Thánh đệ tử A Nan
Ngài A Nan cũng được ca tụng như là một phát ngôn viên chính thức của Đức Phật. Trong kinh Niết-bàn, Đức Phật cũng tán thán Ngài A Nan có đủ tám đặc tính căn bản của một thánh đệ tử (A Nan Cụ Bát Pháp).
Trợ duyên Đức Thế Tôn trong việc hoằng dương chánh pháp là mười vị đại đệ tử thượng thủ:
1. Xá Lợi Phất: Trí tuệ đệ nhất
2. Mục Kiền Liên: Thần thông đệ nhất
3. Phú Lâu Na: Thuyết pháp đệ nhất
4. Tu Bồ Đề: Giải không đệ nhất
5. Ca Chiên Diên: Luận nghị đệ nhất
6. Đại Ca Diếp: Đầu đà đệ nhất
7. A Na Luật: Thiên nhãn đệ nhất
8. Ưu Ba Ly: Trì luật đệ nhất
9. A Nan: Đa văn đệ nhất
10. La Hầu La: Mật hạnh đệ nhất
Ngoài nhiệm vụ là thị giả đặc biệt của Đức Phật, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, Ngài A Nan là vị Thánh đệ tử có công rất lớn trong việc kết tập kinh điển. Tất cả thánh giáo từ kim khẩu của Đức Thế Tôn tuyên thuyết suốt 49 năm đã được ngài A Nan trùng tuyên đầy đủ nghĩa cú, không sai sót, không lẫn lộn, rất chặt chẽ lưu loát. Do đó, Ngài được mệnh danh là Đa văn đệ nhất.
Ngài A Nan là em con chú của Đức Phật, Ngài ra đời nhằm vào đêm Đức Phật thành đạo, nên có tên là Khánh Hỷ. Năm 25 tuổi, Ngài xuất gia và thị giả Đức Phật suốt 25 năm. Đặc biệt của Ngài là nghe rất nhiều và nhớ không sai sót lời nào. Đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất, vào mùa hạ năm Đức Phật nhập Niết-bàn, tại thành Vương Xá gồm có 500 vị A-la-hán, chính ngài A Nan đã trùng tuyên thuộc lòng tất cả thánh giáo mà Đức Phật đã tuyên thuyết suốt 49 năm. Ngài đã chứng nhập Văn trì đà-la-ni, nên những pháp nào đã nghe được đều lưu nhập vào tàng thức không bị thất thoát và khi trùng tuyên thì lưu xuất, không sai sót lẫn lộn.
Trước khi vào Niết-bàn, Đức Thế Tôn đã thọ ký cho Ngài các danh hiệu:
- Như Lai sứ giả: Người xứng đáng diễn nói ý Phật
- Như Lai thanh văn: Người xứng đáng nhắc lại lời Phật không sai.
- Như Lai tàng kinh các: Người xứng đáng được lưu giữ thánh giáo của Như Lai.
Do nhân duyên nhiều đời được làm thị giả nhiều Đức Phật, nên Ngài A Nan đã được bốn nền tảng trí thức thượng thừa của một Thánh đệ tử mà các vị khác không có được.
1. Nền tảng tri thức thượng thừa thứ nhất: Ngài đã nghe nhiều lời Pháp của Đức Thế Tôn hơn bất cứ ai, và nghe rất đầy đủ chính xác.
2. Nền tảng tri thức thượng thừa thứ nhì: Ngài đã nhớ lời dạy của Đức Thế Tôn hơn bất cứ ai, và nhớ không sai sót, không lẫn lộn.
3. Nền tảng tri thức thượng thừa thứ ba: Ngài đã hiểu lời của Đức Thế Tôn nhiều hơn bất cứ ai, và hiểu rành rẽ mọi chi tiết theo thứ tự mạch lạc toàn bộ hệ thống Pháp bảo.
4. Nền tảng tri thức thượng thừa thứ tư: Ngài đã tin sâu sắc vững chắc thánh giáo của Đức Thế Tôn hơn bất cứ ai, và tin vững chắc trên tất cả mọi học thuyết khác.
Sở dĩ, Ngài A Nan thành tựu được bốn nền tảng thượng thừa nêu trên là do quá khứ Ngài đã huân tập rốt ráo Định trí chủng tử. Đây là yếu tố căn bản để đạt được thông tuệ và đa văn. Định trí chủng tử được thành tựu do quá trình loại trừ các pháp chướng ngại: tham dục, ác tâm, hôn trầm, vọng tưởng, phân biệt, hoài nghi.
Khi vượt qua được các chướng ngại này, hành giả sẽ đạt được phẩm hạnh thanh tịnh của một Đại Thanh văn, một Đại Trượng phu. Đặc tính nhớ nhiều và trùng tuyên lời Phật dạy một cách đầy đủ, chính xác của Ngài A Nan được ví dụ như một máy ghi âm siêu đẳng, có khả năng không thu nạp bất cứ tạp âm nào xenvào âm thanh chính. Ngài A Nan cũng được ca tụng như là một phát ngôn viên chính thức của Đức Phật. Trong kinh Niết-bàn, Đức Phật cũng tán thán Ngài A Nan có đủ tám đặc tính căn bản của một thánh đệ tử (A Nan Cụ Bát Pháp).
1. Tín căn bền vững: Nghe nhiều và tin sâu sắc vào chánh pháp nên sinh nhiều công đức lành.
2. Tâm tánh chất trực: Nghe nhiều và luôn an trụ trong chánh pháp nên tâm xa lìa điên đảo vọng tưởng.
3. Thân không bệnh khổ: Nghe nhiều và thực hành hạnhl ợi tha không phân biệt, nên được phước báo thân không bệnh khổ.
4. Thường xuyên tinh tấn: Nghe nhiều rồi nhất tâm thọ trì, không giải đãi gián đoạn.
5. Đầy đủ niệm tâm: Nghe nhiều và tư duy chánh pháp không để thiếu sót.
6. Tâm không kiêu mạn: Nghe nhiều và thâm nhập nghĩa lý nên khiêm cung với tất cả.
7. Thành tựu định ý: Nghe nhiều rồi nhất tâm quán chiếu nên thành tựu thiền định.
8. Từ nghe sanh trí: Nghe nhiều kinh vô lượng nghĩa nên trí tuệ sáng tỏ, liễu ngộ các pháp. Ngoài những đặc tính căn bản nêu trên để hoàn thành tư cách một Thánh đệ tử, Ngài A Nan còn được ca tụng vì tánh khiêm cung và cẩn thận ít ai có được. Là người nghe nhiều hiểu rộng, lại sắp là đệ tử thị giả thân cận của Đức Phật, nên dễ mắc bệnh ỷ lại cậy thế. Tuy nhiên, Ngài A Nan hoàn toàn khác, Ngài đã nêu lên 8 điều kiện với Đức Phật, nếu Ngài được trạch cử làm thị giả Đức Thế Tôn. Phẩm hạnh cao đẹp của Ngài qua tám điều kiện nêu trên đáng để chúng ta học hỏi tu tập.
Tám điều kiện:
1. Đức Thế Tôn đừng ưu tiên cho con y của Thế Tôn.
2. Đức Thế Tôn đừng ưu tiên cho con thức ăn vừa khất thực về.
3. Đức Thế Tôn đừng cử con đi trai tăng với Đức Thế Tôn.
4. Đức Thế Tôn đừng ưu tiên cho con tịnh xá mới.
5. Ai muốn thỉnh Đức Thế Tôn trai tăng, phải cho conbiết trước.
6. Ai muốn gặp Đức Thế Tôn, con được phép quyết định.
7. Có nghi ngờ về pháp, cho con được phép hỏi Đức Thế Tônbất cứ lúc nào.
8. Xin Đức Thế Tôn nói lại các bài pháp mà con chưađược nghe.
Ngoài những đặc tính ưu việt của một Thánh đệ tử, Ngài A Nan còn có nhiều ưu điểm khác nói lên phẩm hạnh cao quý của Ngài. Ngài đã tạo nhân duyên lâu dài cho nữ giới được xuất gia trong pháp của Đức Phật qua việc Di mẫu Kiều Đàm Di và 500 cung nữ được xuất gia nhờ tấm lòng tha thiết của Ngài trình xin với Đức Phật. Ngài cũng còn là vị Thánh đệ tử giảng pháp nhiều nhất cho Ni chúng, nhờ đó mà nữ giới bớt mặc cảm, tinh tấn thành tựu pháp lành. Ngài A Nan còn rất nhiều bạn bè thân thiện kính mến vì hạnh hoan hỷ xả thủ, không chấp nê bất cứ ai, bất cứ việc gì.
Trước khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, Ngài A Nan đã trình bảy điều mộng và Đức Thế Tôn đã giãi bày.
Bảy điềm mộng:
1. Thấy nước biển bốc lửa khắp nơi: Là dấu hiệu tương lai trong giáo pháp của Ta có sự tranh chấp, làm khuấy động bản chất thanh tịnh hòa hợp trong Tăng đoàn.
2. Thấy mặt trời lặn, thế giới rơi vào tối đen: Là báo hiệu sau khi Ta nhập Niết-bàn, các thánh đệ tử ít dần, ác pháp lộng hành nên con người rơi vào vô minh tà kiến.
3. Thấy các Tỳ-kheo không đắp Pháp y, hàng xuất gia đứngdưới nước, hàng cư sĩ đứng trên bờ: Là dấu hiệu sau này pháp của Ta đem rao giảng nhiều hơn thực hành, và cư sĩ sẽ ngã mạn không tôn kính Tăng bảo.
4. Thấy Tỳ-kheo bị kẹt trong bụi rậm: Là dấu hiệu giới luật không được gìn giữ, vướng bận đời sống thế tục, xa rời chánh pháp, bị ma nhiếp trì.
5. Thấy heo rừng ủi đào trốc gốc các đại thọ Chiên đàn: Là dấu hiệu sau này đệ tử Ta chạy theo kinh tế, lợi nhuận, buôn thần bán thánh, xa lìa giới định tuệ.
6. Thấy voi lớn bỏ rơi voi con: Là dấu hiệu “nối tiếp dòng thánh, mồi đèn chánh pháp” không còn là trách nhiệm thiêng liêng, mà lơ là tùy tiện.
7. Thấy sư tử chúa chết, bị trùng, bọ rút rỉa khắp thân: Là dấu hiệu pháp của Ta không ai phá được, mà chỉ có đệ tử Tam giới phá hoại pháp của Ta.
Đây là những báo hiệu về tương lai của chánh pháp, và cũng là những cảnh báo cho tất cả những ai có nhân duyên được làm đệ tử của Đức Thế Tôn, kể cả xuất gia và tại gia, nên tư duy sâu sắc để tự soi sáng mình và soi sáng người khác.
Để kết luận nội dung về Thánh đệ tử A Nan, chúng ta hãy lắng nghe lời nhận xét của một học giả: “Nếu Pháp bảo là kho tàng vô giá, thì Ngài A Nan là người bảo vệ kho tàng ấy chắc chắn nhất”.
Nguồn: Phật học Từ Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm