Thứ, 07/10/2024, 14:41 PM

Thần chú cam lộ thuỷ chân ngôn

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án, Tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, Ta bà ha. Khi tụng chú đây, quán tưởng cúng nước biến thành pháp thuỷ cam lộ, rộng lớn như biển, cùng vật không ngăn, thấm đến nước đây, thưởng được thanh tịnh diệu lạc!

Đây là pháp thí cam lộ của đức Phật Diệu Sắc Thân Như lai.

Khi tụng chú này phải quán tưởng giữa cái vầng tròn tâm nguyệt thành một chữ “Tông”, giữa điểm sáng chảy ra tánh nước bát nhã cam lộ, khắp đầy pháp giới thấm nhuần tất cả chúng sinh nơi các nghiệp đạo, chóng lìa phiền não mà đặng thanh tịnh.

Kinh Thí Ngã quỷ nói: “Tụng chú bảy biến, hay khiến các món ẩm thực và nước đều biến thành màu sữa cam lộ, hay mở rộng cuống họng của tất cả ngã quỷ, mà được cùng ăn với nhau một cách bình đẳng.

Hỏi: Vật ăn và nước đều khắp thế giới thì Phật và chúng sinh để thân đứng ngồi và ở chỗ nào?

Thần chú cam lộ thuỷ chân ngôn 1

Ảnh minh hoạ.

Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói: “Cái tánh của vật sắc là chân không, cái tánh hư không là chân sắc”. Kinh ấy lại nói: “Tánh của nước là chân không, tánh của không chân thuỷ, thanh tịnh sẵn sàng, khắp giáp pháp giới tuỳ tâm chúng sanh, hẹp lượng chỗ biết theo nghiệp ấy dấy bày.”

Nay hành giả quán trí đều thanh tịnh khắp giáp, thì nước và đồ ăn cũng đâu chẳng khắp giáp. Số là, do vì tâm trống vắng thì sỡ hữu nước, vật thực đâu chẳng trống vắng, vì không tức là sắc, mà sắc tức là không, vậy hư không vật sắc chẳng hai, nên đặng sắc lẫn khắp, trần trần không ngăn, như thế với pháp vị nhiệm mầu khó nghĩ lường!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo