Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 03/07/2023, 14:09 PM

Thấy như thật về thân là tuệ giác

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika, Ngài cho gọi các Tỷ kheo. Này các Tỷ kheo, ví như một ung nhọt đã trải qua nhiều năm. Nó có chín miệng vết thương, có chín miệng rạn nứt.

Audio

Từ đấy có cái gì chảy ra? Chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy. Có cái gì nứt chảy? Chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy.

Ung nhọt, này các Tỷ kheo, là đồng nghĩa với thân này do bốn đại tác thành, do cơm cháo chất chứa nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, tan nát, hủy hoại, có chín miệng vết thương, có chín miệng rạn nứt. Từ đấy có cái gì chảy ra? Chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy. Có cái gì nứt chảy? Chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy.

Do vậy, này các Tỷ kheo, hãy nhàm chán thân này.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ IV, chương 9, phẩm Tiếng rống con sư tử, phần Ung nhọt, VNCPHVN ấn hành 1997, tr.116)

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lời bàn:

Nếu được hỏi, trên đời cái gì là quý giá nhất hẵn ai cũng trả lời đó là sinh mạng, thân thể. Người ta có thể cho bất cứ vật gì mình sở hữu nhưng đối với thân mạng thì không. Vì một lẽ đơn giản, người làm ra của chứ của không làm ra người. Vì vô giá, nên con người rất thương mến, nâng niu, gìn giữ và luyến tiếc chính bản thân mình. Thân thể của tôi, đối với riêng tôi thật đẹp, thật quý và bất khả xâm phạm.

Thương yêu và trân quý thân mạng là điều tốt đồng thời không biết quý trọng thân thể là tội lỗi. Nhưng quá tham đắm, thương tiếc, chấp thủ, chăm lo, vun vén cho riêng mình thì không nên. Bởi cuộc đời cần phải có sự cống hiến, sẻ chia, dâng tặng thậm chí có thể phải hy sinh vì hạnh phúc cho nhiều người. Muốn được vậy, cái tôi cá nhân phải nhỏ lại thì tình yêu rộng lớn mới có cơ hội mở ra. Cũng từ đây, con người mới có khả năng mang đến cho đời những hoa trái hạnh phúc.

Trong đạo lộ giải thoát, thân thể rất quan trọng, là chiếc bè đưa hành giả đến bờ giải thoát. Dù quý trọng nhưng không tham đắm và luyến ái sắc thân thì mới thoát ly ngã chấp và thành tựu trí tuệ. Theo tuệ giác Thế Tôn, thân này dẫu được khéo léo che đậy, trang điểm hoàn hảo đến đâu thì bản chất của nó vốn không sạch sẽ, như một ung nhọt nhiều năm có chín miệng rạn nứt, rỉ chảy bất tịnh.

Thân thể là một ung nhọt thật sự được che đậy, bao bọc bằng một lớp da mỏng kiều diễm bên ngoài. Chỉ cần một trầy xước nhỏ thôi là ung nhọt ấy sẽ vỡ ra. Hay dù cho khi thân thể vẹn toàn thì chín miệng của ung nhọt ấy là hai lỗ tai, hai mắt, hai lỗ mũi, miệng, tiểu tiện và đại tiện vẫn luôn thải ra bất tịnh. Duy trì thường trực tuệ quán về thân thể như vậy sẽ làm suy giảm dẫn đến chấm dứt sự tham ái và chấp thủ sắc thân.

Chấp thủ và luyến ái tự ngã, vun vén và tô bồi sắc thân là nguyên nhân của mọi khổ đau, luân hồi sanh tử. Nỗ lực quán sát, như thật tuệ tri về bất tịnh của thân thể để thoát ly tham ái là một trong những chìa khoá quan trọng của những người con Phật để mở cửa giải thoát, thành tựu Niết bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Xem thêm