Thứ tư, 31/05/2023, 14:07 PM

Truyền thuyết về Tổ A Nan Đà - Tổ sư Thiền Tông đời thứ hai

Tổ A Nan Đà - Tổ sư Thiền Tông đời thứ hai, nhỏ hơn Đức Phật 30 tuổi, con của vua Hộc Phạn và hoàng hậu Phước Thệ Thiện, dòng Sát Đế Lợi, ở thành Ca Tỳ La Vệ. Vua Hộc Phạn là em ruột của Đề Bà Đạt Đa, tức em nhà chú của Đức Phật Thích Ca Văn.

Thuở nhỏ, Ngài có nhiều tướng tốt, thông minh tuyệt vời, đến 25 tuổi xin theo Phật xuất gia.

Phật cần người thị giả, rất nhiều vị đứng ra tình nguyện. Nhưng vì quá nhiều người, nên Đức Phật phải lập ra hội thi, để tìm ra vị nào đạt yêu cầu cao nhất, thì được làm thị giả.

Sau khi thi tài đối đáp và nhớ dai, Ngài được vượt trội. Tuy vượt trội, nhưng Ngài cũng không chịu nhận, Ngài viện lý do là em của Đức Phật, nếu làm thị giả sợ nhiều người dị nghị. Sau cùng Đức Mục Kiền Liên và Ngài Xá Lợi Phất đứng ra năn nỉ nhiều lần, buộc lòng Ngài nhận, nhưng Ngài xin Đức Phật 4 điều:

1. Không thọ trai riêng.

2. Không mặc y thừa của Phật.

3. Không hầu hạ Phật khi Phật ở một mình.

4. Không sử dụng bất cứ thứ gì của Phật cho.

Đức Phật chấp thuận 4 điều kiện của Ngài và có lời khen như sau:

- Quả thật, ông có sự hiểu biết cao rộng như vậy, vì ông sợ mọi người dị nghị ông là em chú bác với Như Lai.

Thế là Ngài theo làm thị giả cho Đức Phật suốt 25 năm.

Một hôm, Ngài đi khất thực về ngang Tịnh xá của Đức Phật ở, thấy bà di mẫu Ma Xà Ba Đề đang đứng trước cửa khóc. Di mẫu áo quần bụi bặm, chân dính bùn đất, vẻ người bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ. Biết bà từ hoàng cung đến xin Đức Phật xuất gia. Bà xin đến 3 lần mà Đức Phật không cho. Ngài A Nan Đà thấy cảm động quá, nên vào Tịnh xá của Đức Phật, đảnh lễ Như Lai xin cho bà xuất gia. Ngài kể công ơn của bà Ma Xà Ba Đề, là do một tay bà nuôi Đức Phật khi hoàng hậu không còn.

Thấy Ngài A Nan Đà năn nỉ quá, nên Đức Phật cho bà xuất gia với 3 điều kiện:

1. Bà phải ở gần Chư Tăng, để có gì có Chư Tăng bảo vệ.

2. Bà phải tìm thêm vài người nữa để cư ngụ chung.

3. Phải tự lo chỗ ở kín đáo.

Nhờ Ngài A Nan Đà xin Đức Phật, Đức Phật chấp thuận, nên trong Giáo đoàn của Đức Phật mới có người nữ.

Phần ngài A Nan Đà:

Ông A Nan Đà xuất gia, sau Đức Phật thành đạo đến 24 năm. Do đó, những pháp môn tu Tiểu thừa và Trung thừa Ngài không biết được. Vì vậy, Ngài có trình xin Đức Phật, khi rảnh rỗi hãy nói lại cho Ngài nghe để biên chép lại cho đầy đủ 6 pháp môn tu mà Như Lai dạy nơi thế giới này.

Khi Ngài nhận làm thị giả, mỗi lần Đức Phật thuyết kinh, Ngài nhớ, về thất biên soạn lại và trình cho Đức Phật kiểm lại, nếu có chỗ nào sai, Đức Phật chỉnh lại.

Tổ A Nan Đà - Tổ sư Thiền Tông đời thứ hai

Tổ A Nan Đà - Tổ sư Thiền Tông đời thứ hai

Ngài có nhược điểm như sau:

Tuy Ngài văn hay, chữ đẹp, nhớ dai, nhưng nhận biết ý sâu mầu trong các lời kinh Ngài không hiểu được. Vì vậy, khi Ngài bị ông Duy Ma Cật hỏi vài chỗ “Yếu chỉ Phật ngôn”, Ngài không trả lời được.

Phần nêu các danh từ:

Ngài A Nan Đà thay mặt đại chúng có hỏi Đức Phật như sau:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, sau khi Như Lai diệt độ, chúng con muốn đắp tượng Đức Thế Tôn để thờ, mục đích của chúng con là, muốn nhìn hình tượng của Đức Thế Tôn, để nhớ lời dạy của Đức Thế Tôn. Vậy, nơi đặt tượng của Đức Thế Tôn gọi là gì?

Đức Phật dạy ông A Nan Đà và đại chúng:

- Nơi đặt tượng của Như Lai gọi là “chùa”.

Vì sao lại gọi như vậy?

Vì chùa là bao hàm mênh mông rộng khắp, đúng như lời Như Lai dạy.

Ngài A Nan Đà thay mặt đại chúng hỏi tiếp:

- Sao không được gọi là nhà thờ?

Đức Phật dạy:

- Nhà thờ là chỉ cho tựu hội của vật lý, nên nó rất nhỏ hẹp, nơi đây chỉ thờ những vị còn nằm trong vật lý. Nhà thờ này có mấy dạng như sau:

- Ở tín ngưỡng, thờ vị Chúa của cõi Trời Thượng Đế, vị này nằm trong cõi Trời Dục giới.

- Cũng ở tín ngưỡng, thờ vị Thánh đứng đầu trong cõi trời Vô sắc giới, vị này cai quản cõi trời này. Thờ vị này, các môn đồ của Ngài không được phép vẽ hình.

Vì sao vậy?

Vì cõi này không cấu tạo sắc chất của tứ đại, nên không thể nào vẽ hình được.

1. Còn ở nhân gian, thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc người thân.

Ngài A Nan Đà lại hỏi:

- Ba cung cách nhà thờ nói trên, vậy có những danh từ nào nữa để nói lên chỗ thờ phượng này?

Đức Phật dạy:

- Này ông A Nan Đà và đại chúng, ngoài 3 cung cách thờ nói trên, còn 2 nơi thờ nữa, nhưng rất nguy nga và đồ sộ:

+ Tòa thánh một: Nơi thờ vị Giáo chủ trong cõi Trời Thượng Đế, nằm trong Dục giới. Nhưng nơi đây, phải là nơi có ban bệ, có phân chia cấp bậc. Tổ chức như một cơ quan của một nước vậy.

+ Tòa thánh hai: Nơi thờ vị Giáo chủ trong cõi Trời Ngọc Hoàng, cũng còn nằm trong cõi Trời Dục Giới. Nơi đây cũng có ban bệ, cũng có phân chia cấp bậc. Tổ chức như một cơ quan của một nước vậy.

Như Lai dạy thêm:

- Ngoài các loại trên:

Đình, có 2 loại:

+ Thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, tức thờ “Hồn thiêng sông núi, cây cỏ hoa lá” trong vật lý của Trái đất này.

+ Thờ vị có công trận với đất nước.

Miếu, cũng gọi là Miểu: Đây là tín ngưỡng của nhân gian, họ thờ bất cứ ai họ cho là giúp đỡ họ. Dù nam hay nữ, dù thú hay cây cỏ, v.v…

Ngài A Nan Đà đạt “Bí mật Thiền tông”:

Theo lời dạy của Đức Phật, khi ông Ma Ha Ca Diếp sắp tịch, phải truyền Thiền tông lại cho ông A Nan Đà, để làm Tổ sư thiền đời thứ 2. Đúng theo quy định truyền Thiền tông, vị nào được truyền Thiền tông, vị đó phải đạt được “Bí mật Thiền tông” và phải có bài kệ hay thơ ít nhất là 12 câu mới được truyền thiền. Hiện Ngài A Nan Đà chỉ Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” chứ đạt “Bí mật Thiền tông”, Ngài chưa đạt được.

Một buổi sáng mùa xuân, Tổ Ma Ha Ca Diếp đang đứng trước sân chùa, Ngài A Nan Đà đến chắp tay thưa hỏi Tổ:

- Kính bạch sư huynh, Như Lai truyền cho sư huynh Y choàng, Bát ăn cơm và gói kệ Huyền ký, ngoài 3 món nói trên Như Lai có truyền thêm vật gì nữa không?

Tổ Ma Ha Ca Diếp biết, gã này không chịu nhận nơi mình mà cứ tìm kiếm chuyện vớ vẩn bên ngoài, nên Tổ nhìn thẳng vào mặt ông A Nan Đà, nói thật lớn:

- Này ông A Nan Đà, ông coi chừng cây phướng trước chùa ngã đè ông!

Vì tiếng nói trực diện và quá to của Tổ Ma Ha Ca Diếp, nên ông A Nan Đà bị chát lỗ tai, không kịp suy nghĩ mà ông tự nhiên nghe. Chính cái chỗ tự nhiên nghe này, nên ông A Nan Đà nhận rất rõ Tánh Nghe thanh tịnh của chính mình, và ông đã cảm nhận được Tánh Nghe ấy, ông ở trong trạng thái này rất lâu, như chết đứng.

Tổ Ma Ha Ca Diếp biết ông A Nan Đà đã được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh và nhận được tánh hay Nghe của mình”, nên Tổ cứ để tự nhiên như vậy. Sau nửa canh giờ, ông A Nan Đà mới trở lại sống với tánh Nghe của vật lý, nên Tổ Ma Ha Ca Diếp hỏi ông:

- Sao ông chết đứng như vậy?

Ông A Nan Đà thưa:

- Nhờ diệu thuật của sư huynh, đệ đã nhận được tánh Nghe thanh tịnh chân thật của chính đệ.

Tổ Ma Ha Ca Diếp hỏi:

- Ông nhận biết như thế nào, hãy nói lại cho sư huynh nghe coi, có thật đúng như vậy không?

Ông A Nan Đà liền ứng khẩu làm bài kệ 64 câu như sau:

Đệ nghe tiếng gọi sư huynh

Nghe được như vậy lặng thinh nghe hoài

Tiếng nghe đi khắp trần ai

Tiếng nghe vang rền đi khắp núi sông.

Lòng đệ trống rỗng như không

Tất cả vật lý, đệ không thấy gì

Thiền tông, sao quá diệu kỳ

Tánh Nghe thanh tịnh, không chi dính mình.

Vì vậy, đệ cứ lặng thinh

Để cho mặc tình vật lý trôi lăn

Bao năm đệ cứ lăng xăng

Đi tìm chân tánh, lăn theo luân hồi.

Huynh ôi, Đệ đã ngộ rồi

Ngộ nghe thanh tịnh, luân hồi không theo

Thiền tông ''Bí mật'' nghe theo

Nghe mà thanh tịnh, không theo luân hồi.

Tánh Nghe thanh tịnh vậy thôi

Luân hồi nhiều kiếp liền thôi với mình

Đệ xin cám ơn sư huynh

Huynh dùng diệu thuật độ mình đệ thôi.

Xưa kia đệ nghĩ xa xôi

Dụng công tìm kiếm, luân hồi cứ theo

Huynh đưa đệ đến hiểm nghèo

Ép vào thanh tịnh, đệ ''Rơi về nguồn''.

Rơi vào thanh tịnh lệ tuôn

Nhận ra những thứ không buồn chỉ vui

Đệ nay đã hết ngậm ngùi

Chỉ sống thanh tịnh, và vui trong lòng.

Không cần cầu khẩn thần thông

Mà nhận kỳ diệu ở trong lòng mình

Chân thật cám ơn sư huynh

Phước đệ quá lớn, nhận thời Thiền tông.

Phước lớn dù đầy núi sông

Cũng không sánh được Thiền tông Phật truyền

Nhìn lại, đệ có đại duyên

Vì vậy, Phật dạy truyền thiền cho em.

Hoa sen sáng rực hơn đèn

Trước kia không biết, tìm sen tu thiền

Đệ nay hết đảo hết điên

Sư huynh truyền thiền làm Tổ thứ hai.

Hôm nay đệ nhận căn tai

Nhận được cười hoài như Di Lặc vui

Huynh ôi, đệ rất vui tươi

Nhận được Tổ vị rất vui rất mừng.

ĐỆ xin truyền tiếp không ngừng

Để môn thiền học còn cùng thế gian

Như vậy đệ mới được an

Nghe lời Phật dạy, gian nan cũng đành.

Pháp môn thiền học không tranh

Không tìm, không kiếm, không tranh được nào

Thiền tông vị trước truyền sau

Để môn thiền học không sao phai mờ.

Lòng đệ hiện tại bây giờ

Mong tìm được người, để chờ truyền sang

Vị nào nhận được bình an

Ngộ được thiền học rõ ràng là thiêng.

Giúp người sau tiếp truyền thiền

Đáp đền Đức Phật, đệ yên trong lòng

Lòng đệ mới được thong dong

Cũng nhờ huynh trưởng, diệu xong thuật truyền.

Đệ nay nhớ lại lời thiêng

Phật bảo truyền thiền, đệ tổ thứ hai

Hôm nay đệ ngộ căn tai

Pháp thiền thanh tịnh còn hoài thế gian.

 

Ngài A Nan Đà trình 64 câu kệ về sự đạt được “Bí mật Thiền tông” của mình với sư huynh Ma Ha Ca Diếp. Tổ Ma Ha Ca Diếp nói với ông A Nan Đà:

- Như vậy, theo lời dạy của Đức Thế Tôn, hôm nay, đệ đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, mà Như Lai đã nói trước. Vậy, hai tuần nữa, sư huynh sẽ truyền “Bí mật Thiền tông” cho đệ làm Tổ sư Thiền tông đời thứ hai. Đệ lo sắp xếp cho buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này cho trang nghiêm, đúng như lời Đức Thế Tôn đã dạy. Việc tổ chức người tham dự, chỉ có những người ham muốn tu pháp môn này mới tham dự thôi, còn những người tu các pháp môn còn nằm trong vật lý, không được tham dự.

Sư huynh cũng nói cho đệ biết:

- Đến đời đệ truyền “Bí mật Thiền tông” cho vị Tổ thứ Ba, buổi lễ ấy không được phép làm như buổi lễ ngày hôm nay.

Vì sao vậy?

Đức Thế Tôn có dạy sư huynh, vì pháp Thiền tông học này cách xa Như Lai khoảng 50 năm, thì không còn ai thích pháp môn tu này nữa.

Đức Thế Tôn dạy rõ phần này:

Vì chúng sanh cách xa Như Lai khoảng 50 năm thôi, thì “Siêu đại Thần lực Thanh tịnh thiền” của Như Lai bủa ra đã lần lần giảm bớt. Do vậy, chúng sanh cũng lại bị vật lý của âm dương nơi thế giới này bao trùm lại, nên họ tu thích có chứng và đắc theo Nhân quả của vật lý, nên pháp môn tu Thiền tông này họ không màng đến. Đã không màng đến thì đệ không được phép mời những người này tham dự.

Như Lai có dạy rõ sư huynh như sau:

- Từ đời đệ làm Tổ sư Thiền tông đời thứ hai trở đi, khi đệ truyền Thiền tông cho vị Tổ thứ ba, đệ cũng nói Đức Thế Tôn dạy điều này.

Đức Thế Tôn lại dạy rõ cho sư huynh:

- Khi đến Tổ sư Thiền tông đời thứ 33, vị này mới được phép phá bỏ quy định mà Như Lai đã dạy.

Vì sao vị này được phép bãi bỏ?

- Vì đến đời vị Tổ thứ 33, có rất nhiều người Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Tuy vậy, mà người đạt được “Bí mật Thiền tông” cũng không có là bao nhiêu. Còn người được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng còn ít. Phải đợi đến đời Mạt thượng pháp, ở tại đất Rồng, có một vị cư sỹ may mắn đạt được “Bí mật Thiền tông” này. Sau thêm 2 đời Thầy nữa, mới có người công bố pháp môn Thiền tông học này ra.

Đến thời kỳ này:

- Người Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” không tính hết được.

- Người đạt “Bí mật Thiền tông”, rất nhiều.

- Người được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, nhiều nhất kể từ khi Như Lai dạy pháp môn Thiền tông này.

Tổ Ma Ha Ca Diếp nói vài ý Đức Phật dạy xong, ông A Nan Đà hết sức vui mừng và cám ơn Tổ Ma Ha Ca Diếp.

Hai tuần sau, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” của nhất Tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho Ngài A Nan Đà, mà trong sách Huyền ký của Đức Phật đăng như sau:

Tuyên đọc lời hành lễ của Tổ Ma Ha Ca Diếp:

Nam mô Giáo chủ Ta bà Bổn sư Thích Ca Văn.

Kính bạch Đức Thế Tôn:

Hôm nay tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Lôi Âm, theo lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng con xin hành đại lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho thị giả của Đức Phật là ông A Nan Đà, nối tiếp con nhận Tổ vị Thiền tông đời thứ hai. Trước khi tuyên đọc bài kệ truyền “Bí mật Thiền tông”, chúng con có hương, đăng, hoa, trà, quả và nhiều phẩm vật dâng cúng, kính xin Đức Thế Tôn và Mười Phương Chư Phật chứng minh.

Trước hết chúng con xin:

DÂNG HƯƠNG: 

Khói hương bay khắp bầu trời xanh

Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành

Trên khói hương này xin Phật ngự

Chứng cho đệ tử tấm lòng thành. 

LỄ PHẬT:

Kính lạy Phật từ bi cứu thế

Đem đạo thiền phổ tế chúng sanh

Trần gian biết nẻo tu thiền

Nhờ tâm thanh tịnh quang minh soi đường.

LỄ PHÁP:

Kính lạy Pháp là phương Giải thoát

Gốc tu thiền, chánh pháp ngày xưa

Nhiều người Giác ngộ có thừa

Vì đã biết được quê xưa của mình.

LỄ TĂNG:

Kính lạy Tăng nghiêm trì giới luật

Hạnh Tăng vô nhất vật thanh bần

Tự mình Giác ngộ lý chân

Giúp người Giác ngộ trọn phần Thiền tông. 

TÔN KÍNH PHẬT BẢO:

Phật là Đấng tối cao Giác ngộ

Lập đạo thiền tế độ chúng sanh

Luật nghiêm giới cấm ban hành

Là người dẫn lộ chỉ rành nẻo tu.

Cõi trần thế mịt mù tăm tối

Biết đâu là đường lối thoát thân

Đầu tiên một bậc siêu nhân

Cất mình thoát tục bước chân lìa đời.

Đây đệ tử là người mong mỏi

Dứt trần duyên theo dõi học hành

Kính dâng một tấm lòng thành

Phụng thờ Đức Phật đạo thiền cao siêu.

TÔN KÍNH PHÁP BẢO:

Pháp của Phật giáo điều chánh lý

Theo Thiền tông học pháp tu hành

Ba Y, một Thất tùy thân

Pháp môn thanh tịnh giúp nhân rõ lời.

Pháp Giải thoát khỏi nơi thế sự

Được rơi vào Bể tánh an nhàn

Sống trong thanh tịnh dễ dàng

Thiền tông thanh tịnh mở đàng huyền môn.

Lời dạy pháp hùng hồn cảnh tỉnh

Giúp chúng sanh dứt bệnh hôn trầm

Quý thay diệu pháp thậm thâm

Chúng con hết dạ thành tâm tu thiền.

TÔN KÍNH TĂNG BẢO:

Tăng là các vì sư thanh tịnh

Tâm thể không không chẳng dính bụi trần

Ly gia cắt ái khinh thân

Dứt trừ bổn Ngã lãnh phần độ sanh.

Tăng là Người thừa hành phật pháp

Đem đạo thiền dạy khắp thế gian

Hồng trần đám lửa cháy lan

Nước mưa thiền học xối tràn tắt ngay.

Chư Thánh Tăng công dày vô hạn

Giúp chúng sanh bao quản nhọc nhằn

Đội ơn cảm đức không ngằn

Chúng con thờ kính lễ hằng dám sai.

CÚNG DƯỜNG TAM BẢO:

Kính lạy Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo

Chứng lòng con hiếu thảo cúng dường

Của này vốn của thiện lương

Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành.

Nay phát nguyện lòng thành dâng cúng

Xin ơn trên hưởng dụng chứng minh

Nguyện cầu tất cả chúng con

Tu theo thiền học không còn trầm luân.

Thiền tông Phật dạy con mừng

Mừng vì sanh tử đã dừng với con

Chung con nhất quyết lòng son

Quyết tu thanh tịnh không còn chuyển luân.

Hiện tại chúng con biết “Dừng”

Đừng theo vật lý là dừng lại ngay

Hôm nay tại điện Phật đài

Kính xin Đức Phật nhận ngay lời này.

Chúng con kỉnh nguyện tại đây

Thiền tông Lôi Âm tại đây thệ nguyền

Chúng con nay dứt các duyên

Tu theo thiền học không còn trầm luân.

Hôm nay, thật sự con “Dừng”

Không theo vật lý Luân hồi dừng ngay

Chánh điện Thiền tông của Ngài

Chúng con kỉnh nguyện xin Ngài chứng minh.

Chúng con cố gắng giữ gìn

Phổ môn Thiền học, ở cùng chúng con

Chúng con nhất quyết lòng son

Cố gắng gìn giữ để còn mai sau.

Chúng con thệ nguyện với nhau

Pháp môn thiền học, không sao phai mờ

Thiền tông chánh điện chùa thờ

Kính xin Đức Phật, chứng lời chúng con.

TIẾP THEO LÀ BÀI KỆ TRUYỀN THIỀN TÔNG

Cho ông A NAN ĐÀ

Ngày xưa, sen nở Linh Sơn

Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng

Sư huynh nhận được bình an

Nay truyền cho đệ rõ ràng Thiền tông. 

Sư huynh nghe dạy của Thầy

Tìm nhiều phương cách thiền đây lưu truyền

Hôm nay họ A có duyên

Huynh nay truyền thiền cấp giấy cho Nan.

Đà kia nhận được không mong

Sống với Phật tánh của mình mà thôi

Huynh đây kiểm thiền phải rồi

Đệ sống Phật tánh hết rồi tử sanh.

Tất cả những vị ngộ rành

Chính tâm thanh tịnh Thích Ca lưu truyền

Hôm nay A Nan đại duyên

Nhận được Nguồn thiền của Phật Thích Ca.

Theo như lời dạy Thầy ta

Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền

Vị đó là người đủ duyên

Phải được truyền thiền để làm lòng tin.

Tại đây, trước Đấng tối linh

Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông

Ông nên giữ lấy trong lòng

Vượt qua bể khổ để về nhà xưa.

Từ nay dù sớm hay trưa

Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn

Ông nên cố gắng bình an

Nhìn thấy Bể tánh chính đây quê mình.

Ngày xưa Đức Phật dạy “Dừng”

Vì ông không biết, không theo lời Ngài

Vì vậy đi khắp trần ai!

Nhận được thanh tịnh, hôm nay mới “Dừng”.

Tất cả chúng tôi rất mừng

Vì đã chứng nhận, ông nay ngộ thiền

Thêm người hết đảo hết điên

Chánh thức truyền thiền chứng nhận cho ông.

CHÚNG CON XIN HỒI HƯỚNG:

Lễ truyền thiền đã xong rồi

Nguyện đem công đức vào đời chúng con

Chúng con nhất quyết lòng son

Quyết tu Thanh tịnh không còn trầm luân.

Phật dạy chúng con chỉ “Dừng”

Tâm con thanh tịnh Luân hồi dừng ngay

Hôm nay tại điện Phật đài

Kính xin Đức Phật nhận ngay lời này.

Chúng con kính nguyện tại đây

Luân hồi sinh tử đứt dây buộc ràng

Đời con đã hết gian nan

Cũng nhờ Đức Phật chỉ đàng Thiền tông.

Tâm con hiện tại đã không

Nhất quyết một lòng thực hiện Thiền tông

Dù cho thế giới hoại không

Hư không có hoại lòng con vẫn bền.

Nhờ Phật con đã đứng lên

Luân hồi sinh tử vượt lên được rồi

Đời con đại phúc Phật ôi!

Hôm nay sinh tử dứt rồi với con. 

Nam mô Giáo chủ Ta bà Phật Bổn sư Thích Ca Văn.

(3 lần, 3 lạy, 3 tiếng chuông).  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm