Tháng Bảy tiết Vu Lan, rơi lệ nghĩ về “Thập ân phụ mẫu“
Mẫu tử liền tâm, Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình... Thơ ca từ ngàn năm trước đến vạn năm sau đã và vẫn sẽ viết về công ơn của mẹ cũng không kể xiết. Tháng Bảy tiết Vu Lan, trái tim con càng thổn thức khi nghĩ về mẹ.
Muốn học Phật trước tiên phải biết hiếu dưỡng cha mẹ
Về ân đức của mẹ, đạo Phật có Kinh “Thập ân” đúc rút ngắn gọn, giản dị về 10 ân nghĩa, công ơn lớn của mẹ đối với con cái, dẫu đọc lại ngàn lần vẫn cảm động rơi lệ như đọc buổi đầu...
Khi con cất tiếng khóc chào đời là lúc mẹ nở nụ cười hạnh phúc, rồi lịm đi sau cơn vượt cạn. Kể từ đó ánh mắt và trái tim mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con trên đường đời. Dẫu con tóc điểm bạc, thì trong lòng mẹ, con vẫn chỉ là một đứa trẻ cần được yêu thương và chở che.
Tại một buổi nói chuyện chuyên đề, đứng trước hội trường hơn 2.200 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, diễn giả đặt câu hỏi: “Trong sinh nhật của mình, các em sẽ làm gì?”.
Tất cả sinh viên được trả lời đều hào hứng cho biết sẽ đi chơi, đi ăn, tự thưởng cho bản thân một bộ quần áo hoặc món đồ… Nhưng người ra đề bài lại đáp rằng, chúng ta đều đã sai, ngày sinh của mình, các em đi vui với bạn bè, đòi bố mẹ mua quà, muốn tất cả mọi người chúc mừng… nhưng chúng ta quên rằng người xứng đáng nhận được quà vào sinh nhật của mình nhất chính là bố mẹ. Không có mẹ cha thì làm sao có mình?
Nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái
Thành ngữ có câu: “Sinh nhật con, ngày mẹ khổ”. Cho nên trước kia, một số nơi không muốn chúc mừng sinh nhật của mình. Chỉ tới khi hơn 60 tuổi họ mới bắt đầu “mừng thọ”. Họ làm vậy để ghi nhớ nỗi khổ sinh con của mẹ. Trong giáo lý nhà Phật có kể “Thập ân” nghĩa là 10 ân nghĩa, công ơn lớn của mẹ đối với con cái:
Một là thai mang giữ gìn
Vì nhân duyên nghiệp lực cho nên chúng sinh gá vào thai mẹ. Thai mang một tháng mới như hạt sương rơi trên cỏ, tụ tán mong manh. Hai tháng mới như váng sữa. Ba tháng mới như huyết đọng. Bốn tháng mới tụ hình người. Năm tháng mới có đầu, hai tay và hai chân. Sáu tháng các giác quan mới khai tượng. Bảy tháng gân cốt lông da mới có. Tám tháng mới có lục phủ ngũ tạng. Chín tháng mới thành thai nhi, hấp thụ nguyên khí của mẹ mà sống. Qua tháng thứ mười mới khởi sự chuyển sinh.
Chín tháng mười ngày mẹ cưu mang, nặng nhọc như đội đá, đi đứng ngại gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi. Sức nặng dồn lên đôi chân và sống lưng, mẹ đứng không được, ngồi không yên, ngủ chẳng an, nay đau chỗ này, mai nhức chỗ kia. Miệng khi đắng ngắt lúc lại nhạt thếch vậy mà chỉ cần ăn tốt cho con, khó đến đâu mẹ nuốt trôi.
Phật ngôn về hạnh hiếu dưỡng Cha Mẹ
Hai là sinh sản khổ sở
Lời bài hát xẩm Thập ân phụ mẫu có đoạn (ý): Con ơi đất rộng trời cao. Sánh làm sao được công lao mẹ hiền. Mẹ mới có thai kể từ một ân. Âm dương nhị khí nào ai biết gì. Ở trong lòng luống những sầu bi. Ruột gan chua xót mỗi khi vơi đầy. Sang đến hai ân. Cưu mang là cưu mang chín tháng ới mười ngày khai sinh. Kể từ vách đất lều tranh, nắng mưa đùm bọc rách lành mẹ chở che…
Mười tháng mang thai, một sớm lâm bồn. Đến tháng thứ mười, gần ngày sinh nở, tâm trạng mẹ hiền đêm đêm như bệnh nặng, ngày ngày tựa hoàng hôn, hồi hộp lo nghĩ, chỉ sợ tử thần không dung tánh mạng.
Ba là sinh rồi quên lo
Trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai, cuối cùng để con có thể chính thức oe oe chào đời mẹ còn phải trải qua một cơn đau dữ dội nữa. Lúc sinh con, lục phủ ngũ tạng mẹ như đứt ra từng khúc, đau đớn tột cùng, máu huyết dầm dề nhưng khi nghe tiếng con khóc thì quên hết đau đớn về thân thể, vui mừng khôn xiết.
Những lần vượt cạn như vậy, thậm chí có những người mẹ còn phải bỏ lại sinh mạng của mình, để đổi lấy cuộc đời mới của một sinh linh nhỏ bé. “Người chửa cửa mả” là vậy. Dẫu biết vậy mẹ vẫn dám mạo hiểm để có con trên đời.
Bốn là ân nuốt đắng nhổ ngọt
Ngậm khổ thổ cam, mẹ tự mình giành lấy đắng cay, cho con ngọt bùi. Tình thương mẹ thật sâu nặng, thương mến có bao giờ nhạt phai. Nhổ ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. Thương mến càng sâu đậm, bi sầu càng tăng thêm, miễn sao con no ấm, đói khát mẹ nào từ.
Cuộc đời vất và trăm đường
Đắng cay mẹ chịu ngọt đường phần con
Năm qua, tháng lại mỏi mòn
Ngược xuôi, vất vả nuôi con lớn dần.
Năm là ân nhường khô nằm ướt
Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô. Ðôi vú no đói khát, hai tay che gió sương. Yêu thương quên ngủ nghỉ, sủng ái hết giá lạnh. Chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu yên.
Khi con đói đã có dòng sữa ngọt của mẹ. Từ ngày có con chẳng đêm nào mẹ được an giấc. Một đêm năm, bẩy lần thức giấc, lúc thì cho con bú mướm, lúc thì thay quần con tè, kiểm tra lưng con lạnh, cho con ấm áp còn mình chịu rét mướt.
Sáu là ân bú mớm nuôi nấng
Thân gầy sữa cạn mẹ chắt chiu mỏi mòn. Mẹ hiền ân hơn đất, cha nghiêm đức quá trời, che chở ân cao dày, cha mẹ nào tính toán, không hiềm không mắt mũi, không ghét què chân tay. Con sinh ra từ bụng mẹ, còn đổi dạ thương ai.
Mẹ dùng hơi ấm cơ thể mình để ủ ấm cho con. Cả ngày mẹ xoay chong chóng bên con. Những hôm con mệt mỏi trong người, khi đầu âm ấm hơi sốt, hay khi mọc răng, lúc đi ngoài. Các cụ ngày xưa thường có câu “Tay dọn phân, tay dọn nước tiểu nuôi con khôn lớn”.
Bảy là ân tắm rửa săn sóc
Mẹ không nghĩ phận mình, chỉ lo con bệnh, cho nên hết lòng tắm rửa săn sóc. Áo quần lo cho con, rách rưới mẹ cam chịu. Thân con được đầy đủ là lòng mẹ ấm áp.
“Khuyến hiếu ca” nói rằng: “Cha mẹ còn trên đời, lãng tử không thấy lạnh” (Tôn tiền từ mẫu tại, lãng tử bất giác hàn). Dẫu có đi xa, chỉ cần biết rằng ở nơi chân trời kia vẫn còn bóng dáng mẹ đang ngóng trông, thì vẫn không thấy mình cô độc. Nhưng nếu chẳng may mẹ không còn trên thế gian nữa, thì dẫu đứng giữa biển người, lòng con vẫn thấy bơ vơ.
Báo hiếu cha mẹ theo lời Phật dạy
Tám là ân xa cách thương nhớ
Chết mà từ biệt đã đành, khó nhẫn nại; sống mà biệt ly, lại càng rất nhớ thương. Con đi đường xa cách, lòng mẹ bóng theo hình, ngày đêm không thư dạ, sớm tối nào tạm quên. Khóc như khóc vượn nhớ con, thương nhớ nát can trường.
“Cha mẹ còn, đừng đi xa”. Bởi lẽ con đến nơi đâu thì trái tim mong ngóng của mẹ cũng theo chân tới đó. Tục ngữ có câu: “Con đi nghìn dặm, mẹ âu lo”. Chỉ cần con cái rời khỏi vòng tay yêu thương của mẹ, cất bước đi xa, thì mẹ hàng ngày đều lo lắng, nhớ nhung.
Chín là ân vì con làm ác
Lao khổ đủ muôn bề, bữa ăn rất khó kiếm. Vì muốn con no ấm, việc ác mẹ khó từ. Nuôi con khôn lớn, lo gầy dựng, lo cơm áo, sợ cơ hàn; kho nấu bao sinh vật, cũng vì ngon miệng con. “Con dại thì cái mang”, “nước mắt chảy xuôi”, con có thế nào vẫn là con của mẹ.
Mẹ thức khuya dậy sớm, buôn thúng bán mẹt nuôi con. Vì con, mẹ không ngại khó ngại khổ. Mẹ dắt con chập chững bước đi từng bước. Khi con khóc òa mẹ dang tay đón con vào lòng và khích lệ con dũng cảm bước tiếp. Mẹ dạy con bi bô tập nói, dạy con cách đi đứng, cách ăn mặc, cách nói năng.
Đức Phật dạy về cách báo hiếu cha mẹ đúng pháp
Mười là ân thương mến trọn đời
Trong bài “Khuyến hiếu ca” nói rằng: “Mẹ già 100 tuổi thường thương nhớ con trai tuổi 80”. Ân đức của cha mẹ cao sâu hơn trời đất, hi sinh hết tất cả, vẫn thấy chưa vừa lòng. Tình thương có ngừng chăng, chỉ hơi thở cuối cùng.
Từ mẫu mang thai trong mười tháng, đứng ngồi không yên, như gánh gánh nặng, ăn uống không xuống, như bệnh lâu ngày. Khi đủ ngày tháng, sắp sửa sinh con, thì đủ khổ sở, khiếp sợ tử thần, tánh mạng mong manh. Như vật bị hại, huyết chảy tràn đất. Mẹ khổ đến thế mới sinh ra ta.
Sinh rồi nuốt đắng nhổ ngọt, bồng ẵm nuôi nấng, không kể mệt nhọc, chịu nắng chịu mưa, không từ cay đắng. Suốt trong ba năm, nhờ huyết sữa mẹ mới thành đứa bé. Đến khi khôn lớn, lo việc giáo dục, lo việc hôn nhân, kinh doanh sản nghiệp, tận tụy lao lung. Khổ nhọc suốt đời, không kể công khó. Con cái tật bệnh, cha mẹ bệnh theo.
Tục ngữ có câu: “Trái tim của mẹ và con nối liền với nhau” (Mẫu tử liền tâm). Ngay khi con thành hình trong bụng mẹ thì sinh mệnh của con đã gắn liền với sợi dây rốn yêu thương. Trong “Chu Dịch”, Khôn là mẹ, còn có nghĩa là đất. Mẹ giống như mặt đất, dùng đức dày mà chở che, nâng đỡ vạn vật.
> Xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm