Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/03/2017, 12:35 PM

Thái Lan: Chính quyền tìm kiếm "luật mang lại trật tự" cho Phật giáo

Các quan chức cho biết, Chính quyền Quân sự Thái Lan đang làm việc để có thể điều chỉnh Phật giáo. Chính quyền Quân sự Thái Lan nói về một trụ cột xã hội Thái Lan mà cho đến nay không thể kiểm soát được. 

Dự luật được đưa ra, chưa được công bố, dường như là giảm đáng kể tiếng nói của Hội đồng Tăng già Tối cao (Mahathera Samakhom - Cơ quan Quản lý Phật giáo Thái Lan).
Chư tăng từ tu viện Wat Phra Dhammakaya đi bộ qua một tòa nhà bên trong, tỉnh Pathum Thani, Thái Lan. Tỉnh Pathum Thani, Thái Lan 09/03/2017.
Ảnh REUTERS/Athit Perawongmetha.

Một nguồn tin dấu tên cho biết, chính quyền Quân sự Thái Lan Dự luật này sẽ thành lập một Ủy ban mới nhằm đưa ra các chính sách để “Hỗ trợ và Bảo vệ Phật giáo”, mặc dù nó không liên quan đến các hoạt động tôn giáo.

Dự luật này sẽ cho chư tôn đức Hội đồng Tăng già Tối cao Phật giáo Thái Lan lựa chọn chỉ có ba trong số 27 ghế của Ủy ban. Nguồn tin cho hay các vị trí khác sẽ đến Thủ tướng Chính phủ Thái Lan, Cảnh sát trưởng, một số quan chức cao cấp khác cũng như các chuyên gia về Phật giáo, các thành viên của các Trường Đại học Phật giáo và các Đại diện của nhóm Phật giáo do Thủ tướng Chính phủ Thái Lan chọn.

Ông Phra Metha Winairos, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Phật giáo Mahamakut nói với Reuters rằng: “Dự luật không ủng hộ” nhưng lại buộc Tăng sĩ Phật giáo phải tuân theo và chịu dưới sự quản trị điều hành của Chính quyền Quân sự, điều này không phù hợp. “Sự can thiệp của Chính quyền Quân sự sẽ làm suy giảm tôn giáo”.
Vị tăng sĩ đang ngồi Thiền bên trong lều tại tu viện Wat Phra Dhammakaya đi bộ qua một tòa nhà bên trong,  tỉnh Pathum Thani, Thái Lan. Tỉnh Pathum Thani, Thái Lan 09/03/2017. Ảnh REUTERS/Athit Perawongmetha.
Luật đề xuất đến giữa những tranh cãi xung quanh một tôn giáo mà trên 95% người Thái Lan là Phật giáo đồ, và với sự phản đối mạnh mẽ nhất đối với chế độ Quân đội vô hiệu hóa kể từ cuộc đảo chính và nắm quyền vào tháng 05/2014.

Trong khi 4000 binh lính, cảnh sát đã rút khỏi cuộc vây chặt trong vòng 3 tuần bao vây ngôi tu viện Wat Phra Dhammakaya, nhằm truy bắt Hòa thượng Dhammajayo, trụ trì tu viện Wat Phra Dhammakaya. Cuộc bao vây cấm túc tăng sĩ và Phật giáo đồ tại một ngôi tự viện Phật giáo nổi tiếng thế giới, gây nên cuộc tranh luận về chính trị tôn giáo ở tầm quốc gia, đã làm nản lòng hàng nghìn tăng sĩ, hàng triệu Phật giáo đồ trong những thách thức lớn nhất đối với chính quyền quân sự Thái Lan.

Bản Dự thảo của Dự luật mới đang được Hội đồng Tăng già Tối cao Phật giáo Thái Lan xem xét, theo lời của Ông Pongporn Pramsaneh, Giám đốc Văn phòng Phật giáo quốc gia Thái Lan (NOB). 

Không có thành viên nào trong Hội đồng Tăng già Tối cao Phật giáo Thái Lan có mặt để bình luận.

Ông Pongporn Pramsaneh, Giám đốc Văn phòng Phật giáo quốc gia Thái Lan (NOB) nói: “Dự luật này sẽ có lợi cho chư vị Tăng sĩ và giúp truyền bá Phật giáo”, Ông Pongporn Pramsaneh từ chối cung cấp chi tiết về Dự luật.

Đã có dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng đến sự suy yếu của Hội đồng Tăng già Tối cao, (Mahathera Samakhom - Cơ quan Quản lý Phật giáo Thái Lan).

Năm ngoái, Hội đồng Điều hành Tăng già Phật giáo Thái Lan đã tiến cử Trưởng lão Hòa thượng Phra Maha Muniwong (Somdet Chuang) vị lãnh đạo tối cao cho ngôi vị Đức Tăng thống thứ 20 của Phật giáo Thái Lan, vốn bị bỏ trống sau khi đức tăng thống đời thứ 19 của Phật giáo Thái Lan Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra Nyanasamvara viên tịch ngày 24/10/2013. Ngài trụ thế 100 tuổi.

Tuy nhiên, trước sức ép của một bộ phận không nhỏ các tăng, ni, phật tử phản đối, Chính quyền Quân sự Thái Lan (junta) đã không chấp nhận nhân vật do Hội đồng Điều hành Tăng già Phật giáo Thái Lan tiến cử, và trì hoãn việc báo lên để nhà đức Quốc vương phê chuẩn.

Đáng nói ở chỗ, Somdet Chuang trước đây từng là thầy của Dhammachayo, người đang bị chính quyền Chính quyền Quân sự Thái Lan (junta) truy nã. Somdet Chuang cũng đang bị điều tra vì cáo buộc trốn thuế.

Khi tân Quốc vương Thái Lan lên ngôi vào tháng 12/2016, luật pháp nước này đã có điều chỉnh, theo đó nhà vua sẽ có quyền lựa chọn vị lãnh đạo tối cao cho ngôi vị Đức Tăng thống thứ 20 của Phật giáo Thái Lan mà không cần phải tham vấn Hội đồng Điều hành Tăng già Phật giáo Thái Lan. Đến tháng 02/2017, nhà vua đã bổ nhiệm Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra Maha Muneewonga, một người có tư tưởng truyền thống, vào ngôi vị Tăng thống thứ 20 của Phật giáo Thái Lan, đối nghịch với triết lý hiện đại của Thiền phái Dhammakaya.
Những vị cư sĩ ủng hộ tu viện Wat Phra Dhammakaya đi bộ qua một tòa nhà bên trong,  tỉnh Pathum Thani, Thái Lan. Tỉnh Pathum Thani, Thái Lan 09/03/2017.
Ảnh REUTERS/Athit Perawongmetha.

Như vậy, có thể tóm gọn cuộc chiến quyền lực trong Phật giáo tại Thái Lan hiện nay là một màn đối đầu giữa hai phe: một bên là Sangha có thiên hướng hiện đại với ảnh hưởng lớn từ nguồn lực tài chính dồi dào của Thiền phái Dhammakaya, và bên kia là phái truyền thống bất bình với con đường mà Sangha đang bước đi.

Theo luật pháp Thái Lan, đức Tăng thống sẽ đảm nhiệm cương vị này cho đến khi viên tịch. Sau đó, Hội đồng Điều hành Tăng già Phật giáo Thái Lan sẽ tiến cử vị Tăng sĩ lớn tuổi nhất trong Hội đồng Tăng già tối cao để trở thành tân Tăng thống Phật giáo Thái Lan. Khi nhận được tiến cử của Sangha, Chính phủ Quân sự sẽ thay mặt Hội đồng Điều hành Tăng già Phật giáo Thái Lan trình lên Hoàng cung Thái Lan để nhà đức tân Quốc vương phê chuẩn.

Ngoài ra, nếu xét trên các sự kiện diễn ra gần đây, có thể thấy phe truyền thống dường như có khả năng tác động đến giới cầm quyền Thái Lan. Với việc bổ nhiệm được Somdet PhraMaha Muneewonga vào ngôi vị Tăng thống thứ 20 của Phật giáo Thái Lan, có thể nói lợi thế hiện đang nghiên về phía truyền thống.

Quốc hội do Quân đội bổ nhiệm, sau đó tân Quốc vương mới có quyền tự chọn vị Trưởng lão Hòa thượng tấn phong ngôi vị Tăng thống thứ 20 của Phật giáo Thái Lan.

Ông Pongporn Pramsaneh, Giám đốc Văn phòng Phật giáo quốc gia Thái Lan (NOB) cho biết, việc đẩy mạnh kế hoạch này không có liên quan gì đến ngôi tu viện Wat Phra Dhammakaya (ngôi đại già lam Phật giáo lớn nhất quốc gia Thái Lan, một tu viện có sức chứa hàng triệu người), nơi vị đương kim trụ trì Hòa thượng Dhammajayo (Phrathepyanmahamuni) đang bị cáo buộc rửa tiền, làm thất vọng 4000 binh lính, cảnh sát trong tháng này, đã rút khỏi cuộc vây chặt trong vòng 3 tuần bao vây ngôi tu viện, sau khi thất bại trong việc truy bắt Hòa thượng Dhammajayo, trụ trì tu viện Wat Phra Dhammakaya.

Những người chỉ trích tu viện Wat Phra Dhammakaya nói rằng, họ cảm thông với phong trào “Áo đỏ” của Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ, nơi tu viện Wat Phra Dhammakaya phủ nhận.

Ông Paiboon Nititawan, một cựu nghị sĩ hiện đang được Chính quyền Quân sự Thái Lan bổ nhiệm vào Hội đồng giải quyết các vấn đề tôn giáo của Thái Lan, người muốn quy định Phật giáo nhiều hơn, nói rằng nếu Dự luật được ban hành, “Những vấn đề như tu viện Wat Phra Dhammakaya sẽ bị đàn áp”.

Ông Paiboon Nititawan nói: “"Họ đang tìm cách gây bất ổn và ngầm phá vỡ quyền lực của nhà nước, hoặc lạm dụng tôn giáo sẽ bị đàn áp"
Một nữ cư sĩ đi bộ qua một tòa nhà bên trong tu viện Wat Phra Dhammakaya,  tỉnh Pathum Thani, Thái Lan. Tỉnh Pathum Thani, Thái Lan 09/03/2017.
Ảnh REUTERS/Athit Perawongmetha.

Phật giáo Thái Lan có không dưới 40.000 giáo phái khác nhau, nhưng Thiền phái Dhammakaya ở một quy mô hoàn toàn khác. "Đại bản doanh" của Thiền phái Dhammakaya tại Bangkok có diện tích gấp 10 lần Vatican, với trung tâm là một ngôi tu viện hình nón khổng lồ. 

Kể từ năm 1970, Thiền phái Dhammakaya đã thành lập hơn 90 chi nhánh trên 35 quốc gia trên khắp thế giới. Họ có kênh truyền hình riêng, và liên tục quảng bá trên website cũng như các trang mạng xã hội. Các buổi lễ với sự tham gia của hàng chục nghìn vị Tăng sĩ và mấy trăm nghìn Phật giáo đồ cũng là đặc trưng của Thiền phái Dhammakaya được xây dựng theo mô hình hiện đại này.

Ủy ban đề xuất Dự luật mới sẽ đưa ra các chính sách nhằm cải thiện các vấn đề thế tục – mặc dù không phải là các hoạt động tôn giáo của Phật giáo.

Theo ông Montree Sirarojananan chuyên gia Phật giáo thuộc Đại học Thammasat ở Bangkok, Thái Lan, điều này có thể giúp tăng được sự giải quyết liên tục các vấn đề. Ông Montree Sirarojananan nói rằng một Ủy ban được các quan chức Chính quyền Quân sự thống trị cũng có thể bị lạm dụng.

Ông Montree Sirarojananan nói: “Một con dao trong tay của một Chính quyền Quân sự có xu hướng được sử dụng làm vũ khí”.

Theo một nguồn tin từ Chính phủ quân sự Thái Lan, Dự luật này không bao gồm bất kỳ biện pháp nào để kiểm soát Nhà nước về Tài chính của các ngôi Tự viện Phật giáo, theo một nghiên cứu năm 2014, ước tính có được 3,5 tỷ USD mỗi năm trong các khoản đóng góp.
Dự luật vẫn sẽ cần sự phê chuẩn của Nội các và Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan.

Nó cũng cần được ký kết bởi tân Quốc vương Vajiralongkorn. Sau khi bổ nhiệm một vị bảo thủ lên ngôi vị tân Tăng thống Phật giáo Thái Lan đời thứ 20 vào tháng 02 vừa qua, đức tân Quốc vương đã cháp thuận yêu cầu của Chính quyền Quân sự để phế truất Hòa thượng Dhammajayo, trụ trì tu viện Wat Phra Dhammakaya.

Aomsin Cheewapruek, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Thái Lan cho biết Chính phủ Thái Lan sẽ ban hành Dự thảo Luật trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới, điều này không thể mong đợi đến năm 2018.

Ngày 30/03/2016 Chính quyền Quân sự Thái Lan vào tháng thông báo gia tăng quyền hạn cho quân đội trong việc bắt giữ và cầm tù tội phạm. 

Đó là quyết định bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích là tiếp tay cho hành động trấn áp những tiếng nói đối lập chế độ, trong lúc chính quyền nại lý do là không đủ cảnh sát để làm việc.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Thái Lan, ông Prawit Wongsuwan, nói rằng vì thiếu cảnh sát và vì công việc không xuể nên lệnh mới cho binh lính thêm quyền tịch thu tài sản và quyền khám xét nhà cửa. Điều này có nghĩa quân đội được rộng quyền hơn trong công việc bảo vệ an ninh cộng đồng và xã hội.

Theo lời nhà nghiên cứu nhân quyền Sunai Phasuk thuộc tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch ở Thái Lan, lệnh mới này được coi như phần nối dài của Chương 44 mà chính phủ quân sự ban hành năm 2015, đã từng bị phê bình là tạo điều kiện cho đường lối cai trị độc tài và quyết đoán.

Vân Tuyền (Nguồn: US News & World Report)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm