Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/07/2020, 10:01 AM

Đừng chấp cái tôi thái quá!

Những khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ chấp thủ cái tôi, cái của tôi, và không hiểu biết một cách rõ ràng như thật về chúng gây ra. Chúng ta hãy tự tỉnh giác quan sát một cách sâu sắc chính bản thân mình xem có đúng như vậy không?

 >>Góc nhìn Phật tử

Cái tôi gây ra phiền não khổ đau trong đời sống hàng ngày mà ai cũng dễ dàng thấy được như:

Mình muốn mọi người xung quanh làm theo ý mình, muốn người khác nghe lời của mình, nếu nghịch ý là mình bực bộisân hận.

Mình tự xem mình là trung tâm, là quan trọng, ai cũng phải kính trọng, khen tặng, chú ý đến mình, xem trọng mình, đến đâu mình cũng phải được chào đón vồn vã. Mình sẽ khó chịu nếu bị những người khác lơ là hoặc xem thường.

Hãy quán chiếu thật rõ ràng rằng bản chất của thân thể này vốn vô ngã, vốn không thật có. Nếu thân là ngã thì trên đời này không có tình trạng thân bị bệnh tật và ta có được một thân thể khỏe mạnh như ta mong muốn.

Hãy quán chiếu thật rõ ràng rằng bản chất của thân thể này vốn vô ngã, vốn không thật có. Nếu thân là ngã thì trên đời này không có tình trạng thân bị bệnh tật và ta có được một thân thể khỏe mạnh như ta mong muốn.

Trong giao tiếp xã hội, công việc, bạn bè, gia đình, lúc nào mình cũng muốn nâng cao cái tôi của mình lên. Nếu ai đụng chạm vào cái tôi của mình, thì mình sẽ ăn thua đến nơi đến chốn.

Bài liên quan

Đến xây mồ mả cho ông bà, mình cũng phô cái tôi của mình ra, phải xây cao hơn, to hơn hoành tráng hơn những mồ mả bên cạnh. Nghĩ lại, thật là đáng thương cho cái tôi vô minh.

Thậm chí có người còn nghĩ theo hướng phải nâng niu, tô bồi đánh bóng cái tôi của mình, thì mới được mọi người kính trọng, nể vì; nếu không sẽ bị khinh thường.

Xu hướng sống thích phô trương hình thức bề ngoài cho hoành tráng nhưng thực chất thì chỉ là thùng rỗng kêu to, phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay, nhất là trong giới trẻ cũng do không hiểu biết như thật về cái tôi mà phát sinh thành trào lưu, gây ra không biết bao nhiêu tai hại cho bản thân và xã hội.

Chúng ta phải thấy rõ rằng tâm tư này vốn không có tự ngã, không thật có, nên những tâm tư bị khổ chi phối; những gì ta mong muốn về những tâm tư không thể được như ý ta muốn.

Chúng ta phải thấy rõ rằng tâm tư này vốn không có tự ngã, không thật có, nên những tâm tư bị khổ chi phối; những gì ta mong muốn về những tâm tư không thể được như ý ta muốn.

Biểu hiện dính mắc thái quá vào cái của tôi trong đời sống thì càng dễ thấy: Thân thể của tôi, sắc đẹp của tôi, chức vụ của tôi, người thân của tôi, tài sản – tiền bạc – nhà cửa của tôi, ý kiến của tôi, cấp dưới của tôi, cấp trên của tôi, tương lai của tôi…

Bài liên quan

Gốc rễ của sự phô trương đánh bóng cái tôi, sự dính mắc chấp thủ cái của tôi, nói theo thuật ngữ Phật họclà sự chấp ngã và ngã sở phát sinh từ sự không hiểu biết như thật về bản chất của cái tôi, cái của tôi và tác hại của sự cố chấp dính mắc thái quá gây ra cho mình và người.

Đức Phật luôn dặn dò các đệ tử: Chấp ngã và ngã sở là một trong những nguồn gốc căn bản của mọi sự luân hồi, khổ đau, buồn phiền, sầu não. Người tu tập vượt qua ngã chấp là thành bậc Thánh La-hán vượt qua biển khổ luân hồi sinh tử.

Trong đời sống bình thường, nếu nói hoàn toàn không chấp vào cái tôi và cái của tôi thì quá khó, hiếm người làm được. Nhưng ta nên hiểu một cách rõ ràng minh bạch rằng, càng chấp cái tôi và cái của tôi thì càng khổ, bớt chấp được chừng nào thì bớt khổ chừng ấy. Trước tiên, ta phải có tâm thế này, rồi ta học theo lời Phật dạy, thực hành tu tập pháp quán vô ngã để ta bớt chấp dần dần tiến tới không còn chấp nữa.

Hãy quán chiếu như thật rằng bản chất của nhận thức con người vốn là vô ngã, vốn không thật có. Nếu các nhận thức đều có tự ngã thì trên đời này không có tình trạng nhận thức bị khổ và ta có được một nhận thức tốt đẹp như ta mong muốn.

Hãy quán chiếu như thật rằng bản chất của nhận thức con người vốn là vô ngã, vốn không thật có. Nếu các nhận thức đều có tự ngã thì trên đời này không có tình trạng nhận thức bị khổ và ta có được một nhận thức tốt đẹp như ta mong muốn.

Khởi đầu Bát-nhã tâm kinh: Bồ-tát Quán Tự Tại đi sâu vào tuệ giác như thật, thấy rõ năm uẩn không thậtcó nên vượt ra ngoài mọi mọi sự đau khổ. Tinh yếu cốt tủy của bản kinh nằm ở mấy dòng này.

Bài liên quan

Năm uẩn ở đây gồm: sắc (thân thể), thọ (cảm giác), tưởng (tri giác), hành (tâm tư), thức (nhận thức). Muốn bớt chấp ngã, dần đến không còn chấp ngã thì phải quán chiếu thật rõ ngã vốn không thật có, chỉ là tổ hợp của năm yếu tố vốn giả hợp tạo thành.

Chúng ta có thể tập quán chiếu như lời Đức Phật dạy trong kinh Vô ngã:

– Hãy quán chiếu thật rõ ràng rằng bản chất của thân thể này vốn vô ngã, vốn không thật có. Nếu thân là ngã thì trên đời này không có tình trạng thân bị bệnh tật và ta có được một thân thể khỏe mạnh như ta mong muốn: Thân thể của tôi phải như thế này, hoặc thân thể này phải như thế kia… Nhưng trên thực tế, không phải như vậy. Chúng ta phải thấy rõ rằng vì thân thể vốn không thật có, không có tự ngã nên thân sẽ có bệnh, sẽ biến hoại, sẽ già nua, sẽ chết chóc; những gì ta mong muốn về thân thể này không thể được như ý ta muốn.

– Hãy quán chiếu như thật rằng bản chất của cảm giác con người vốn là vô ngã, vốn không thật có. Nếu các cảm giác đều có tự ngã thì trên đời này không có tình trạng cảm giác bị khổ và ta có được các cảm giác tốt đẹp như ta mong muốn: Cảm giác của tôi phải như thế này, hoặc cảm giác này phải như thế kia… Nhưng trên thực tế, không phải như vậy. Chúng ta phải thấy rõ rằng, cảm giác này vốn không có tự ngã, không thật có nên dòng cảm giác bị khổ chi phối; những gì ta mong muốn về  cảm giác này không thể được như ý ta muốn.

Bỏ ngay cái kiểu sống sĩ diện hão, thể diện hão, đẳng cấp hão, vì đó là dối trá. Mình có thể thể hiện cái tôi đúng với thực chất, đúng với hoàn cảnh thực tế. Miễn cưỡng đời thường mà nói, nhu cầu cái tôi và cái của tôi được tôn trọng đúng mức là nhu cầu tương đối có thể chấp nhận nhưng phải đúng với thực chất.

Bỏ ngay cái kiểu sống sĩ diện hão, thể diện hão, đẳng cấp hão, vì đó là dối trá. Mình có thể thể hiện cái tôi đúng với thực chất, đúng với hoàn cảnh thực tế. Miễn cưỡng đời thường mà nói, nhu cầu cái tôi và cái của tôi được tôn trọng đúng mức là nhu cầu tương đối có thể chấp nhận nhưng phải đúng với thực chất.

– Hãy quán chiếu như thật rằng bản chất của tri giác con người vốn là vô ngã, vốn không thật có. Nếu các tri giác đều có tự ngã thì trên đời này không có tình trạng tri giác bị khổ và ta có được một tri giác tốt đẹp ta mong muốn: Tri giác của tôi phải như thế này, hoặc tri giác này phải như thế kia… Nhưng trên thực tế, không phải như vậy. Chúng ta phải thấy rõ rằng tri giác này vốn không có tự ngã, không thật có nên những tri giác bị khổ chi phối; những gì ta mong muốn về những tri giác không thể được như ý ta muốn.

Bài liên quan

– Hãy quán chiếu như thật rằng bản chất của tâm tư con người vốn là vô ngã, vốn không thật có. Nếu các tâm tư đều có tự ngã thì trên đời này không có tình trạng tâm tư bị khổ và ta có được một tâm tư tốt đẹpnhư ta mong muốn: Tâm tư của tôi phải như thế này, hoặc tâm tư này phải như thế kia… Nhưng trên thực tế, không phải như vậy. Chúng ta phải thấy rõ rằng tâm tư này vốn không có tự ngã, không thật có, nên những tâm tư bị khổ chi phối; những gì ta mong muốn về những tâm tư không thể được như ý ta muốn.

– Hãy quán chiếu như thật rằng bản chất của nhận thức con người vốn là vô ngã, vốn không thật có. Nếu các nhận thức đều có tự ngã thì trên đời này không có tình trạng nhận thức bị khổ và ta có được một nhận thức tốt đẹp như ta mong muốn: Nhận thức của tôi phải như thế này, hoặc nhận thức này phải như thế kia… Nhưng trên thực tế, không phải như vậy. Chúng ta phải thấy rõ rằng nhận thức này vốn không có tự ngã, không thật có, nên những nhận thức bị khổ chi phối; những gì ta mong muốn về những nhận thứckhông thể được như ý ta muốn.

Dù ở trong hoàn cảnh nào, vị trí nào, môi trường nào nếu sống với cái tôi và cái của tôi càng lớn thì càng khổ não, càng trở ngại; sống với cái tôi càng nhỏ, càng khiêm tốn thì càng vui vẻ, càng hạnh phúc thuận lợi.

Dù ở trong hoàn cảnh nào, vị trí nào, môi trường nào nếu sống với cái tôi và cái của tôi càng lớn thì càng khổ não, càng trở ngại; sống với cái tôi càng nhỏ, càng khiêm tốn thì càng vui vẻ, càng hạnh phúc thuận lợi.

Chúng ta quan sát một cách tỉnh táo và sâu sắc sẽ thấy rõ, thân thể của ta vốn vô thường, mang đến khổ đau, chịu sự biến hoại như một quy luật. Để vượt qua những nỗi khổ do thân thể vô thường, ta hãy thường tự nói với mình rằng: Thân thể này không phải là tôi, không phải của tôi, cũng không phải là tự ngã của tôi. Và ta tiếp tục quan sát sâu sắc để thấy rõ cảm giác vô thường, tri giác vô thường, tâm tư vô thường, nhận thức vô thường mang đến khổ đau, chịu sự biến hoại như một quy luật. Để vượt qua khổ não do sự vô thường của mọi cảm giác, tri giác, tâm tư, và các nhận thức, ta hãy thường tự nói với mình rằng: Tất cả thứ này không phải là tôi, không phải của tôi, cũng không phải là tự ngã của tôi.

Bài liên quan

Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật, chúng ta hãy tập thêm:

Bỏ ngay cái kiểu sống sĩ diện hão, thể diện hão, đẳng cấp hão, vì đó là dối trá. Mình có thể thể hiện cái tôi đúng với thực chất, đúng với hoàn cảnh thực tế. Miễn cưỡng đời thường mà nói, nhu cầu cái tôi và cái của tôi được tôn trọng đúng mức là nhu cầu tương đối có thể chấp nhận nhưng phải đúng với thực chất.

Hơn nữa là dù người khác có đụng chạm vào cái tôi và cái của tôi, nếu không quá đáng, thì mình độ lượngkhoan dung bỏ qua, dù được kính trọng hay xem thường mình cũng hoan hỷ không chấp. Tức là mình sẽ bớt bực mình khổ não.

Dù mình thật sự có đạo đức, tài trí hơn người thì mình cũng phải tỉnh giác tập bỏ tính tự phụ, kiêu căng, cao ngạo mà đối xử bình đẳng với mọi người.

Hàng ngày tu tập đức khiêm hạ, tiêu mòn bớt ngã chấp thì sẽ đến gần với đạo hơn, gần bờ giải thoát hơn, cuộc sống sẽ an vui hạnh phúc hơn.

Hàng ngày tu tập đức khiêm hạ, tiêu mòn bớt ngã chấp thì sẽ đến gần với đạo hơn, gần bờ giải thoát hơn, cuộc sống sẽ an vui hạnh phúc hơn.

Bài liên quan

Dù ở trong hoàn cảnh nào, vị trí nào, môi trường nào nếu sống với cái tôi và cái của tôi càng lớn thì càng khổ não, càng trở ngại; sống với cái tôi càng nhỏ, càng khiêm tốn thì càng vui vẻ, càng hạnh phúc thuận lợi.

Hàng ngày tu tập đức khiêm hạ, tiêu mòn bớt ngã chấp thì sẽ đến gần với đạo hơn, gần bờ giải thoát hơn, cuộc sống sẽ an vui hạnh phúc hơn.

Là đệ tử Phật, chúng ta thường xuyên tỉnh giác thực tập không dính mắc vào thân thể, không dính mắc vào cảm giác, không dính mắc vào tri giác, không dính mắc vào tâm tư, không dính mắc vào nhận thức. Chính nhờ không bị dính mắc, không bị trói buộc bởi năm uẩn, chúng ta dần dần sẽ đạt được trạng thái an vui, hạnh phúc và giải thoát từng phần tiến đến giải thoát hoàn toàn.

Thật là:

Thấu lẽ không chấp ngã

Khổ não bám vào đâu

Băng ngã chấp tan dần

Ưu phiền theo gió bay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm