Những mầm xanh tuệ giác - trải an lành muôn phương
Những ngày đầu Hạ mùa An cư năm Giáp Ngọ 2014, hữu duyên và phước báu to lớn rằng bản thân con được sự quý mến tin tưởng trên Chư tôn đức Ban giám hiệu tạo cơ hội đồng hành trong mọi công việc tại ngôi trường Trung cấp Phật học thành phố Đà Nẵng.
Nơi đây đã và đang đào tạo cho những vị Tăng Ni sinh thế hệ trẻ và học viên Cư sĩ tham gia tu học kiến thức Giáo lý. Môi trường đặc biệt thuần tuý giảng dạy những minh triết trong kho tàng kinh điển của Đạo Phật. Mọi hoạt động tổ chức đều cơ bản theo mô hình những ngôi trường thế học, tuy nhiên có nhiều khác biệt nhất định trong quá trình quản lý và vận hành chung đối với hàng ngũ Tu sĩ xuất gia và Cư sĩ tại gia.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu cho sự tồn tại phát triển nền văn hoá xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Đạo pháp được tồn tại hưng thịnh cũng chính nhờ vào sự truyền thừa Giáo huấn tiếp nối dòng mạch trí tuệ để soi sáng nguyên bản chân lý cuộc đời. “Duy Tuệ Thị Nghiệp” là mạch sống thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển giáo pháp của Như Lai. Hệ thống hoạt động chung của Giáo hội có một lĩnh vực riêng biệt rất chính yếu đó là Ban Giáo Dục Phật Giáo mà cụ thể nhất hiện nay bao gồm các cơ sở trường Trung cấp Phật học và Học viện Phật giáo trải đều 3 miền đất nước. Trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng là một ngôi trường được khai sáng và hoạt động có bề dày đến nay đã hơn 30 năm. Ngôi trường này đã trực tiếp đào tạo rất nhiều thế hệ quý Chư Tôn đức mà hiện nay đang nắm giữ nhiều trọng trách hoằng dương Phật Pháp của Giáo hội tại địa phương cũng như trải rộng khắp nơi.
Sự nghiệp đào tạo Tăng tài cho giáo hội có sức ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt hoằng dương Đạo pháp cho bốn chúng Phật tử vì đây là một ưu tiên tối thượng về sự phát triển và có tính kế thừa mạng mạch xuyên suốt. Lành thay cho con khi được đồng hành với nhà trường, một Phật tử với tuổi đời còn non trẻ đang còn vướng bận mọi nhu cầu sinh hoạt cá nhân và gia đình nhưng lại từ tâm khảm sâu xa lại nhất tâm đồng hành hộ trì mọi hạnh nguyện của Chư Tôn đức trong Ban giám hiệu để hoàn thành trách nhiệm của Giáo hội giao phó. Có lẽ con đang trải nghiệm triết lý “biết đủ” trong hiện tại mặc dù đang đối diện nhiều khó khăn của cuộc sống. Nhiệm vụ và tính chất công việc của con thì rất bao quát mọi trạng thái từ việc giao tiếp cơ bản đến các hoạt động tương tác chung theo các quy tắc oai nghi chốn Thiền môn. Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 đều đặn chăm lo phục vụ việc giảng dạy của quý Giáo thọ và mọi hoạt động học tập của Tăng Ni sinh trẻ hệ Trung cấp. Bên cạnh đó thì ngày Chủ Nhật được phục vụ cho những vị Tăng Ni sinh mới xuất gia đến học hệ Sơ cấp và những vị Cư sĩ tại gia thuộc nhiều thành phần trong xã hội (Sĩ-Nông-Công-Thương...) với nhiều độ tuổi khác nhau cũng đến tham gia học hệ Trung cấp Cư sĩ. Con đã được che mát tưới tẩm năng lượng tích cực trong công việc, tu học, thực hành, trải nghiệm và chuyển hoá thân tâm mỗi ngày trong môi trường như thế.
Hệ thống đào tạo Tăng tài cho giáo hội hiện nay được thuận duyên lớn và phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Chư tổ và quý Ngài cao Tăng thạc Đức đã dày công khai mở sáng lập tôn tạo ra nhiều ngôi trường đào tạo theo hệ Sơ cấp – Trung cấp – Cao đẳng – Cử nhân – Cao học chuyên môn về nguồn minh triết giáo lý của đạo Phật để tạo thuận duyên trong quá trình Tu học - Hành Đạo - Xiển Dương - Lan toả cho chư Tăng Ni cũng như tín đồ đạo hữu mến kính Tam Bảo, giúp lợi lạc nhân sinh. Cốt lõi cũng chính là căn cơ của chúng sanh có nhiều sự khác biệt nên phải tự ý thức trao dồi nâng cao và nương tựa những bậc minh sư để thấu cảm hết thảy các pháp. Mặc dù kho tàng giáo lý đang hiện hữu quanh ta nhưng không được khai mở thẩm thấu thì cũng chỉ nữa phần an lành bản thân chứ không thể nào đoạn trừ được mê lầm. Là người Phật tử chân chính yêu mến Đạo Phật thì tuyệt đối không được đánh mất những giá trị Phật pháp do vô minh để lâm vào tà kiến rồi tự đánh mất và xa rời chân lý.
Nói rằng những nhân tố sơ khai chập chững học đạo đang trong giai đoạn này được ví như những mầm xanh mơn mởn thơ ngây nhưng đầy nghị lực và sức sống mãnh liệt từng ngày. Hàng xuất gia thì đại diện cho hình tướng được mãi trụ thế còn hàng tại gia thì là cánh tay nối dài và chất liệu sống động cho sự Phật hoá xã hội. Lần đầu tiên trong đời khi mỗi ngày được diện kiến rất đông những vị Tu sĩ trẻ trong độ tuổi 18 đôi mươi và nhiều vị còn trẻ nhỏ ít nhất từ 12 tuổi, với hình tướng thoát tục thanh cao đã sớm ngộ Đạo và từng bước trên lộ trình giải thoát.
Mỗi vị một nỗi niềm và chí nguyện hạnh trạng khác nhau, mỗi ngày trao dồi Giới Định Tuệ để làm trụ cột cho Đạo Pháp sau này. Thấu hiểu và đồng cảm mọi trạng thái tinh thần của từng vị như những người thân quen gần gũi, cùng nhau chuyển hoá nhiều nội tâm để tiến tu trên con đường các vị đang nâng gót. Đối với Tăng Ni sinh theo học vì tuổi đời còn trẻ không tránh khỏi những tác động của những điều kiện hoàn cảnh, ngoài nhiệm vụ làm việc của mình thì còn phải nắm hiểu và chia sẻ tỏ bày, hoà chung với đại chúng một cách thích hợp để cùng nhau dìu dắt và nương nhờ nhau trên con đường học Đạo. Hạnh nguyện của Cư sĩ chúng ta phải nhất lòng chí tâm hộ trì, chắt chiu nâng niu những hạt giống đại thiện lành, những mầm sống của Đạo Pháp tương lai được trường tồn vĩnh cửu.
Nói đến những học viên Cư sĩ tham gia lớp học này đều mang trong lòng đầy niềm hoan hỷ và chuyển hoá thân tâm rất tích cực cho bản thân. Tất cả tâm thành cầu học và ham pháp để tỏ tường sự mơ hồ lâu nay. Thật đáng ngưỡng mộ những vị lớn tuổi U60-70 hoặc thêm nhiều lứa trẻ U18-20 và trung niên. Người đang công việc, người hưu trí, người học sinh, sinh viên... tất cả đều hoà chung một pháp hỷ trong Đạo rất bình lặng mà đầy năng lượng. Được sự truyền dạy của Giáo thọ đã thực hành chuẩn mực cơ bản những giới luật của người tại gia theo đúng chánh pháp của Như Lai. Chính những mầm xanh này làm nên nhân tố chính cốt chuyển hoá nhận thức đến với người thân gia đình và lan toả tích cực cho cộng đồng xã hội. Đức Phật đã nói rằng mến tin mà không hiểu thấu thì như phỉ báng Ngài. Thời đại hiện nay nhiều sự tác động thông tin xấu độc và sai lệch biến tướng xã hội, nếu không nắm vững giáo lý thì sẽ dẫn đến nhiều sai lầm rơi vào tà kiến thật nguy hại.
Hạnh phúc cho con được biết đạo, thuận duyên trong công việc để phụng sự hộ trì trong môi trường đào tạo những vị xuất gia để có tư lương hành đạo cũng như hàng Cư sĩ tìm cầu giáo pháp được sống đời thanh cao. Trí tuệ được khai sáng và ứng dụng triệt để chân lý của con đường Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, lý Vô Thường, thuyết Vô Ngã... sẽ tưới tẩm nâng tầm những mầm xanh tuệ giác ban trải an lành muôn phương. Nhiều rừng cây xanh ngát, phủ mát cả hành tinh. Nguyện cầu cho trí tuệ nhân sinh mãi khơi thông gặp được gốc rễ an lành trong giáo Pháp.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Lê Ngọc Duy; Phan Chu Trinh, Bình Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm