Thứ ba, 09/08/2022, 21:50 PM

Thầy Viên Minh trả lời vấn đáp chủ đề rằm tháng 7

Việc hồi hướng giúp tâm mở rộng, không giới hạn, vì tâm vốn vô lượng, vô ngã và bất nhị đối với tất cả chúng sanh. Mỗi người vì tự cô lập trong tâm tướng do duyên sinh của mình mà hình thành bản ngã.

Thực ra người chết ở cõi Peta rất cần thân nhân còn sống hồi hướng phước cho họ - chứ không phải cúng giỗ như tập tục của chúng ta thường làm. Do quan niệm cúng bái sai lầm nên người chết không nhận được năng lượng phước nào và họ phiền lòng. Khi phiền lòng thì họ phát ra năng lượng tiêu cực, và năng lượng tiêu cực đó ảnh hưởng đến người nào yếu nhất trong số thân nhân còn sống của họ. Đơn giản là vậy thôi.

Họ vẫn tưởng mình là mẹ, là cha hay một nhân vật nào đó trong cõi người, nhưng do nghiệp lực mà chủ yếu là sự khao khát khôn nguôi một điều gì đó trên đời, do đó người ta gọi là quỷ đói (ngạ quỷ). Tuy cũng có trường hợp là quỷ đói thật nhưng không phải là tất cả nên gọi như vậy cũng oan, vì nhiều người ở trong cõi này cũng vẫn lương thiện, chỉ là do còn luyến tiếc điều gì đó mà hóa thân như vậy thôi. Thầy thường gọi cõi Peta là Cõi Âm cho đúng với bản chất của cõi này hơn. Khi họ trả nghiệp xong hoặc thoát khỏi ảo tưởng dính mắc của họ thì có thể tái sinh làm người trở lại.

HT. Thích Viên Minh.

HT. Thích Viên Minh.

Như vậy là người cô đã mất đang ở cõi Peta (người âm). Cõi này thiếu phước nên sống nhờ phước hồi hướng của thân nhân, nếu không thì bị lạnh lùng, đói khổ. Phần lớn thân nhân lại không biết làm phước để hồi hướng mà chỉ biết cúng cơm bánh hoa quả và đôi khi đốt giấy tiền vàng mã theo tập tục xưa bày nay làm, nhưng người âm không thể hưởng những thứ vật chất cõi dương đó được .

Nếu với số tiền đó đem đi làm phước thiện rồi hồi hướng cho họ thì họ mới có thể hưởng được. Nên trong thời đức Phật còn tại thế, Ngài đã dạy thân nhân còn sống nên đặt bát cúng dường đến chư Tăng để nhờ phước lực và tâm lực của chư Tăng chú nguyện hồi hướng cho thân nhân đã quá vãng trong cõi Peta được bớt khổ hoặc được tái sinh cảnh giới tốt đẹp hơn.

1) Chết lâm sàng là cái chết sinh học của xác thân, nên chưa hẳn tâm đã thoát khỏi xác thân ấy, do thân mạng không còn hoạt động nhưng sinh nghiệp chưa chấm dứt, nên có thể về tâm thì tiến trình tử tâm (cuti) qua thức tục sinh (patisandhi) chưa diễn ra.

2) Do đó người ta nghĩ để cho chắc chắn người chết đã đi tái sinh rồi mới liệm, mai táng hoặc hoả táng, và kỹ hơn nữa họ không đụng vào xác ấy, phòng khi tiến trình cuti của người chết chưa hoàn thành. Còn trường hợp chắc chắn cả thân mạng và nghiệp mạng của người ấy đã chấm dứt thì làm gì cái xác cũng không sao.

Như vậy có ba cái chết: 1) Chết lâm sàng do chấm dứt hoạt động của thân, nghĩa là thân chết nhưng tâm vẫn còn. 2) Chết do sinh nghiệp chấm dứt, nghĩa là sinh nghiệp chấm dứt nhưng thân còn hoạt động, như trường hợp thở khí oxy. 3) Chết do thân mạng và nghiệp mạng cùng chấm dứt. Trường hợp này thì chết hẳn và đã tái sinh dù tái sinh cõi âm (peta) mà Bắc Tông gọi là thân trung ấm.

Việc hồi hướng giúp tâm mở rộng, không giới hạn, vì tâm vốn vô lượng, vô ngã và bất nhị đối với tất cả chúng sanh.

Việc hồi hướng giúp tâm mở rộng, không giới hạn, vì tâm vốn vô lượng, vô ngã và bất nhị đối với tất cả chúng sanh.

Nói khi chết ngũ uẩn trở về với cát bụi là hoàn toàn sai. Trong ngũ uẩn chỉ có sắc uẩn là trở về với tứ đại thôi, còn thọ, tưởng, hành và thức vẫn tiếp tục diễn biến qua lộ trình tử tâm (cuti) đến kiết sinh thức (patisandhi). Sắc tứ đại thì hoại diệt mà người ta nói nôm na là trở thành cát bụi, nhưng sắc trong tưởng thì vẫn còn, chính thân Peta v.v... do tưởng sinh cùng với nghiệp lực biểu hiện qua thọ-tưởng-hành-thức mới được ẩn chứa trong thức tái sinh. Nói chết tức trở về cát bụi là đoạn kiến, một trong 62 tà kiến của tà đạo.

Không có người chết nào ăn được cả. Nếu sau khi chết họ sinh làm người, làm súc sanh, chư thiên hoặc địa ngục thì làm sao lên bàn thờ ngồi ăn được? Nếu họ chết thành người âm (peta ~ thân trung ấm) thì thân họ do tưởng và nghiệp sanh làm sao ăn được đồ ăn vật chất? Người chết chỉ có thể hưởng được năng lượng của phước mà thôi. Dù ở cõi nào cũng đều hưởng được phước báu, nhất là đối với cõi âm, họ chỉ cần phước hồi hướng. Do đó nên làm phước để hồi hướng cho họ hơn là cúng mâm cao cỗ đầy, chỉ mang tính tâm lý đối với người sống thôi.

Ma Quỷ hay Quỷ Thần là hai cõi âm Peta và Asura. Thần thì ngoài Asura còn có nhiều loại nữa như Yakkha, Gandhabba, Nāga, Kinnāra, v.v... Một người dương có ân oán với một người âm (ma, quỷ, thần) nào đó thì có hiện tượng  "ma nhập" mà người ta còn gọi là "mắc đàng trên" hoặc "mắc đàng dưới"  là chuyện bình thường. "Đàng trên" ám chỉ thần, tiên; "đàng dưới" ám chỉ ma, quỷ. Nên có 2 trường hợp nhập để giúp người và nhập để quậy phá.

Trường hợp bị ma, quỷ thần nhập với bệnh thần kinh hoang tưởng khác nhau rất xa. Ma hoặc quỷ thần nhập có thể nói đúng sự thật ở quá khứ, vị lai, hoặc có khả năng khác thường như chẩn bệnh, cho thuốc v.v...; còn tâm thần hoang tưởng thì nói toàn chuyện xuất phát từ ảo tưởng ảo giác do thần kinh bị trầm quá hoặc hưng quá. Cũng có trường hợp kết hợp cả hai, thí dụ do thần kinh yếu nên bị nhập, hoặc do bị nhập lâu ngày nên thần kinh yếu đi.

Mỗi người vì tự cô lập trong tâm tướng do duyên sinh của mình mà hình thành bản ngã.

Mỗi người vì tự cô lập trong tâm tướng do duyên sinh của mình mà hình thành bản ngã.

Con đừng tin vào những quan niệm vô căn cứ của việc người chết còn nóng ở đâu sau khi tắt thở. Đó chỉ là sự suy đoán của người đời sau chứ đức Phật không hề nói thế. Đức Phật chỉ nói người chết đi về đâu tuỳ nghiệp thức của họ mà tái sanh, nghiệp thức ấy căn cứ vào khi sinh tiền người ấy sống lương thiện hay bất thiện, và thái độ bình tĩnh hay không trong giờ phút lâm chung. Ba con sống lương thiện nên không tái sinh vào cõi xấu đâu.

Nếu một người lương thiện vì lý do đột xuất nào đó phải sinh vào cõi súc sanh hay quỷ thần (Peta-Asura tức cõi âm mà người sau gọi là thân trung ấm) thì chỉ trong một thời gian ngắn cũng được tái sinh làm người hoặc cõi trời tuỳ theo sự lương thiện của họ trong quá khứ. Do đó đức Phật dạy tốt nhất nên trợ duyên bằng cách làm phước hồi hướng đến cho người quá vãng để họ hoan hỷ với phước ấy như một trợ lực giúp họ sớm siêu sinh.

Tử tâm và thức tái sinh thì chỉ cách nhau một sát-na, nhưng nếu sinh vào cõi Peta-Asura hoăc gọi là Cõi Âm (Mật Tông gọi là Thân Trung Ấm, chỉ là tên gọi khác nhau thôi) thì thời gian bất định, có thể từ một hai giây đến hàng ngàn năm, chứ không phải nhất định 49 ngày.

Những người khi còn sống nhiều dính mắc trong tài tình danh lợi, tuy họ không độc ác nhưng ích kỷ, keo kiết, bỏn xẻn và đôi khi ăn bớt, ăn xén... nói chung là hạng người xan tham. N

Những người khi còn sống nhiều dính mắc trong tài tình danh lợi, tuy họ không độc ác nhưng ích kỷ, keo kiết, bỏn xẻn và đôi khi ăn bớt, ăn xén... nói chung là hạng người xan tham. N

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?

Theo thầy hiểu việc hồi hướng giúp tâm mở rộng, không giới hạn, vì tâm vốn vô lượng, vô ngã và bất nhị đối với tất cả chúng sanh. Mỗi người vì tự cô lập trong tâm tướng do duyên sinh của mình mà hình thành bản ngã. Để phá bỏ thành trì bản ngã đó người ta phải phát huy vô lượng tâm bằng bố thí, hồi hướng, từ bi hỷ xả v.v... Vì tâm đồng nhất thể nên hồi hướng thì vẫn đến với tất cả chúng sanh nhưng hưởng được hay không còn tuỳ tình trạng tâm của mỗi chúng sanh có sẵn sàng đón nhận hay không. Không phải chỉ Peta mới nhận đươc nhưng Peta dễ nhận nhất vì họ thiếu phước và đang trông chờ phước. Ví như một người phát tâm bố thí cho bất kỳ ai đến nhận nhưng những người muốn nhận và dễ nhận nhất là những người ăn xin. Hoặc như đài phát thanh phát ra bản tin ai cũng có thể nhận được nhưng rốt cuộc chỉ những người mở máy thu thanh vì muốn nghe tin tức mới nhận được thôi.

Asura thường được gọi là "Thần" còn Peta gọi là "Quỷ". Nhưng tốt nhất là không nên dùng chữ Anh, Hán hoặc Việt vào vì sẽ hiểu lệch lạc hết.

1. Asura: Những người khi còn sống có một ít năng lực nên muốn điều khiển người khác theo ý mình và thích ăn trên ngồi trước, vì vậy sinh độc tài và sân hận, họ không đủ lương thiện để tái sinh cõi Người hoặc cõi Trời, cũng không đủ ác để đoạ vào Súc sanh, Địa ngục, hơn nữa họ còn muốn "ở lại" để điều khiển tiếp nên sẽ tái sanh dạng Asura. Đó là lý do vì sao họ thường nhập vào người sống để tiếp tục ước mơ điều khiển kẻ khác của mình.

2. Peta: Những người khi còn sống nhiều dính mắc trong tài tình danh lợi, tuy họ không độc ác nhưng ích kỷ, keo kiết, bỏn xẻn và đôi khi ăn bớt, ăn xén... nói chung là hạng người xan tham. Nếu chỉ dính mắc thôi thì họ sẽ "ở lại" dưới dạng âm gọi là Peta - gần giống như chính họ khi còn sống - để được gần những gì họ dính mắc. Còn nếu họ xan tham, keo kiết quá thì sẽ thành quỷ đói với dị dạng và khổ sở, đầy khao khát thèm muốn mà không được.

theravada-buddhism-novice-buddhist-samanera-4742684-4735

1) Vì linh hồn được định nghĩa là thường tồn bất biến nên Phật giáo nguyên thuỷ xem đó là chấp thường hay thường kiến, không đúng với sự thật. Thay vì chủ trương linh hồn bất biến, Phật giáo nói mỗi chúng sinh hữu tình đều có tâm. Tuy tánh của tâm vốn không sinh, không diệt, không thường, không đoạn... nhưng tướng của tâm qua 6 thức thì lại sinh diệt vô thường tuỳ theo duyên nghiệp của mỗi người nên mới có thể tái sinh dưới nhiều dạng tâm khác nhau trong 3 cõi 6 đường gọi là thức tái sinh, chứ không thường tồn bất biến. Hồi hướng phước thì thức tái sinh vẫn cảm nhận được, nhất là khi tái sinh trong cõi âm như Peta và Asura.

Người chết còn luyến tiếc đời sống dương thế của mình, dính mắc, khao khát nhiều điều mà chưa được nên chết sinh vào cõi âm do nghiệp và tưởng của chính mình. Khi ở cõi âm sự khao khát vẫn không nguôi nhưng họ không đủ phước để hưởng, do đó họ sống nhờ phước hồi hướng của thân nhân.

Cõi âm cũng gần giống như cõi chiêm bao. Khi con có một khát vọng nào đó không thực hiện được ban ngày (cõi dương) thì ban đêm (cõi âm) con sẽ chiêm bao thấy mình cũng đang cố gắng thực hiện khát khao ấy của mình trong vô vọng. Vì vậy, trong cõi âm phần lớn là đau khổ, cần được người thân an ủi và trợ giúp.

Quỷ (Peta) và Thần (Asura) là hai loại trong lục đạo có thể gây ảnh hưởng đến cõi người vì người thuộc cõi dương, họ thuộc âm bản của người sống sau khi chết nên có thể gọi là cõi âm. Do đó có hiện tượng ma nhập (mắc đàng trên hoặc đàng dưới). Hiện tượng này có thật, nhưng cần phải phân biệt với người bị bệnh tâm thần. Người bị tâm thần con nghĩ thầm họ sẽ không hiểu, nhưng người bị âm nhập thì con nghĩ thầm họ sẽ hiểu và trả lời được.

Nhiều người có "ngoại cảm" hoặc thầy bói có nuôi "ma xó" có thể biết con muốn hỏi gì trước khi con đặt câu hỏi. Đó không phải là họ biết mà là "điển" biết. Điều này hoàn toàn có thật, không mê tín chút nào. Khổng Tử cũng nói đối với Quỷ Thần thì nên "kính nhi viễn chi". Mê tín là do lợi dụng vào hiện tượng có thật này mà bày ra đồng cốt, thờ lạy, cầu xin Quỷ Thần để được công danh phú quý hoặc mượn tay họ để hại người. Người âm nhập bằng cách khống chế tiểu não, giống như cách thôi miên, khiến 5 uẩn của người bị khống chế không hoạt động được mà hoạt động theo ngũ uẩn của "điển" hay "vong" nhập vào.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Sau tử tâm (cuti) thì tâm tục sinh (paṭisandhi) liền xuất hiện tái sinh vào cõi âm Peta hoặc Asura thì mâu thuẫn ở chỗ nào? Peta và Asura không phải là cõi giới tái sinh sao?

Thân Trung Ấm chính là tên người Tây Tạng dùng để gọi cõi Âm: Asura và Peta trong Phật giáo Nguyên thuỷ, tức cõi mà người Hoa gọi là Quỷ Thần. Người chết tái sinh ngay vào các cõi Âm đó tuỳ vào duyên nghiệp và sự dính mắc đời sống mà họ vừa từ biệt. Như vậy họ cũng tái sinh ngay vào cõi Âm chứ không phải là hồn ma hay tâm thức vất vưởng. Nếu người có tội nhiều hơn đã tái sinh cõi súc sinh, địa ngục; còn người hữu phước được sinh trời, người.

2) Người Âm đòi đốt vàng mã hay cúng cơm chỉ là ảo tưởng của họ - ngay cả thân họ cũng do ảo tưởng sinh - vì khi được đáp ứng họ cảm thấy được quan tâm hơn, nhưng trên thực tế chẳng lợi ích thiết thực gì cho họ cả mà trái lại còn giam giữ họ trong chính cái thân ảo tưởng của họ thêm thôi. Hồi hướng phước mới là giúp họ hoan hỷ với phước lành để thoát khỏi thân Âm ảo tưởng mà người Tây Tạng gọi là Thân Trung Ấm mà thôi.

Đoàn tụ với người thân chỉ trong trường hợp sau khi chết họ cùng tái sanh trong cảnh giới Peta hoặc Asura mà thôi. Còn các cảnh giới khác dù có gặp nhau cũng khó nhận ra người thân vì họ đã hoàn toàn khác. Thí dụ dù cho ông nội tái sanh thành đứa cháu bé trong nhà đi nữa thì không ai biết đang đoàn tụ lại với cha, ông của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm