Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/05/2024, 14:06 PM

Tâm từ - Liệu pháp hóa giải sân hận

Sân hận vốn là một trạng thái tâm cố hữu của con người và rất dễ phát khởi khi con người ta phải đối diện với những gì trái ý nghịch lòng.

Không oán, không hờn, mới dễ thương

Tâm an, trí tĩnh, việc tỏ tường

Khoan dung, kính người, thường khiêm hạ

Hỷ - Xả – Từ - Bi, đức mười phương

(Kinh Thập thiện)

Sân hận vốn là một trạng thái tâm cố hữu của con người và rất dễ phát khởi khi con người ta phải đối diện với những gì trái ý nghịch lòng. Một khi sân hận nổi lên, ngay lập tức, nó tước đi niềm vui, đoạt đi hạnh phúc, và phá vỡ sự bình yên nơi thế giới nội tâm, thậm chí là gây ra muôn trùng tội lỗi hại người, hại mình. Không chỉ vậy, thường xuyên nổi giận còn trở thành tác nhân bào mòn sức khỏe, suy nhược tâm ý và rút cạn trí lực. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đức Phật có dạy: Một niệm sân tâm nổi lên thì trăm nghìn tai họa ập đến hay một đốm lửa sân, thiêu rụi cả rừng công đức. Trong xã hội hiện đại, con người dễ bị rơi vào tình trạng bị căng thẳng, áp lực, do bị tác động từ nhiều yếu tố: công việc, học hành, gia đình, mối quan hệ giữa con người với con người… Khiến chúng ta khó kiểm soát được cảm xúc của mình và rất dễ trở nên sân hận, bực bội, cáu gắt cho đến những hành vi và lời nói để lại nhiều hậu quả tai hại. 

Tuy nhiên, muốn tự tin làm chủ tâm ý mình luôn bình tĩnh trước ngoại cảnh vốn là điều khó trong mọi điều khó. Chúng ta cần phải thường xuyên quán từ bi để thiết lập sự định tĩnh cũng như đủ năng lượng từ tâm để mỗi khi sân hận nổi lên, ta sẽ đủ sức để thấu hiểu được nguồn cơn, ôm lấy cơn giận và từ từ hóa giải nó một cách nhẹ nhàng. Tâm từ là tình thương không chiếm hữu mà chỉ muốn cho đi, sẵn sàng hy sinh những lợi ích cá nhân vì an vui và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

Tâm từ được xem là liệu pháp chữa lành cơn giận một cách hữu hiệu nhất. Có từ bi, chúng ta sẽ dễ dàng tha thứ, nhẹ nhàng buông xuống tất cả sự oán giận, ganh ghét, cay nghiệt, nỗi khát khao được trả thù và đây chính là cách làm hòa với quá khứ. Khi và chỉ khi, chúng ta thật sự hiểu rằng, bản thân sân giận chẳng khác gì đem lỗi lầm của người khác về hành hạ bản thân, đem chất độc về tự sát, là mở cửa đưa bão tố vào phá nát đi sự bình yên trong tâm hồn mình.

Vậy chẳng phải tha thứ cho người chính là một đặc ân tuyệt vời nhất mà bạn có thể ban tặng cho chính mình hay sao. Vậy nên muốn thay đổi cuộc đời, trước hết chúng ta hãy thay đổi chính mình. Nếu chúng ta muốn thế giới này trở nên nhân ái hơn, trước hết chúng ta phải đến với người bằng lòng từ mẫn. Nếu chúng ta muốn mọi người bớt bạo động thì trước hết tâm tư chúng ta phải thường an hòa và trầm tĩnh. Chúng ta muốn thế giới này ấm áp với đầy hoa thơm trái ngọt thì bạn hãy cứ là tia nắng buổi bình minh. 

“Khi bạn mỉm cười với thế giới thì sớm muộn gì cả thế giới cũng sẽ mỉm cười lại với bạn. Khi ta yêu lấy cuộc đời. Nhìn xem sự sống tuyệt vời lắm thay!”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm