Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/09/2024, 16:19 PM

Thần chú cao nhất

Kính Thưa Thầy cho con hỏi: Bài Chú Đại Bi thực chất có ý nghĩa gì trong đời sống tu tập theo giáo lý của Đức Phật? Vì sao trong tất cả các Kinh Bắc Tông đều có bài Kinh này? Con xin cảm ơn Thầy.

Trả lời: Trong Tam Tạng Kinh Điển Nguyên Thủy không hề có câu chú nào cả.

Tất cả chú thuật đều được một số Tông phái Phật giáo về sau đặt ra để đáp ứng nhu cầu của các tín đồ từ các tôn giáo thần bí mới quy y theo Phật giáo, như là phương tiện tạm thời mượn tha lực để trợ duyên cho những người tu còn sơ cơ chưa có đủ tự tin và niềm tin nơi Pháp nên chưa thấy được Chính Pháp - Thiền Tông gọi là Chính Pháp Nhãn Tạng Bồ-đề Diệu Tâm.

Tất nhiên sử dụng các chú thuật nầy cũng có hiệu quả cho một số căn cơ ở một mức độ nhất định nào đó, chủ yếu là giúp họ vượt qua những sợ hãi bất an, mang tính trị liệu tâm lý.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đức Phật dạy Chính Pháp chỉ có một hướng duy nhất là Xả ly > Ly tham > Đoạn diệt > An tịnh > Chánh trí giác ngộ Niết-bàn. Cho nên Bát Nhã Tâm Kinh mới nói chú cao nhất không có chú nào sánh bằng đó là Gate > gate > paragate > parasamgate > Bodhi svaha. Câu này có nghĩa là vượt qua > vượt qua > vượt qua bên kia > vượt qua hoàn toàn. Đó chính là tuệ giác.

"Vượt qua" không phải là cần nỗ lực hữu vi hữu ngã để đạt được gì, mà chính là trở về "xả ly" mọi tìm cầu một cách vô vi vô ngã.

Vượt qua thứ nhất là "xả ly tham ái".

Vượt qua thứ hai là "xa lìa chấp thủ".

Vượt qua bên kia là "đoạn diệt hữu vi tạo tác" để đến bên kia "vô vi vô tác". 

Vượt qua hoàn toàn là "không còn vô minh ái dục nữa" 

Đó chính là tuệ giác, là chánh trí giác ngộ Niết-bàn như đức Phật đã dạy.

Vậy nếu cần phải tụng đi tụng lại một câu thần chú thì tốt nhát nên thường tự nhắc mình câu đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú - cao tột vô song là  "Xả ly > Ly tham > Đoạn diệt > An tịnh > Chánh trí giác ngộ Niết-bàn". 

Đó mới thật sự chân chính "độ nhất thiết khổ ách" như Bát-nhã-tâm-kinh đã nói...

Nguồn: trungtamhotong.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú cao nhất

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:19 24/09/2024

Kính Thưa Thầy cho con hỏi: Bài Chú Đại Bi thực chất có ý nghĩa gì trong đời sống tu tập theo giáo lý của Đức Phật? Vì sao trong tất cả các Kinh Bắc Tông đều có bài Kinh này? Con xin cảm ơn Thầy.

“Chốn bình an duy nhất chỉ có ở trong tâm hồn con mà thôi”

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 10:00 24/09/2024

Càng ngày con càng hiểu rõ về ước mong thầm kín của con là được gửi gắm phần đời còn lại ở một ngôi chùa nhỏ nào đó. Nhưng con nay đã 50 tuổi rồi mà trên vẫn còn cha mẹ phải phụng dưỡng, dưới vẫn còn con cái chưa trưởng thành...

Làm sao để người cư sĩ sống làm việc mà vẫn tu tập giải thoát?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 07:00 24/09/2024

Người cư sĩ tại gia vẫn còn làm việc để sống, nhưng trong công việc có quá nhiều sự giao tế và tạo nhiều mối quan hệ nên khi mất chánh niệm thì tâm tạo tác lăng xăng. Làm sao để người cư sĩ như con có thể sống làm việc quan hệ với nhiều người mà vẫn tu tập giải thoát, thưa Thầy?

Làm sao để cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 22/09/2024

Hỏi: Làm sao có thể cân bằng giữa cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần, trong khi xã hội ngày nay lại chạy theo cuộc sống vật chất?

Xem thêm