Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/01/2021, 10:54 AM

Tên gọi, ý nghĩa 18 loại pháp khí trên tay tượng Chuẩn Đề

Hỏi: Xin vui lòng cho chúng tôi biết đôi điều về Phật Chuẩn Đề và 18 loại pháp khí mà Ngài cầm ở các tay, thứ tự từ trên xuống và công dụng, ý nghĩa của các loại pháp khí này?

Cách thức thờ Phật nên biết

Đáp: Căn cứ vào bộ "Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu Tập" (Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 46, tr.989b); "Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Đà La Ni kinh" - (Thích Viên Đức, dịch, Sài Gòn, 1973) và "Trung Quốc Phật giáo đồ tượng giảng thuyết" (Nghiệp Lộ Hoa chủ biên - Lý Kim Tường dịch, NXB, TP. Hồ Chí Minh, 2001), chúng tôi có thể tóm tắt sơ lược như sau:

Thánh tượng Chuẩn Đề mười tám tay còn được gọi là Chuẩn Đề Quan Âm, Nhân Thiên Trượng Phu Quan Âm, Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề. Ngài là một trong Lục Quán Âm của Mật giáo. Chuẩn Đề nghĩa là Tịnh khiết, chỉ cho tâm tính thanh tịnh của vị Quan Âm này. Câu Chi nghĩa là ngàn phương. Thất câu chi tức là bảy ngàn phương, ở đây, chỉ cho số lượng nhiều phương.

Thánh tượng Chuẩn Đề mười tám tay còn được gọi là Chuẩn Đề Quan Âm, Nhân Thiên Trượng Phu Quan Âm, Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Thánh tượng Chuẩn Đề mười tám tay còn được gọi là Chuẩn Đề Quan Âm, Nhân Thiên Trượng Phu Quan Âm, Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Mặc dù cố công tra cứu khá nhiều nguồn tài liệu, nhưng chúng tôi vẫn chưa phát hiện đầy đủ về công dụng, ý nghĩa của các loại pháp khí mà ngài Chuẩn Đề cầm trên tay. Chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài một vài biểu tượng pháp khí mà chúng tôi đã tìm thấy.

Dung nghi của Ngài vô cùng rực rỡ, thân tướng sắc vàng, có điển quang trắng giữa chặn mày. Trên đầu thì đội mão Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai. Ngài ngồi kiết già, trên thì đắp y, còn dưới thì mặc xiêm sắc trắng có hoa văn, cổ đeo chuỗi anh lạc và trên ngực hiện ra một chữ "Vạn". Hai cườm tay có đeo hai chiếc vòng bằng ốc trắng, hai bên cánh tay trỏ có xuyến Thất châu, hai tai đeo ngọc Bửu đương và các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ. Mặt tượng có 3 con mắt và 18 tay. Hai tay trên là ấn tướng thuyết pháp.

Bên phải, tay thứ hai bắt ấn Thí vô úy (Vô Úy Thí Thủ Trừ Bố). Tay bắt ấn thí vô úy, có công năng giúp cho chúng sinh diệt trừ tất cả các nổi sợ hãi. Tay thứ ba cầm kiếm, có công dụng hàng ma, nên còn gọi là Hàng ma kiếm. Chư vị Bồ tát như Kim Cang Lợi Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và Sứ giả Bất Động Minh Vương đều nắm kiếm hàng ma này. Tay thứ tư cầm Bảo mạng (xâu tràng hoa báu). Tay thứ năm cầm Câu Duyên Quả (Tiếng Phạn là Vi nhã bố la ca quả, Trung Hoa dịch là Tử mãn quả, loại quả chỉ có ở Ấn Độ), có công năng bảo hộ đất đai. Tay thứ sáu cầm Búa bén (Việt phủ thủ trấn nạn), có công năng đở che tai nạn. Tay thứ bảy cầm Móc câu (Thiết câu thủ). Tay thứ tám cầm chày Kim cang (Kim cang xử). Chày Kim cang nguyên là binh khó của Ấn Độ thời xưa. Ngoài ra, Mật giáo coi chày Kim cang là ngọn cờ của trí tuệ, tượng trưng cho khả năng đoạn trứ phiền não. Tay thứ chín cầm Cái linh (Bảo đạc thủ Pháp âm). Nghĩa là tuyên vận pháp âm lưu bố khắp nhân gian.

Ngài ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vương ủng hộ. Tên hai vị Long Vương ấy là Nan Đà và Bạt Nan Đà.

Ngài ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vương ủng hộ. Tên hai vị Long Vương ấy là Nan Đà và Bạt Nan Đà.

Bên trái, tay thứ hai cầm Như Ý Bảo Tràng, tay thứ ba cầm Hoa sen hồng vừa nở. Tay thứ tư cầm Bình quân trì (Quân trì thủ Thiền định), có công năng phòng trừ khát nóng. Vì Quân Trì dịch nghĩa là cái bình, tức là bình nước. Xưa, các vị Tăng đi chu du các nơi thường mang theo bình nước để uống lúc khát. Tay thứ năm cầm dây Quyển tố (Quyển tố thủ), nghĩa là tay nắm sợi dây sáng sạch để buộc trói chúng sinh cang cường. Tay thứ sáu cầm Bánh xe pháp luân, ý nghĩa là làm cho giáo pháp của Đức Phật lưu chuyển khắp nhân gian. Tay thứ bảy cầm Thương khư (con ốc, pháp hoa). Tay thứ tám cầm Hiền bình (tức cam lồ tinh bình). Tay thứ chín cầm kinh Bát Nhã, nghĩa là xiển dương thực tướng của vạn pháp tức là không tính.

Ngài ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vương ủng hộ. Tên hai vị Long Vương ấy là Nan Đà và Bạt Nan Đà.

Những sự thật bất ngờ khi đặt tượng Phật trên xe ô tô

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nỗi niềm không an cư

Hỏi - Đáp 09:58 04/04/2024

Hỏi: Tôi mới thọ Đại giới, vì hoàn cảnh chùa đơn chiếc và đang xây dựng nên mùa an cư năm nay tôi không tham dự an cư tập trung với trường Hạ được. Tôi mong muốn hiểu rõ thêm tầm quan trọng của pháp an cư và nhận được sự chia sẻ để vượt qua hoàn cảnh “không an cư” trong hiện tại.

Vô tình xúc phạm Đức Phật phải sám hối như thế nào?

Hỏi - Đáp 14:30 03/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử, rất yêu quý, kính trọng và luôn tin tưởng Đức Phật. Tuy vậy, trong một lần (tôi không hiểu vì sao) đã tự nói trong lòng “Phật là con quỷ”, xúc phạm nghiêm trọng đến Ngài. Tôi muốn sám hối với Đức Phật và muốn giải nghiệp xúc phạm đó thì phải làm sao?

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Hỏi - Đáp 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Nghề nào nghiệp nấy

Hỏi - Đáp 14:00 30/03/2024

Hỏi: Tôi làm hướng dẫn viên du lịch nên phải dẫn khách đến các nhà hàng, hỗ trợ khách gọi món ăn thường là các loại hải sản tươi sống. Như vậy có phạm giới sát không? Và nghề này có chánh mạng không?

Xem thêm