Thay đổi vận mạng nhờ lòng từ bi
Ðại Thiện là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Cối Kê, bên Trung Quốc. Hằng ngày có rất đông khách thập phương, du khách và người vãng cảnh đến đây lễ bái. Ngày nọ, có hai vị sĩ tử là Ðào Thạch Lương và Trương Chi Ðình tới viếng chùa.
Trong chùa Ðại Thiện có một cái Hồ Phóng Sinh lớn. Khi nhìn thấy hàng vạn con cá và lươn đang lội trong hồ nước thì hai người này rất xúc động. Họ phát tâm muốn làm một việc gì phước đức.
Ðào Thạch Lương nói với Trương Chi Ðình: “Tôi muốn mua tất cả số lươn và cá này rồi mang chúng ra con sông lớn phóng sinh hết để chúng có nơi rộng rãi bơi lội thỏa thích. Con sông ấy chảy đổ vào sông Dương Tử lớn rộng bao la mặc sức cho chúng di chuyển qua lại, an nhiên tự tại. Bạn nghĩ như thế nào?”
Trương Chi Ðình đáp: “Tốt quá đi chứ. Ðể tôi giúp bạn một tay.”
Ðào Thạch Lương nói: “Nhưng mà tôi có ít tiền quá. Ðể xem, nếu chúng ta có thể kêu gọi thêm đông người đóng góp tịnh tài thì chúng ta sẽ phóng sinh được nhiều lươn và cá hơn.”
Trương Chi Ðình đáp: “Ý kiến quá hay! Tôi sẽ cố gắng hết sức giúp bạn”. Thế rồi Trương Chi Ðình tự nguyện đóng góp một lượng bạc và ông ta đến gặp các vị có thiện tâm quen biết kêu gọi họ tiếp tay giúp đỡ. Cuối cùng họ quyên góp được tám lượng bạc.
Cả hai sĩ tử Ðào và Trương vô cùng sung sướng. Họ mướn các nhân công đưa lên chùa và gặp nhà sư để sắp xếp công việc phóng sinh. Rồi họ mua hàng vạn con lươn và cá dưới hồ đem chúng ra ngoài sông thả hết. Về sau, hai người cũng quên bẵng sự việc phóng sinh những con lươn và cá đó; nhưng vào một đêm thu, ông Ðào nằm mộng, ông thấy một vị thần đến nói một cách nghiêm chỉnh rằng: “Lâu nay hai sĩ tử đã có công đèn sách, nhưng rất tiếc quý vị thi không đậu. Hôm nay tôi đến báo cho hai ông biết tin vui là nhờ công đức phóng sinh thả hàng vạn con vật trở vềcuộc sống thiên nhiên tự do; cho nên hy vọng trong kỳ thi này hai ông sẽ trúng tuyển. Hôm nay tôi đến chúc mừng sự thành công và tương lai giàu sang phú quý của quý vị.”
Khi thức dậy, ông Ðào đến kể cho ông Trương nghe về giấc mơ của mình. Ông Trương nói: “Thực kỳ lạ, tối qua tôi cũng nằm thấy điềm chiêm bao y hệt như vậy!”
Ðúng thế, vào năm đó, cả hai thư sinh ông Ðào Thạch Lương và ông Trương Chi Ðình đều thi đậu. Họ được bổ làm quan cao cấp trong triều đình và hai người biết rằng ngày nay đạt được danh vọng cao sang là do phước đức họ đã có lòng từ bi phóng sinh rất nhiều thú vật vô tội trước đây.
Trích từ quyển Truyện cổ Phật giáo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Xem thêm