Thần chú biến thực chân ngôn
Nam mô tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng.
Đọc chú đây nó biến hoá ra phám vị. Khi đọc chú quán tưởng các đồ ăn từ một biến hóa thành bảy, với bảy lại hóa ra thành bảy nữa, nhẫn đến hóa ra nhiều vô lượng, đầy lấp cõi hư không cùng vạn vật không ngần ngại, thọ hưởng pháp vị, thân tướng viên mãn.
Ngài A Nan Đà nhập định trong rừng, đêm khuya, có một quỷ tên là Diệm Khẩu hiện hình đến chỉ bảo cho phương pháp kéo dài tuổi sống thêm, nhân đó A Nan Đà liền cần cầu nơi Phật.

Ảnh minh hoạ.
Phật dạy rằng: Ta tự nhớ lại thuở đời quá khứ, ta làm một người dòng Bà-la-môn, đối trước đức Quán Thế Âm Bồ Tát, truyền trao cho phương pháp Đà la ni của Phật Vô Lượng Uy Đức Tự Tại Quang Minh Như Lai; tụng Đà la ni đó, nó hay biến một món ăn mà hoá ra làm vô lượng món ăn lớn bằng núi Tu Di, lượng đồng cõi pháp giới, trọn không thể hết.
Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành
Thần chú đây nó cũng đồng nghĩa mà khác lời với chú biến thực trong Nghi Diệm Khẩu khoa. Khi tụng chú đây, tay tả bưng món ăn đưa lên, tay hữu ngón cái bấm với ngón vô danh, ngón út co lại, ngón thực và ngón giữa duỗi ngay ra để lên đồ đựng vật ăn, tưởng các vật ăn, mỗi hạt biến hoá ra thành bảy hột, bảy hột lại biến thành bảy hột nữa, mà làm thành đầy bảy hột, bảy lần bảy, lại biến hoá ra làm thành bốn mươi chín hột, như thế lần lựa biến hoá mãi nhiều hột thực đầy lấp cõi hư không, ngon ngọt thơm phức, thân vật không ngần ngại nhau.
Kinh Thí Ngã Quỹ nói: Tụng một bảy biến (tượng trưng bảy Thánh tài, hoặc có thể tụng ba lần bảy biến, hoặc bốn mươi chín biến, hoặc một trăm lẻ tám biến, càng nhiều càng hay), thì cả thảy ngã quỷ đều đặng đồ ăn số bảy lần hạt như hạt của nước Ma-gia-đà thường dùng, ăn rồi đều được siêu sinh lên các cõi trời, hoặc vãng sinh về Tịnh độ, năng khiến hành giả tiêu trừ nghiệp chướng mạng thêm sống lâu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm