“Thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng”
Những ai xứng đáng với danh xưng Bà-la-môn, phải thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng.
Sân hận hành động như một cái kềm siết chặt những ai rơi vào sự chi phối của sân hận, và được xem là gây tai hại cho người đời.
Cho nên, tốt hơn là đừng nói lời thô ác đối với bất cứ ai, vì lời nói thô ác đem lại những lời thù hận và cho đến đao trượng chạm người.
Cho đến thiên chủ Đế Thích cũng khuyên chớ nên phẫn nộ, vì phẫn nộ nghiền người ác, như núi đá nghiền người.
Do vậy, bậc có trí “nhiếp phục giận với không giận”.
Những ai xứng đáng với danh xưng Bà-la-môn, phải thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng.
Ai chận được cơn giận đang nổi lên mới xứng đáng là bậc đánh xe, còn kẻ khác không làm được vậy, chỉ đáng gọi là người cầm cương hờ.
Thiên chủ Đế Thích khuyên chư Thiên chớ để phẫn nộ nhiếp phục, chớ để lòng sân chống đối sân hận, vì không phẫn nộ thì không làm hại mình, hại người, hại cả hai.
Bậc trí đã nhổ tận gốc phẫn nộ xứng đáng được tôn xưng là bậc Hiền thiện.
Người không phẫn nộ thật sự là người hòa bình.
Tệ hơn cả hai là người bị mắng, lại mắng trả.
Vị chiến thắng cả hai, chiến thắng mình và chiến thắng người, khi vị ấy tự chế, không mắng lại.
Tâm từ - Liệu pháp hóa giải sân hận
“Lửa nào bằng lửa tham,
Chấp nào bằng sân hận,
Lưới nào bằng lưới si,
Sông nào bằng sông ái”.
(Pháp Cú. 251)
“Cỏ làm hại ruộng vườn,
Sân hận hại người đời,
Bố thí người lìa sân,
Do vậy được quả lớn”.
(Pháp Cú. 357)
“Chớ nói lời ác độc,
Nói ác, bị nói lại,
Khổ thay lời phẫn nộ,
Đao trượng phải chạm người”.
(Pháp Cú. 133)
“Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, thiên chủ Đế Thích tại Thiện pháp đường, muốn làm lắng dịu chư Thiên ở cõi Ba mươi ba, lúc ấy nói lên bài kệ này:
“Hãy nhiếp phục phẫn nộ,
Giữ tình bạn không phai,
Không đáng mắng, chớ mắng,
Không nên nói hai lưỡi,
Phẫn nộ nghiền người ác,
Như núi đá nghiền người”.
(Tương Ưng I. 305)
“Lấy không giận thắng giận,
Lấy thiện thắng không thiện,
Lấy thí thắng xan tham,
Lấy chơn thắng hư ngụy”.
(Pháp Cú. 223)
“Thân thiện giữa thù địch,
Ôn hòa giữa hung hăng,
Không nhiễm giữa nhiễm trước,
Ta gọi Bà-la-môn”.
(Pháp Cú. 406)
“Ai chận được cơn giận,
Như dừng xe đang lăn,
Ta gọi người đánh xe,
Kẻ khác, cầm cương hờ”.
(Pháp Cú. 222)
Này các Tỷ-kheo, thuở xưa thiên chủ Đế Thích, tại Thiện pháp đường, muốn làm lắng dịu chư Thiên ở cõi Ba mươi ba, lúc ấy nói lên bài kệ này:
“Chớ để lòng phẫn nộ,
Nhiếp phục chi phối ông.
Chớ để lòng sân hận,
Đối trị với sân hận.
Không phẫn nộ, vô hại,
Bậc Thánh thường an trú.
Phẫn nộ nghiền người ác,
Như núi đá nghiền người”.
(Tương Ưng I. 305)
“Chỉ ai đã cắt tiệt,
Nhổ tận gốc, đoạn trừ,
Người trí ấy diệt sân,
Đuợc gọi người Hiền thiện”.
(Pháp Cú. 263)
“Với vị không phẫn nộ,
Phẫn nộ từ đâu đến?
Sống chế ngự, chánh mạng,
Giải thoát nhờ chánh trí,
Vị ấy sống như vậy,
Đời sống được tịch tịnh.
Bị mắng phỉ báng lại,
Tệ hơn cả hai người,
Những ai bị phỉ báng,
Không phỉ báng chống lại,
Người ấy đủ thắng trận,
Thắng cho mình, cho người
Vị ấy tìm lợi ích,
Cho cả mình và người.
Và kẻ đã phỉ báng,
Tự hiểu, lắng nguôi đầu”.
(Tương Ưng I, 200).
Trích trong: Những Lời Dạy Của Đức Phật về Hòa Bình và Giá Trị Con Người .
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Kiến thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Kiến thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Xem thêm