Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/06/2022, 13:07 PM

Thế nào là kính trọng kinh pháp?

Kinh sách ghi lại lời dạy vàng ngọc của Đức Phật, thực sự quý báu trong đời nên gọi là Pháp bảo. Người đệ tử Phật nhờ đọc kinh sách mà biết được lời Thế Tôn dạy, biết pháp để tu nên chúng ta luôn trân trọng, kính quý và biết ơn giáo pháp.

Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật?

Là người Phật tử chúng ta phải biết kính trọng kinh pháp.

Là người Phật tử chúng ta phải biết kính trọng kinh pháp.

Tuy vậy sự kính trọng và biết ơn Pháp bảo lại được mỗi người nhận thức và thực hiện khác nhau. Chúng ta cũng thường thấy những tủ kinh cao lớn, uy nghiêm bên trong xếp ngăn nắp, thẳng lối, ngay hàng những pho kinh bìa cứng mạ vàng, bên ngoài cửa đóng then cài hiếm khi được mở. Đây cũng là một cách tôn kính Pháp bảo. Ngẫm kỹ, cách này về hình thức thật nghiêm cẩn, kính trọng kinh pháp nhưng giá trị lợi ích cho người muốn đọc dường như chẳng nhiều, thậm chí là rất ít.

Ngược lại, không ít người chỉ xếp kinh lên kệ thường, không cửa kính và khóa để dễ dàng lấy xuống đọc và đưa lên cất vào chỗ cũ. Những lúc chưa đọc xong thì kinh thường để trên bàn viết, đôi lúc không được ngay ngắn, để chung với nhiều kinh sách cũng như tài liệu khác. Cách này, về hình thức có vẻ xuề xòa, không bất kính mà cũng không được nghiêm cẩn lắm, nhưng có cái hay là dễ dàng, tiện lợi khi đọc tiếp bản kinh. Thiển nghĩ, như thế không thể gọi là bất kính với kinh. Ngay cả việc mang theo vài quyển kinh sách (băng đĩa, USB, mở trực tuyến Phật pháp) trên xe ô-tô để tranh thủ đọc hoặc nghe pháp mỗi khi có thể, tuy hơi luộm thuộm trong không gian chật chội, nhưng xét trong tinh thần phương tiện thì không có gì là bất kính với kinh pháp.

Cho nên, kính trọng pháp ngoài hình thức nghiêm cẩn còn xét đến khía cạnh nội dung, giá trị, lợi ích cho mọi người. Nếu thực tâm muốn học pháp, tận dụng thời gian để đọc hoặc nghe kinh thì dù hình thức chưa được tôn nghiêm cũng không hề mang tội bất kính với Pháp bảo cũng như bị quả báo. Bởi đọc hay nghe kinh nhằm hiểu đúng lời Phật dạy để ứng dụng tu học mới đích thực là sự kính trọng kinh Phật nhất.

Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm