Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/04/2018, 09:30 AM

Thân là tướng vô thường hoại diệt

Mọi con người chúng ta đều mắc phải bệnh cố chấp, muốn cái gì mình yêu thích phải còn như vậy mãi. Mỗi khi những cái đó đổi thay, mình sinh ra đau khổ chán chường, trách tại sao cái đó không giống ngày xưa. Bệnh cố chấp ấy khiến chúng ta sống trong hiện tại mà tâm hồn vẫn lùi về quá khứ. Quá khứ đã qua, đã mất, mà chúng ta cứ sống với cái mất, chính chúng ta đang sống mà đã chết đi rồi.

Trên đời, muôn vật luôn thay đổi như dòng nước chảy, chúng ta muốn nắm đứng chúng lại, chỉ là việc toi công. Sự biến chuyển đã thành quy luật của thiên nhiên, không ai có quyền làm sai quy luật ấy. Nếu chúng ta muốn khác đi với quy luật này, là chúng ta tự chuốc lấy sự đau khổ vào mình. Bởi thời gian cứ chạy mãi thì muôn vật cũng theo đó đổi thay.

Chúng ta mới mua chiếc xe Honda thấy mới toanh, chạy mấy tháng sau đã phai màu, có vài bộ phận mòn lỏng. Nhớ lại lúc mới mua xe đem về, chúng ta cảm thấy buồn chiếc xe cũ rồi. Một cái nhà mới cất, chúng ta rất hài lòng, nhưng ở được đôi ba năm đã thấy trên tường có mấy lằn rạn nứt, những màu nước vôi đã trắng bạc, các cánh cửa đã lung lay. Chúng ta cảm thấy buồn, cái nhà mới cất mấy năm mà đã cũ. 

Mọi vật chung quanh ta luôn luôn biến đổi, biến đổi theo thời gian và biến đổi do nhân duyên hội tụ đủ thiếu. Đóa hoa sen trong hồ, xây ở trước sân, vừa nở tròn thơm nhẹ, nhìn nó chúng ta cảm thấy vui lâng lâng. Vài hôm sau từng cánh hoa rơi lả tả, chúng ta trông thấy lòng buồn rười rượi. Cây cam trước nhà sung sức cành lá sum sê, trái đeo oằn nhánh, chúng ta nhìn nó với nụ cười thích thú. Mấy năm sau, cây cam già lụi lá rụng cành khô, chúng ta nhìn nó với vẻ buồn thất vọng.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Chúng ta muốn giữ mãi cái gì làm đẹp mắt chúng ta. Chúng ta cố bám chặt cái gì đem lại quyền lợi cho chúng ta và những cái gì có tính thân tình liên hệ với chúng ta, khi mất mát nó chúng ta mới thật buồn khổ. Đây là lòng tham cố giữ cái sở hữu của mình. Nếu chiếc xe của người khác hư, cái nhà người khác cũ, chúng ta có buồn không? Quả là do cái chấp ngã sở của chúng ta, nên khi vạn vật vô thường sinh diệt, chúng ta liền bị lôi kéo theo. Cố chấp là si mê, không thể thấy được sự thật của cuộc đời.

Con người chúng ta cũng thế, về thể xác thì tế bào sinh diệt, diệt sinh liên tục không dừng. Hết thời tăng trưởng tới thời suy tàn, như dòng nước thủy triều hết lên lại xuống. Thế mà, chúng ta nghe nói thân này già là cảm thấy buồn. Có những người thời trai trẻ khuân vác gánh gồng, làm nhiều mà không thấy mệt. Đến khi tuổi sắp lục tuần, ra làm chút ít đã thấy thở hổn hển, tự trách tại sao bây giờ yếu lắm vậy! Họ đâu biết thân họ đã đến lúc tàn cỗi rồi. Người ta cứ tưởng mình như thuở nào, chứ không biết mình đang xê dịch lần về cõi chết. Bởi vậy nghe nói cái chết đâm ra hoảng sợ. Đó là chúng ta không biết thể xác này luôn luôn biến đổi vô thường. Sợ chết, sợ mất thân này là do si mê chấp ngã mà ra. 

Đến phần tinh thần cũng vậy, trong ấy luôn luôn biến đổi diệt sinh. Tâm niệm này sinh tâm niệm kia diệt, cứ mãi đổi thay không cùng. Có ai đó nghĩ rằng tâm niệm mình trước sau như một, đây là một nhận định sai lầm. Bởi họ cho tâm niệm mình trước sau như một, nên thấy tâm ai trước trắng sau đen, họ đâm ra bực bội căm hờn. Họ quên rằng mỗi khi hoàn cảnh đổi thay, hoặc hội nhập vào xã hội xa lạ, tâm con người liền chuyển đổi theo thời theo cảnh. Chúng ta đừng ngây thơ nghĩ rằng kẻ kia trước thế nào, ngày nay dù hoàn cảnh khác đi, tâm họ vẫn như xưa. Đó là nhận định sai lầm khiến ta ôm hận suốt đời. 

Nỗi đau khổ của con người là sợ già sợ chết, sợ người thân đổi dạ thay lòng. Song cái sợ ấy làm sao tránh khỏi! Chỉ cần sáng suốt nhận rõ rằng thân này là tướng vô thường hoại diệt, tâm này là một dòng biến chuyển vô chừng. Được vậy, thân ta có già có chết cũng không buồn, lòng người có đổi trắng thay đen cũng chẳng lạ. Thế là chúng ta sống cuộc đời an ổn vô cùng.

Trích cuốn sách "Cành lá vô ưu"

Hòa thượng Thích Thanh Từ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm