Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/01/2023, 19:52 PM

Tết là gì, Tết để làm gì?

Tết, hay còn gọi đúng là. Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền) là một dịp lễ hội đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa sâu xa ở Việt Nam. 

Audio

"Tết” là cách đọc âm Hán - Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Tết là dịp người Việt tụ hội, sum họp, cúng gia tiên, dâng lễ thánh thần, ăn uống và vui vẻ nên khái niệm Tết đồng nghĩa với những gì vui. Người Việt có câu thành ngữ “Vui như Tết” là vì vậy.

Empty

Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, Tết xuất xứ từ chữ hán đọc theo âm Hán Việt là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm. Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời vụ và phần nông nhàn. Phần thời vụ thì “nông vụ chí kỳ” không còn thì giờ để sum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, đãi đằng nhau, gặp gỡ nhau. Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người Việt đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần.

Nói một cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ. Đây là dịp để người Việt hưởng thú thanh nhàn trong những lúc nông nhàn. Tết trong một năm quan trọng nhất là Tết nguyên đán. Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên của một năm âm lịch. Người Việt mong mỏi những ngày đầu tiên ấy là những ngày đẹp trời, những ngày lòng người vui vẻ, thanh thản, cuộc sống no ấm hạnh phúc, trong ấm ngoài êm. Sau ba ngày Tết Nguyên đán là tới Tết khai hạ, nghĩa là Tết hạ cây nêu; khai hạ có nghĩa mở ra một ngày vui, một năm vui. Sau Tết khai hạ là Tết thượng nguyên, rằm tháng giêng. Đây là một ngày lễ trọng của đạo Phật cũng là đạo phổ biến của cư dân nông nghiệp, là đức tin cổ truyền của người nông dân Việt.

Empty

Dân gian có câu “Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” để nói về ngày “lễ trọng” của đạo Phật. Sau những ngày Tết đầu năm âm lịch kể trên, còn hàng loạt ngày Tết trong hệt hống Lễ Tết của người Việt như Tết hàn thực (mồng ba tháng ba), ăn đồ lạnh, bánh trôi bánh chay; Tết đoan ngọ vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch- mùa hè, Tết trung thu – rằm tháng tám âm lịch dành riêng cho trẻ con… Tết Nguyên đán và các ngày Tết trong tháng giêng là vui nhất, ngày xưa các cụ ta có câu “tháng giêng là tháng ăn chơi”.

Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó".

Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết: “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm