Thế nào là hành Bồ tát đạo?
Đạo Phật có nhiều pháp môn tu nhưng nói chung thì không ngoài tự lợi và lợi tha. Tự lợi là tu tuệ và lợi tha là tu phước. Người thuận sống với khổ hạnh thì thực hành pháp tu xuất gia. Người thuận sống với lạc hạnh thì thực hành pháp tu tại gia. Dù là xuất gia hay tại gia, chỉ cần có Tâm xuất ly và tu hành theo chính Pháp thì đều giải thoát được sinh tử.

Ba mươi bảy pháp hành Bồ Tát đạo
Hành Bồ tát đạo là phát Bồ đề tâm và nhờ năng lực của Bồ đề tâm để thực hành sáu pháp Ba la mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ) chú trọng đến lợi tha và nhờ lợi tha mà hoàn thành tự lợi.
Tâm Bồ đề là chân tâm là tâm rõ ràng sáng suốt, không điên đảo. “Bồ đề” là Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo. Phải hiểu rõ đạo thì mới có thể tu hành. Hành Bồ tát đạo là con đường chung cho Phật tử tại gia và xuất gia, nhưng lại rất thích hợp cho hàng Phật tử tại gia.
Các Thầy vì hạnh xuất gia xa rời cuộc sống, xa rời xã hội nên khó hành Bồ tát đạo. Tuy nhiên, nhờ tu tập và nhất là các vị đạt đến một trong các quả vị giải thoát thuộc Tứ Thánh Quả với thân tâm thanh tịnh và có trí tuệ thì dễ phát Bồ đề tâm hành Bồ tát đạo.
Trong đời sống thường nhật, chúng ta rất thường dễ mắc nghiệp từ thân, khẩu, ý và nếu không có trí tuệ dẫn đến tư duy sai biệt và hành động sai biệt! Lúc đó dù là thân tướng có xuất gia, trược tấm huỳnh y mà không thấu triệt thì nghiệp quả vẫn dẫy đầy! Thế nên Nghiệp là thói quen huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp tạo thành một năng lực tiềm tàng mãnh liệt chi phối tất cả những tư tưởng và hành động của mỗi chúng ta, chúng ta cần tỉnh thức để mở rõ trí tuệ, bạn có thể tu tập lâu năm nhưng nếu chưa ngộ triệt thì những pháp hành vẫn rất thường tục và mất đi phẩm hạnh đạo đức của người đệ tử Phật! Thế nên việc đọc học, nghiền ngẫm tu trì chính là điều kiện cho ta tự soi xét lấy bản tâm của mình, gội rữa bằng dòng pháp vi diệu.
Nếu tiến trình tu, hay hành Bồ tát đạo, này được huân tập một cách linh dộng, khéo léo lâu dần thành thói quen hay tập quán thì người tu, hay hành Bồ tát đạo, không còn nghĩ là mình đang tu. Đây là tu mà như không tu. Nghĩa là người này luôn khởi Tư tác ý thiện thành thói quen để chuyển hóa, sửa đổi đời sống của mình cho lành mạnh, có đạo đức tạo được nhiều phước đức.
Khi một người chỉ chú trọng đến hình thức tu bên ngoài thì chẳng khác nào một diễn viên hàng ngày chuẩn bị, luyện tập và diễn xuất Phật pháp nhưng không chuyển hóa được những nghiệp xấu ác và huân tập được những thói quen thiện lành. Như vậy là họ đang lừa dối chính mình.
Ngoài niềm tin sâu nơi Phật Pháp, chư Đại Bồ Tát, Luật nhân quả và Lý duyên khởi, người hành Bồ-tát đạo phải có lòng thương người (tâm từ bi) vì đây là hạnh căn bản của Bồ-tát. Hay nói một cách khác, hành Bồ-tát đạo là cơ hội để người Phật tử huân tập và bồi đắp tâm từ bi để đem hạnh phúc đến cho nhân loại và mọi loài chúng sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thế nào là hành Bồ tát đạo?
Phật giáo thường thức
Đạo Phật có nhiều pháp môn tu nhưng nói chung thì không ngoài tự lợi và lợi tha. Tự lợi là tu tuệ và lợi tha là tu phước. Người thuận sống với khổ hạnh thì thực hành pháp tu xuất gia. Người thuận sống với lạc hạnh thì thực hành pháp tu tại gia. Dù là xuất gia hay tại gia, chỉ cần có Tâm xuất ly và tu hành theo chính Pháp thì đều giải thoát được sinh tử.

Hành thiền xong rồi hồi hướng cho cha mẹ đã mất được không?
Phật giáo thường thức
Câu hỏi: Khi con vừa ra khỏi trạng thái thiền định và muốn hồi hướng phước báu cho cha mẹ đã mất, việc đó có thể thực hiện được hay không?

23 quả báu giữ giới không sát sinh
Phật giáo thường thức
Dưới đây là 23 quả báu tốt của thiện nghiệp không sát sinh từ trong kiếp quá khứ.

Vì sao cần thời khóa tụng kinh trong tu tập?
Phật giáo thường thức
Trong Nhị Khóa Hiệp Giải, Tổ sư chỉ dạy: “Tụng kinh giả, thân tắc đoan chính, khẩu tắc minh sảng, ý tùy văn tác quán". Nghĩa là: Người tụng kinh, thân phải ngay thẳng đoan nghiêm, miệng đọc rõ ràng sáng sủa, tâm ý theo sát lời kinh mà quán tưởng, chiêm nghiệm.
Xem thêm