Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/02/2020, 11:09 AM

Tập xả chấp trước

Muốn an vui, hạnh phúc thì phải xả bớt chấp trước. Còn chấp trước nhiều thì bảo đảm là khó an vui. Bởi vì tâm chấp trước là cái nhân để chuốc lấy đau khổ.

> Phá chấp trước để được giải thoát

Xét cho kỹ thì bao nhiêu khổ đau trên cuộc đời này cũng từ tâm chấp trước mà ra. Nếu người có tâm hỷ xả thì đâu có khổ. Chính từ tâm chấp trước đó mà đưa đến bao nhiêu khổ đau trên thế gian này, nhưng ít ai thấy được.

Đơn giản như ngồi thiền mà nghe những tiếng nói ồn ào bên ngoài, nếu người có tâm chấp trước thì khó chịu và khổ liền. Còn nếu buông xả thì cứ lo ngồi, mặc ai nói gì nói, buông xả thì lòng nhẹ nhàng. Ngay đó liền thấy chính tâm chấp trước khiến chúng ta khổ.

Muốn an vui, hạnh phúc thì phải xả bớt chấp trước. Còn chấp trước nhiều thì bảo đảm là khó an vui. Bởi vì tâm chấp trước là cái nhân để chuốc lấy đau khổ.

Muốn an vui, hạnh phúc thì phải xả bớt chấp trước. Còn chấp trước nhiều thì bảo đảm là khó an vui. Bởi vì tâm chấp trước là cái nhân để chuốc lấy đau khổ.

Điều này chính tôi cũng có kinh nghiệm. Mấy lần đi qua Ấn Độ, đến Bồ-đề Đạo Tràng những lúc cao điểm thì người chiêm bái rất đông. Mỗi người, mỗi đoàn có lối tu riêng, hoặc là tụng kinh, hoặc là niệm Phật hoặc lễ bái, tọa thiền v.v… Khi vào đó thì tôi tìm chỗ ngồi thiền, tuy ngồi thiền nhưng mọi người đi qua, đi lại ồn ào, có khi cũng nói chuyện, rồi tụng kinh phát loa lớn vang khắp bên tai. Nhưng khi ấy vẫn ngồi thiền an nhiên thanh thản, không bực bội khó chịu cũng không dính dáng, không bị ảnh hưởng. Nếu ngồi ở nhà mà có ai bên ngoài nói chuyện ồn ào thì thấy khó chịu, đó là do tâm chấp trước thành khổ; còn buông xả, không quan tâm thì nhẹ nhàng.

Hiểu rồi thì chúng ta thấy trên cõi đời này có nhiều chuyện không đáng, nhưng do tâm chấp trước mà trở thành chuyện lớn, thành khổ đau, đáng tiếc. Như chúng ta đi chợ, người tới lui rất đông, lỡ có người nào đó đi nhanh đạp trúng bàn chân mình, nếu thấy người ta lỡ vô ý đạp thì đi luôn là đâu có chuyện gì; nếu giận kéo người ta lại rồi sừng sộ, không khéo thành ẩu đả với nhau; nếu chưa dừng thì đưa đến thưa kiện rồi vô tù.

Mỗi người, mỗi đoàn có lối tu riêng, hoặc là tụng kinh, hoặc là niệm Phật hoặc lễ bái, tọa thiền v.v… Khi vào đó thì tôi tìm chỗ ngồi thiền, tuy ngồi thiền nhưng mọi người đi qua, đi lại ồn ào, có khi cũng nói chuyện, rồi tụng kinh phát loa lớn vang khắp bên tai.

Mỗi người, mỗi đoàn có lối tu riêng, hoặc là tụng kinh, hoặc là niệm Phật hoặc lễ bái, tọa thiền v.v… Khi vào đó thì tôi tìm chỗ ngồi thiền, tuy ngồi thiền nhưng mọi người đi qua, đi lại ồn ào, có khi cũng nói chuyện, rồi tụng kinh phát loa lớn vang khắp bên tai.

Một chuyện không đáng gì mà trở thành chuyện lớn, thành khổ đau. Cho nên chúng ta cần chuyển hóa, tập tâm buông xả, bớt chấp trước.

Hòa thượng Quảng Khâm ở Đài Loan, là vị Hòa thượng tu hành có công phu, có đạo đức, rất được mọi người kính quý. Ngài có kể câu chuyện là một hôm mấy người đệ tử của Ngài đi nghe một vị pháp sư ở chùa khác giảng kinh. Vị pháp sư này khi thuyết giảng ngầm chỉ trích Ngài Quảng Khâm nên những người đệ tử của Ngài thấy khó chịu. Sau đó về thuật lại cho Ngài Quảng Khâm nghe.

Nghe rồi, Ngài chẳng những không buồn giận mà còn bảo đệ tử phải đi đến sám hối vị thầy kia. Ngài nói: “Các con đừng có hiểu lầm người ta! Vị đó giảng đoạn kinh rất sâu xa, mà các con nghĩ xấu cho người ta”. Rồi Ngài đem đạo lý giải thích những lời của pháp sư kia đã giảng. Vậy là xong chuyện.

Biết trách trở lại chính mình, thường dùng trí tuệ quán chiếu tu kỹ hơn, để xả bớt những chấp trước thì sẽ nhẹ bớt khổ đau, cuộc đời sẽ tươi sáng hơn.

Biết trách trở lại chính mình, thường dùng trí tuệ quán chiếu tu kỹ hơn, để xả bớt những chấp trước thì sẽ nhẹ bớt khổ đau, cuộc đời sẽ tươi sáng hơn.

Không chấp trước nên lòng nhẹ nhàng, thanh thản. Còn nghĩ người ta nói móc mình, thành ra mới bực bội khó chịu thì cũng do tâm chấp trước mà ra.

Để thấy rằng: Chấp trước là tự làm khổ mình, thiệt thòi cho mình chứ không có gì vui, đâu có lợi ích. Vậy tại sao chúng ta vẫn làm? Đó là điểm muốn nhắc cho tất cả nhớ cần xét kỹ lại. Mỗi người nên nhớ điều này: “Hễ càng chấp thì càng khổ, bớt chấp thì bớt khổ, còn hết chấp thì hoàn toàn giải thoát, không còn khổ”. Con đường đi rõ ràng vậy thôi. Nhưng do đâu mà có chấp? Do tâm chúng ta thiếu trí tuệ quán chiếu. Tức là thiếu tu. Thiếu tu nên mới chấp.

Vì vậy, chúng ta cần trách trở lại chính mình. Biết trách trở lại chính mình, thường dùng trí tuệ quán chiếu tu kỹ hơn, để xả bớt những chấp trước thì sẽ nhẹ bớt khổ đau, cuộc đời sẽ tươi sáng hơn.

Không chấp trước nên lòng nhẹ nhàng, thanh thản. Còn nghĩ người ta nói móc mình, thành ra mới bực bội khó chịu thì cũng do tâm chấp trước mà ra.

Không chấp trước nên lòng nhẹ nhàng, thanh thản. Còn nghĩ người ta nói móc mình, thành ra mới bực bội khó chịu thì cũng do tâm chấp trước mà ra.

Như chuyện Đức Phật đi trên đường bị ông Bà-la-môn theo chửi, Ngài đọc lên bài kệ để nhắc đệ tử:

Kẻ hơn thì thêm oán,

Người thua ngủ chẳng yên.

Hơn thua hai đều xả,

Duỗi thẳng hai chân ngủ.

Nếu chúng ta thấy người ta hơn mình tức là mình thua, thấy mình thua thì ngủ không yên; còn nếu mình hơn người ta thì bị người ta oán. Người ta thua mình, do chịu không nổi thì họ sanh oán. Như vậy, người còn chấp hơn thua là còn khổ. Cho nên xả hết hơn thua thì an ổn nằm duỗi thẳng hai chân ngủ khỏe. Chúng ta tập buông bớt chấp trước đó là con đường an vui, hạnh phúc chân thật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm