Trì tụng Chú Lăng Nghiêm và Chú Chuẩn Đề sẽ hóa giải bùa ngải?
Bạn chỉ cần tin tưởng vào một thần chú, tụng niệm xuyên suốt thì có kết quả, không nên mai kinh này, mai chú lực khác, rốt rồi không đâu kết quả vào đâu!
Vấn: Con nghe nói với những người bị ma nhập, bóng đè, bị dính bùa ngải thì nên đọc tụng hoặc đeo giây chú Chuẩn Đề. Có người lại bảo nên đọc chú Lăng Nghiêm hoặc đọc tụng ngược mới đúng vì ngày xưa Ngài A Nan đã được giải thoát khỏi Ma Đăng Già là nhờ Đức Phật dùng chú Lăng Nghiêm hóa giải.
Có bạn nói Chú Lăng Nghiêm hay chú Chuẩn Đề không thể đọc tụng lung tung, phải có một vị thầy hướng dẫn mới đọc tụng và thường chỉ đọc ở chùa, nhất là chú Lăng Nghiêm. Tuy nhiên, nếu đi ra đường nhất là ban đêm chúng con có chuyện làm sao biết quý thầy ở đâu mà nhờ vả vậy chúng con đọc tụng các loại chú này được không? Con xin cảm ơn Sư.
Đáp:
Nói về sự mầu nhiệm Phật Mẫu Chuẩn Đề:
Ma nhập, bóng đè, dính bùa ngải...tất cả đều thuộc về bệnh tâm linh, cần có sự tu hành theo hướng dẫn của quý Sư thật chuẩn mực để hóa giải những bệnh ngặt nghèo này. Việc tín ngưỡng thần chú Chuẩn Đề Phật Mẫu là một trong các thần chú thật linh nghiệm để hóa giải. Trước nhất chúng ta thử tìn hiểu về thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là Cundì, tên Hán văn là Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Chuẩn Đề Bồ Tát. Ngài là một trong lục Quan Âm của Phật Giáo, trong Tạng Giới Man Đà La ghi Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.
Chuẩn Đề là một vị Bồ Tát trong trường phái Đại Thừa, và đặc biệt được nhắc đến nhiều trong Kim Cương Thừa. Bà được xem là Bhagavathi (trong tiếng Phạn có nghĩa là "nữ thần"), hay "mẹ của các Phật", và thường được xem là ngang hàng với Quán Thế Âm. Chuẩn Đề có thể có liên quan đến vị nữ thần Chandi trong Ấn Độ giáo.
Ý nghĩa Thần chú
Theo Chuẩn Đề Đà la ni kinh chú Chuẩn Đề được ghi như sau:
Tiếng Phạn: Namah saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ tadyathā
Oṃ cale cule cunde svāhā
Tiếng Việt: Khể thủ quy y Tô Tất Đế, đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi,
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề câu chi nẫm đát điệt tha
Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề Ta Bà ha
Dịch nghĩa: Con quy y trước bảy mươi triệu hoàn hảo giác ngộ chư Phật. Này đây:
Om! Chuẩn đề! Chuẩn đề! Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là sự thật!
Dịch thơ:
Cúi đầu quy kính pháp viên thành
Đỉnh lễ đủ bảy trăm ức Phật
Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.
Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ.
Với ý nghĩa trên, các bạn nhận thấy câu thần chú Chuẩn Đề có công năng diệt trừ các bệnh tâm, làm chướng duyên con đường các bạn đến với Phật đạo.
Về vấn đề ma nhập, bóng đè, dính bùa ngải
Hiện tượng bóng đè, ma nhập, dính bùa ngải đều là những hiện tượng vốn không có, một hiện tượng xuất hiện từ vùng thức tâm, không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa, không ở hai bên. Xuất phát từ môi trường lầm lẫn, chấp lầm có thật mà thôi.
Nguyên nhân khiến con người tin vào bùa ngải
Dính bùa ngải
Bùa ngải có là gì đâu mà “dính”, chẳng qua là một câu chú lực, chú vào một chữ (bùa), một ít lá cây, cây thuốc lạ, một vật sành sứ hay một chất dầu, nước, lữa, giấy (ngải), đem chú niệm vào đó, tạo thành một vật lạ, mà người đời cho là linh thiêng rồi tin vào đó, chạy theo vật đó, chỉ có thế thôi. Nếu là Phật tử thì không phải sợ sệt, những người không tin thì không phải bị vướng mắc vào “ngải bùa”. Tại sao người kia bị vướng “bùa ngải”? Vì người đó tin, nên mở cửa tâm hồn cho thần “bùa ngải” bám vào.
Có người tin “bùa ngải” đến mức phó thác cuộc sống mình vào nó thì chỉ là tự huyễn hoặc mình mà thôi! “Bùa ngải” dùng để chống vợ giận, chống chồng theo vợ bé, bùa học giỏi, bùa bán được hàng hóa, tai qua nạn khỏi, làm cho người khách thích mình... người bị hại thì sợ bùa ngải đính “mắc ngải”.
Cách chữa trị khi bị dính bùa ngải theo nhà Phật
Làm Phật tử có rất nhiều phương tiện để tự chữa trị những hiện tượng bị bóng đè, ma nhập, dính bùa ngải:
Niềm tin: Bạn tin bùa ngải thì có bị bùa ngải dính; bạn không tin thì chẳng có gì phải bi “dính”. Trong chốn thiền lâm, chư Tăng Ni thường học đọc lời Phật dạy trong duy thức học: “Nhứt thiết duy tâm tạo, tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”.
Phật lại dạy tiếp: "Trong tất cả các pháp, tâm dẫn đầu tâm là chủ, nếu đem tâm ô nhiễm nói năng hoặc hành động thì sự khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo con vật kéo xe. Trong tất cả các pháp, tâm dẫn đầu tâm là chủ, nếu đem tâm thanh tịnh nói năng hoặc hành động thì sự vui sẽ theo ta như bóng theo hình” (kinh Pháp Cú).
Tất cả đều do tâm tạo, thế giới này do tâm mà có, các pháp bóng đè, ma nhập, dính bùa ngải do thức tâm suy viễn nên biến hiện, chớ tự nó không có...
Công năng hiển và mật của Chú Đại Bi
Tụng thần chú Đại Bi: Tự thân chú đại bi mỗi ngày 108 biến, tức là trọn một tràng hạt (xâu chuỗi trường). Khi tụng phải thực hiện theo nghi thức phổ thông đã dẫn trong kinh Tam Bảo, kinh Nhựt Tụng, tiếp đền tụng 108 biến thần chú Đại Bi, niệm Phật, niệm tứ thánh, hồi hướng, Tự quy y.
Bạn chỉ cần tin tưởng vào một thần chú, tụng niệm xuyên suốt thì có kết quả, không nên mai kinh này, mai chú lực khác, rốt rồi không đâu kết quả vào đâu! Lúc bấy giờ niềm tin bị sụt giảm, cho rằng: "chú lực không linh ứng”, khi bạn bỏ cuộc tức là các chướng duyên dấy sanh “các bệnh tật không hề thuyên giảm".
Tụng thần chú Chuẩn Đề: Là chú lực duy nhất để có thể các Bạn tụng niệm và hiệu quả cao trừ diệt các tật bệnh bị bóng đè, ma nhập, bị dính ngải. Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề đã có giảng ở trên, dành cho các Bạn Phật tử tại gia, vừa đọc tụng vừa hiểu về ý nghĩa của Mật chú, rất thân thương và gần gũi khi chúng ta quy mạng về với Phật Mẫu Chuẩn Đề:
Cúi đầu quy kính pháp viên thành
Đảnh lễ đủ bảy trăm ức Phật
Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.
Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ.
Tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm:
Các bạn không nhất thiết phải tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm, hay tụng ngược thần chú Thủ Lăng Nghiêm, vì pháp này không phải pháp để các bạn thực hiện, chỉ có trình độ trí tuệ như tôn giả A Nan Đà mới thâm thấu thần chú và giác ngộ giải thoát hồng trần, thoát bệnh hiểm nguy. Tuy nhiên đối với những người Phật tử thuần túy già cả, rảnh rỗi việc nhà, việc con cháu, việc xã hội mới có cơ sở tụng niệm thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Vả lại muốn tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm bạn phải “bạch nghiệp”, tu rốt ráo, phải có tính giác ngộ cao, nếu bạn không có các tiêu chuẩn này thì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm chỉ được phước báo, không đạt trí năng diệt nghiệp bóng đè, dính bùa ngải, ma nhập dẫn đến hiệu quả như ý.
Bạn nên tụng thần chú Chuẩn Để để trị các bệnh tâm linh trên, sẽ hiệu quả.
Phật mẫu hiện thân Phật Chuẩn Đề
Độ trong sanh chúng dứt nghiệp mê
Mang thân phụ nữ vì hạnh nguyện
Quảng đại từ bi Phật Chuẩn Đề
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm