Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 27/09/2021, 07:40 AM

Thánh Thần Tiên Phật

Thánh Thần Tiên Phật đã cùng dung hòa trong quá trình bản địa hóa khi tiếp nhận những luồng tư tưởng từ bên ngoài để làm nên một nền văn hóa đa dạng và bản sắc.

Sáng nay tôi vào facebook của một vị sư thầy người gốc Bắc. Tôi đã xem rất kỹ nhiều cảnh các sư tăng cúng, múa đàn...

Tôi nghĩ đến tiền nhân của mình, các sư tổ thánh tăng xưa.

Xưa, các ngài cũng thế này. Khác chăng, là để gặp được dịp lễ tiết lớn, tận mắt được nghe, được nhìn, được chiêm ngưỡng các tăng sĩ trong trang nghiêm áo mão, lễ nghi cờ đèn phan vị hòa âm giữa nhạc và kinh... là vô cùng khó.

Tôi nói đến cảnh dân quê ta xa xưa. Giữa đời thường áo vải, chân lấm tay bùn, ruộng vườn ao bèo, khi có lễ, mới để tâm trí, niềm tin vào hết lời vái van nguyện cầu, mong thầy Tăng ra oai thần lực cứu khổ độ u, giải nghiệp cho vong hồn, mong âm siêu dương thái!

Đức Không Lộ được tôn xưng Nam Việt Phật Tổ, Nam Thiên Thánh Tổ, Nam Hải Đại Vương và ngài là vị Thần Tiên trong truy tặng của Lý Nhân Tông, "... nhất Thần Tiên" .

Thực tại vẫn là thực tại.

Thực tại vẫn là thực tại.

Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn

Thế giới Thánh Thần Tiên Phật là ở đâu?

Tôi thấy nó ở nơi sinh hoạt đậm chất dân gian Bắc Việt Phật giáo mà các chùa, các thầy đang thực hành hàng ngày. Điều khác biệt khi đánh giá là do ta đem cái gọi là tư duy biện chứng, vật chất và cái văn minh hiện đại để nhận xét. Tuy nhiên, với tâm thức dân tộc đậm nếp nghĩ nhân nghĩa tình tự dân gian, trong tâm khảm hiếu đạo sâu xa... ta thấy đây là một nếp sống, nếp thực hành văn hóa tâm linh đẹp và nhân văn vô cùng.

Tất nhiên ta không cổ súy cho sự bày vẽ vì lợi lạc vật chất sa đà vào lễ bái mưu cầu cho lòng tham dẫn đường.

Thoát tục. Sinh hoạt đó cũng là cảnh thoát tục.

Thoát tục là gì?

Trước hết, đó là một ngày, trong một không gian cụ thể của đàn tràng, trong sự ca xướng hài hòa từ trang phục y mão, phan giò, bài vị đến lời kinh nhạc hợp nhất. Hôm đó, ta rũ hết mọi việc chân tay đồng áng cơ cực, vất vả, gia chủ lắng sâu vào lời kinh, tiếng nhạc lễ, sắc y... rồi như lạc vào một thế giới khác.

Niềm tin được khắc sâu hình bóng Tăng Phật là ở đó. Cái sự trần trụi bao lo toan, mưu sinh hằng ngày như tuyệt nhiên không còn đeo bám... rũ bỏ.

Lễ nghi trong tâm linh tín ngưỡng quả đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống dân tộc tồn tại đến ngày nay.

Thánh Thần Tiên Phật đã cùng dung hòa trong quá trình bản địa hóa khi tiếp nhận những luồng tư tưởng từ bên ngoài để làm nên một nền văn hóa đa dạng và bản sắc.

Thánh Thần Tiên Phật đã cùng dung hòa trong quá trình bản địa hóa khi tiếp nhận những luồng tư tưởng từ bên ngoài để làm nên một nền văn hóa đa dạng và bản sắc.

Thực tại vẫn là thực tại.

Dân tộc ta không ngủ mê để sa đà đến mất nước vì niềm tin vào đạo giáo dù Lão hay Nho Phật. Trong đời sống tín ngưỡng gửi gắm tâm linh sâu sắc đó, con người thấy gắn kết và đùm bọc nhau hơn để vươn lên trên khốn khó nhọc nhằn kiếp sống.

Lịch sử đã chứng thực điều đó.

Nhiều nhà nghiên cứu, quen đi tìm trên văn bản, họ không bám rễ ở đời sống con người để nhìn nhận sự tồn tại của tập tục tín ngưỡng đạo giáo vẫn còn đó, tiếp nối trong nhân gian. Đáng tiếc. Họ chứng minh tam giáo, hùng hồn và nghe học thuật lắm như nhân gian nói: "Nói có sách". Cái tội, là họ bỏ qua thực tế. Tôi thấy lạ là ở đó.

Trong 1 con người, như Không Lộ chẳng hạn, tiêu biểu và đầu tiên, được tôn xưng, THÁNH THẦN TIÊN PHẬT. Chính trong cách gọi này, nơi chính con người trải qua cuộc đời mình, Không Lộ là 1 minh chứng sống động cho việc tam giáo, đồng hành, hợp nhất.

Đi chứng minh Nho Phật ở một vài trước tác thơ văn, ở những tư tưởng cá nhân, ai bảo đó là số đông, là đời sống quảng đại dân tộc đang hiện hữu, để so sánh khác và đồng?

Trên mỗi ban thờ người Việt thờ gia tiên, trong gia đình, đều có bát hương thờ ghi thế này: "Phụng thỉnh: TAM GIÁO THÁNH HIỀN LỊCH ĐẠI TIÊN SƯ".

Thánh Thần Tiên Phật đã cùng dung hòa trong quá trình bản địa hóa khi tiếp nhận những luồng tư tưởng từ bên ngoài để làm nên một nền văn hóa đa dạng và bản sắc. Tất cả đã hợp làm một trong dòng chảy của nền tảng văn hóa tâm linh Việt từ ngàn đời cho đến nay. Và vẫn còn hiện diện nơi từng ngôi nhà – trên ban thờ của từng gia đình người Việt.

Đây là điều chưa một ai nghiên cứu về tam giáo ở Việt Nam đề cập tới.

Hài hòa, cảnh diễn xướng ca tụng giữa nhịp điệu nhảy múa, ấn chú tán phách cũng vẫn đó, trong lòng đời sống. Và những điều này vẫn đang diễn ra ở khắp nơi.

Từ đạo Phật nghĩ về người Việt và cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Xem thêm