vật chất có biên độ dao động, có độ dài sóng, có những yếu tố có thể đo đạc xác định được. Còn sóng tiềm năng không bị hạn chế bởi không gian, thời gian và số lượng, không thể đo đạc. Con người không thể chứng minh loại sóng này tồn tại, cũng giống như người ta không thể chứng minh Thượng Đế tồn tại, nhưng biểu hiện thì rõ ràng. Cuộc sống thế gian là biểu hiện rõ ràng của sóng tiềm năng này. Lothar Schafer (Giáo sư  Hóa học Vật thể (danh dự) tại Đại học Arkansas) trong tác phẩm Infinite Potential (Tiềm năng vô tận) diễn tả sóng tiềm năng vô tận này như sau : “In this nonmaterial ocean, which seems alive and more mindlike than thinglike, the waves constantly buil up to new empirical possibilities and perhaps even to new forms of thinking that may find consciousness in a human mind.  (Trong đại dương phi vật chất này, nó có vẻ sống động và giống tinh thần hơn là vật chất, sóng liên tục tạo ra khả năng kinh nghiệm mới và có lẽ cả những hình thức mới của tư duy, nó có thể tìm thấy Tâm trong ý thức của con người.)

Tướng  相 chính là phần biểu hiện của tánh. Biểu hiện dưới hình thức hạt cơ bản của vật chất (material particles), cố thể vật chất (physical objects), sinh vật (creatures). Và còn biểu hiện dưới muôn vàn hình thức trong xã hội loài người như tín ngưỡng, tôn giáo, quốc gia, dân tộc, tình yêu, hôn nhân, tính dục, tình cảm, quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè…

Theo Phật pháp thì tướng chỉ là huyễn ảo, ảo hóa, không có thật, là tưởng tượng. Nhưng đối với người bình thường thì tướng là sự thật 100%. Không ai có chút nghi ngờ nào về thân thể của mình, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc của mình là không có thật. Chính vì vậy con người không bao giờ có thể giác ngộ được, họ cứ sống trong mê muội, sướng khổ theo ảo tưởng, hết kiếp này qua kiếp khác, mãi mãi chìm đắm, trầm luân trong biển luân hồi sinh tử, không bao giờ thoát ra được. Chỉ có một số rất ít bậc thánh trí nhận ra tính cách ảo tưởng của tướng, của trần cảnh và đứng lên chỉ giáo cho người đời. Và cũng chỉ có một số rất ít người theo sự hướng dẫn, tự giải thoát được ra khỏi cảnh mê muội.

Trong các biểu hiện của tướng thì ngôn ngữ là phương tiện phổ biến nhất giúp cho con người giao tiếp được với nhau và hiểu nhau tương đối cụ thể về sự ra đời (sinh), hoàn cảnh gia đình (ông bà cha mẹ, chú bác cô dì, vợ con), hoàn cảnh xã hội (dân tộc, quốc gia), khả năng, nghề nghiệp, tính tình, sở thích…

Ngôn ngữ gồm có tiếng nói (âm thanh) và chữ viết (văn tự). Tiếng nói phát sinh trước, sau đó con người tìm cách ghi chép lại tiếng nói, từ đó hình thành chữ viết. Các văn tự cổ thường là chữ tượng hình. Một trong các thứ chữ tượng hình còn tồn tại tới ngày nay và vẫn còn rất phổ biến là Hán tự của dân tộc Trung Hoa. Ban đầu họ dùng hình vẽ gần giống với vật để diễn tả vật, dần dần các nét vẽ được giản lược thành ký hiệu chữ viết, ví dụ :

Cung copyCung 弓 cây cung

Cungdien copyCung 宫 cung điện

Dien copyDiện 面  bề mặt, cái mặt (vẽ một dấu hiệu trên tấm lụa)

Ho copyHổ 虎 con cọp

Hoa copyHỏa 火 ngọn lửa

Ho-cua copyHộ 户  cánh cửa đơn

Khuyen copyKhuyển  犬  con chó

Long copyLong 龍  con rồng

Moc copyMộc 木  cây cối

Mon copyMôn  門 cửa hai cánh

Qui copyQui  龜 con rùa

Son copySơn 山 dãy núi

Tho copyThố 兔 con thỏ

Tu-con copyTử 子 đứa con trai

Tuoc copyTước 雀 con chim sẻ

Xi copyXỉ 齒 răng

Đặc biệt thú vị là sự hình thành của chữ niên (nghĩa là năm) như sau :

Sách Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận đời Hán viết : Cốc thục dã, tòng hòa, thiên thanh, Xuân Thu Truyện viết đại hữu niên (Thuyết văn giải tự) 穀孰也從禾千聲春秋傳曰大有年 (說文解字) (Sách Xuân Thu Truyện nói lúa trúng mùa, đó là lúa chín vậy, bộ hòa, âm thiên).

Xét cho kỹ và xa xưa hơn nữa, giáp cốt văn đã vẽ hình chữ “年-Niên” là hình cây lúa chín, bông lúa trĩu hạt. Vậy ngày xưa chữ niên nghĩa là cây lúa trĩu hạt và đọc với âm thiên. Sách Thuyết văn cũng nói :

Nẫm, hòa cốc thục dã, tòng hòa niệm thanh. Xuân Thu Truyện viết : …nhi thậm thiết  稔 禾 穀孰也。从禾念聲。(春秋傳) 曰:… 而甚切 (Nẫm nghĩa là lúa chín, bộ hòa âm niệm. Sách Xuân Thu nói …chính xác hơn)

Tóm lại chữ niên xưa có nghĩa là lúa chín, vẽ hình cây lúa trĩu hạt, đọc là thiên, chính xác hơn đọc là niệm (âm niệm và niên tiếng phổ thông TQ đọc như nhau). Ngày xưa mỗi năm chỉ làm một vụ lúa, do đó chu kỳ thời gian giữa hai mùa lúa chín cũng gọi là niên 年 nghĩa là năm. Quá trình hình thành chữ niên 年 như sau :

Lai lịch chữ Niên
 
Lịch Sử chữ Niên
 
Chữ niên nguyên thủy là hình cây lúa trĩu hạt, trải qua các thời kỳ giáp cốt văn, kim văn, tiểu triện và cuối cùng là lệ thư như ngày nay.     

Vì thế chữ niên, vốn là tên gọi của lúa chín, trở thành danh từ chỉ thời gian một năm. Một phần năm nhân loại trên thế giới hiện nay vẫn còn dùng chữ tượng hình cây lúa trĩu hạt này để chỉ thời gian một năm, đó là chữ niên 年

Sau khi có ngôn ngữ thì tướng luôn có hai thành phần đi đôi với nhau, đó là Danh và Thực (còn gọi là Sắc 色) . Danh 名 là tên gọi của sự vật. Thực 實 là chính bản thân sự vật. Ví dụ Con Cua là tên gọi, còn thực là chính con vật bằng xương bằng thịt này :

Con Cua
 
Mọi người đều hiểu rằng danh từ Con Cua chỉ là giả danh, là ký hiệu để chỉ con cua bằng xương bằng thịt. Nhưng ít ai hiểu rằng con cua bằng xương bằng thịt cũng chỉ là giả danh, nghĩa là không có thật, chỉ là tưởng tượng.

Tại sao con cua bằng xương bằng thịt có thể ăn thịt được, cũng chỉ là giả danh ? Như trên đã nói Ngũ uẩn giai không. Năm uẩn đều không có thật, chỉ là cảm giác, tưởng tượng, khái niệm mà thôi. Sự khác nhau giữa danh và thực là thế nào? Danh thì chỉ có ý thức tiếp xúc được, còn thực thì cả 6 giác quan đều tiếp xúc được. Khác nhau chỉ có vậy mà thôi.

Nhà đặc dị công năng Hầu Hi Quý có thể biến cua giấy thành cua thật là một thực nghiệm chứng tỏ danh và thực không hoàn toàn khác nhau. Câu chuyện như sau :

Một ngày tháng 11-1987, cháu đích tôn của nhà danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch là Tề Phật đến Thâm Quyến dự bị triển lãm họa phẩm của ông nội. Ông tập họp vài nhân sĩ hữu quan tại trung tâm giải trí cựu chiến binh khu La Hồ của Thâm Quyến để bàn công việc.

Đến hội trường trung tâm giải trí ở lầu sáu dự họp có ông giám đốc Thẩm Tích Chính của phòng Trưng bày nghệ thuật hội họa nằm trong tòa lầu trung tâm Thương mại của Thâm Quyến, có cố vấn của Hội nghiên cứu nghệ thuật thư pháp quốc tế của Trung Quốc, có chủ nhiệm Đào Sâm của hội nghị trù bị của Viện nghệ thuật Tề Bạch Thạch. Bản thân Hầu Hi Quý là hội trưởng của Hội Phúc Duyên thuộc Viện nghệ thuật Tề Bạch Thạch thành phố Trường Sa, nên dĩ nhiên là có trong thành phần được mời tham dự của Tề Phật.
Tề Phật 齊佛, cháu nội của danh họa Tề Bạch Thạch 齊白石
Tề Phật năm tới đã vào tuổi cổ lai hi (70 tuổi) nhưng tinh thần vẫn còn quắc thước (khỏe mạnh), người cao ráo, cùng với mấy vị nhân sĩ có tiếng sau khi bàn luận thỏa thuận xong, cảm thấy vui vẻ, bèn bảo người chuẩn bị giấy bút, ông muốn thừa hứng vẽ tranh, để tặng tạ ơn vài vị khách. Chỉ thấy ông múa bút lông chó sói (lang hào 狼毫), hoa tay vượn (thư viện tí 舒猿臂) tức thì trên giấy xuất hiện hai con cua đen. Hầu Hi quý tuy không am tường về thư họa, nhưng cũng thích nghệ thuật, ông đứng bên họa gia ngưng mâu nhìn kỹ. Bỗng nhiên trên khóe miệng ông xuất hiện một nụ cười khó thấy, ngẩng đầu hỏi Thẩm Tích Chính và Đào Sâm tiên sinh : “Các ông thấy hai con cua trên giấy có thể ăn được không ?”

Tại hiện trường, trừ hai ông Thẩm và Đào, còn vài nhân viên công tác và những người đi theo Hầu Hi Quý, nghe Hầu Hi Quý hỏi một cách hoang đường, đều tỏ vẻ ngơ ngác không hiểu. Nhưng Đào Sâm trước tiên hiểu ra, biết Hầu Hi Quý đang muốn đùa, vì vậy trả lời : “Tranh trên giấy đương nhiên là không thể ăn.” Mọi người đều gật đầu cho là phải, đều nói không thể ăn được.

Nghe mọi người khác miệng cùng lời, Hầu Hi Quý nhìn đăm đăm. “Tôi nói là có thể ăn được thì có thể ăn được, tin không ?” Nói xong ông nhướng mày, đi vào phòng vệ sinh. Có người thấy ông hai tay nhúng vào bồn rửa mặt, bỗng nhiên xuất hiện hai con cua mà về độ lớn và màu sắc đều giống hệt hai con cua trên giấy. Ông cầm hai con cua sống ra khỏi phòng vệ sinh, để trên bàn họa, chúng liền nhe răng khua móng bò ngang bò dọc, so với hai con cua trên giấy, thật khó phân chân ngụy. Mọi người kinh ngạc khôn xiết, vây quanh nhìn ngắm bốn con cua, miệng tặc lưỡi “chách chách” khen kỳ lạ.

“Hai con cua này từ trên trời rơi xuống, hãy để tôi mang về làm kỷ niệm đi nhé.” Thẩm Tích Chính nhìn Tề Phật và Hầu Hi Quý, “chẳng mấy khi được Hầu tiên sinh thi triển công phu, không thể quên ngày hôm nay.”

Hầu Hi Quý nhướng nhướng mày, liền nói “Có thể”. Tề Phật bèn tìm một cái túi nylon giúp ông Thẩm đang hoan thiên hỉ địa đựng hai con cua sống.

Một năm sau, một hôm, ông Thẩm Tích Chính nói với người khác một cách thần bí, Hầu Hi Quý “gọi đến” hai con cua từ trên trời, ông đã mang về luộc ăn sạch, được hưởng thụ một bữa ăn từ một vật đến từ thần thoại. Năm ấy ông quả nhiên tài vận hanh thông, doanh lợi đạt hơn ba trăm vạn mỹ kim.

Muốn sản xuất ra con cua thịt, nông dân phải nuôi cua giống khoảng 10 tháng. Còn nhà đặc dị công năng có thể biến ra con cua trong nháy mắt. Con cua là một cấu trúc ảo gồm nhiều loại phân tử chất sống như C, H, O, N, ngoài ra là một số phân tử khác như calci, sắt, chì, kẽm, magnesium…Tất cả vật chất đều có thể quy về các hạt cơ bản, cuối cùng quy về lượng tử và từ lượng tử có thể làm ra đủ mọi loại cấu trúc. Lượng tử là danh từ chung chỉ các hạt cơ bản bởi vì các hạt cơ bản có thể biến thành năng lượng và đơn vị của năng lượng là lượng tử. Các hạt cơ bản khi tách riêng một mình đều là hạt ảo. Niels Bohr nói :  “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật hay nói cho rõ chính là vật ảo). Cấu trúc của hạt ảo đương nhiên là vật ảo. Con cua bằng xương bằng thịt là một loại hình tướng mà tâm có thể làm ra. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Tâm như họa công sư, họa chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo…Nhất thiết pháp vô tự tính 心如工畫師,畫種種五陰。一切世界中,無法而不造。…一切法無自性” (Tâm như họa sư khéo tay, vẽ đủ thứ ngũ ấm. Trong tất cả thế giới, không pháp gì mà không tạo ra được…Tất cả các pháp đều không có tự tính).

Câu này hàm nghĩa là tất cả các hạt cơ bản tạo nên thế giới vật chất cũng như tất cả các khái niệm phi vật chất như ngôn ngữ, cảm giác, tinh thần, tình cảm đều không có tự tính. Tất cả đều do tâm gán ghép. Nói cụ thể hơn, các tính chất đặc trưng của hạt photon hay hạt electron như vị trí, khối lượng, điện tích, số spin đều không có sẵn, chúng chỉ xuất hiện khi con người quan sát đo đạc, nghĩa là con người gán ghép những thói quen nhận thức của mình vào vật. Có nghĩa là vật ở ngoại cảnh thực chất cũng là do tâm tạo (nhất thiết duy tâm tạo 一切唯心造), là tưởng tượng chứ không phải có thật.

Tại sao con cua chỉ là tưởng tượng ? Bởi vì toàn thể con cua chỉ là phân tử và nguyên tử, chỉ là 3 loại hạt cơ bản gồm có quark up, quark down (tạo ra hạt proton và hạt neutron để làm hạt nhân nguyên tử) và electron để tạo thành lớp vỏ nguyên tử, ngoài ra là các hạt tương tác như gluon, photon, boson W, boson Z, higgs và hạt mới khám phá năm 2016 là graviton. Chúng tạo ra khối lượng và đủ mọi loại cảm giác, đủ mọi loại màu sắc. Bản thân ngoại cảnh (ví dụ con cua) chỉ là một cấu trúc ảo không có thật và không có bất cứ ý nghĩa gì. Chỉ khi tương tác với tâm (bao gồm 8 thức : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, ý thức, mạt-na và a-lại-da) thì chúng mới có ý nghĩa. Ý nghĩa này là do tâm gán ghép cho chúng. Giống như ý nghĩa của từ ngữ, của câu nói là do con người gán ghép vào câu nói, chứ bản thân câu nói không có sẵn ý nghĩa. Lúc bấy giờ thì electron, photon và các hạt khác mới có những đặc trưng xác định như khối lượng, điện tích, số spin, vị trí, màu sắc, hình dáng, và con cua mới thật sự xuất hiện. Nếu không có tâm thì con cua chỉ là một cấu trúc ảo và hoàn toàn vô nghĩa. Điều này thì khoa học ngày nay đã hiểu rõ và mô tả trong video sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=kIAyKblFluM

Vạn Pháp Duy Thức

Kết luận

Tóm lại, tánh là phần vô hình vô thể của sự vật, tiền ngũ thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể) không thể tiếp xúc, chỉ có ý thức có thể tưởng tượng. Về mặt ngôn ngữ và diễn tả, tánh được gán cho một cái danh (danh từ, tên gọi). Tướng là phần hữu hình, tiền ngũ thức có thể tiếp xúc và cũng sử dụng cùng một danh với tánh.

Ví dụ đối với con cua, tánh là tính chất đặc trưng của con cua ví dụ đó là con vật có 8 chân 2 càng, loài giáp xác, bò ngang v.v…Còn tướng của nó chính là thực thể bằng xương bằng thịt, tiền ngũ thức có thể tiếp xúc và có thể ăn được, tiêu hóa được, cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể.

Theo Phật pháp thì tánh và tướng đều là giả danh, có công dụng nhưng không có thực chất, con cua chỉ là tưởng tượng đồng bộ của 6 thức chứ không có thật. Khoa học ngày nay đã hiểu rõ điều đó. Thực tướng của con cua chỉ là trống rỗng, toàn bộ chỉ là thông tin, là khái niệm, là dòng điện tín hiệu, không có chút gì thật cả. Tất cả những pháp khác trong Tam giới cũng tương tự như vậy, đều là tánh không trống rỗng. Chính vì vật chất không có thật nên những nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý  có thể điều khiển cho trái táo dễ dàng đi xuyên qua vỏ thùng sắt ra ngoài, hoặc một chiếc đồng hồ bằng kim loại đi xuyên qua bức tường gạch mà không để lại dấu vết. Họ cũng có thể lấy một gói thuốc lá ở khoảng cách xa hàng ngàn cây số trong nháy mắt, không có gì trở ngại. Điều này đã được diễn tả trong kinh Hoa Nghiêm : pháp giới Hoa Nghiêm sự sự vô ngại 法界華嚴事事無礙

Sở dĩ sự sự vô ngại là vì vật thể chỉ là ảo. Do vật thể cũng là ảo nên Kinh Hoa Nghiêm cũng nói “Pháp giới Hoa Nghiêm Lý Sự vô ngại”. Nghĩa là Tánh (Lý) và Tướng (Sự) thực chất chẳng có gì khác nhau, đều là tánh không. Tất cả mọi sai biệt đều là do con người tưởng tượng, gán ghép thói quen nhận thức của mình vào pháp.

Truyền Bình
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Xem thêm