Những điều Đức Phật không dạy trong kinh sách
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào 1 ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài. Mà Ngài dạy: hãy tự làm hòn đảo cho chính mình, tự cứu lấy mình, tự mình thực hành và lấy Giáo Pháp làm thầy.
Đạo Phật đến để tự mình thấy, chớ không phải ai nói gì cũng tin.
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy:
Phật tử vào chùa phải khép nép, làm gì cũng sợ mắc lỗi, răm rắp nghe theo vị Sư nào nói, hay phục tùng 1 cách mê muội, thiếu trí tuệ. Mà Ngài dạy: người Phật tử ngoài có niềm tin, còn phải trau dồi trí tuệ.
Ngài dạy:
1. Chớ vội tin vào truyền thuyết.
2. Chớ vội tin nếu là truyền thống.
3. Chớ vội tin nếu được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
4. Chớ vội tin nếu được ghi lại trong sách vỡ hay kinh điển.
5. Chớ vội tin nếu là lý luận siêu hình.
6. Chớ vội tin nếu phù hợp với lập trường của mình.
7. Chớ vội tin nếu phù hợp với định kiến của mình.
8. Chớ vội tin nếu điều đó căn cứ dữ liệu hời hợt.
9. Chớ vội tin nếu điều đó được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10. Chớ vội tin nếu điều đó được các nhà truyền giáo, đạo Sư tuyên thuyết.Nếu điều nào các bậc thiện chí dạy: việc nào bất thiện, việc nào đáng chê trách, bị người trí chỉ trích đưa đến bất hạnh, khổ đau thì hãy từ bỏ chúng (và ngược lại).
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Ngài có thể tha tội lỗi, ban ân huệ cho bất kỳ ai tin Ngài, hay trừng phạt những ai không tin Ngài. Mà Ngài dạy người làm thiện thì hưởng quả tốt đẹp, người làm ác thì chịu quả khổ đau. Vì đó chính là hành động của chúng ta, chúng ta phải chịu trách nhiệm với chính mình, chứ không thể cứ thoải mái làm việc xấu ác rồi cầu xin được tha thứ. Vì đó là quy luật tự nhiên, không chỉ dành riêng cho những ai tin Ngài, mà dành cả cho những ai không theo Ngài nữa.
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Người Phật tử không được học Pháp, chia sẻ Pháp. Mà trái lại Ngài còn khuyến khích mọi người trau dồi trí tuệ bằng pháp học lẫn pháp hành để đẩy lùi mê tín dị đoan, tà kiến, tham lam, sân hận, ngã mạn, vô minh. Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy cầu an, cầu siêu cả. Mà Ngài chỉ dạy làm phước thiện, rồi chia phước cho những người đang sống (nhằm giúp họ biết tùy hỷ phước, giúp họ hiểu làm việc thiện là điều đúng đắn) và hồi hướng phước cho người đã mất (nhằm giúp họ biết nguồn gốc, công ơn người quá cố).
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phật tử vào chùa phải bố thí, cúng dường, cung kính, phục vụ Chư Tăng. Mà Ngài dạy tính ích kỷ, bỏn xẻn, bất kính, lười biếng là không tốt, cần diệt trừ. Dù bố thí, cúng dường, cung kính, phục vụ đó không nhất thiết chỉ dành cho Tăng, mà còn cho người khác. Vã lại xúc phạm người hiền trí, tức tấn công thành trì thiện pháp, đảo lộn trời đất. Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phụ nữ bị phân biệt, không có phước báu như đàn ông. Ví dụ không có kinh sách nào dạy khi đến tháng hành kinh, phụ nữ không được đi chùa, hay không được đứng trước tượng Phật. Mà Ngài dạy thân thể dù nam hay nữ, tất cả đều bất tịnh, được tạo bởi 32 uế trược như nhau. Ngài dạy Phụ nữ vẫn có thể được như nam giới, vẫn được học tập và thực hành trong giáo Pháp Đức Phật để có thể thực chứng bậc thánh nhân. Nhưng Ngài dạy có 5 điều khổ mà phụ nữ gánh chịu:
1. Khổ phải đến tháng hành kinh.
2. Khổ lúc trẻ về nhà chồng, không có người thân.
3. Khổ mang thai.
4. Khổ phải sanh con.
5. Khổ hầu hạ chồng.
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Người cư sĩ tại gia (tức là không phải người xuất gia) không được đụng chạm vào hay học tập, nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Mà Ngài dạy giáo Pháp không chỉ dành cho người xuất gia, mà cả người tại gia. Mặc khác người tại gia phải giữ giới như:
1. Không sát sinh.
2. Không trộm cắp.
3. Không tà dâm.
4. Không nói láo.
5. Không uống rượu và các chất say.
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy cư sĩ tại gia không được làm giàu.
Mà Ngài dạy cư sĩ phải làm ăn chân chính nhằm nuôi sống bản thân và gia đình.
Ngài dạy có 5 loại nghề cư sĩ không nên làm:
1. Buôn bán vũ khí.
2. Buôn bán người và động vật.
3. Buôn bán thịt.
4. Buôn bán rượu.
5. Buôn bán thuốc độc.
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Người tu phải vào rừng sống ẩn cư, không được gần cư sĩ để dạy bảo. Mà Ngài dạy người tu phải giữ gìn giới luật, biết thu thúc lục căn ở bất kỳ nơi đâu.
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải hành khổ hạnh hay lợi dưỡng. Mà Ngài dạy trung đạo, cần thoát khỏi 2 cực đoan trên.
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cúng tế, đốt vàng mã, coi ngày giờ, mở cửa mã, phong thủy, xem sao, xem hạn, bói toán, bói số, đoán mộng, tiên toán vận mệnh,...Mà Ngài dạy Phật tử không nên mê tín dị đoan, các vị tu hành không được sống tà mạng bằng hình thức trên.
Đặc biệt Ngài dạy: đâu là Khổ, đâu là nguồn gốc của Khổ, đâu là diệt Khổ và đâu là con đường đi đến diệt Khổ. Đức Phật dạy mọi thứ đều vô thường, thay đổi, cuộc sống là tạm bợ, không có gì chắc chắn, không nên tham luyến, chấp ngã.
"Tự mình, làm điều ác;
Tự mình làm nhiễm ô.
Tự mình không làm ác;
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình;
Không ai thanh tịnh ai".
(Kinh pháp cú: 165).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
Kiến thức 08:30 07/01/2025Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.
Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo
Kiến thức 13:00 06/01/2025Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.
Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật
Kiến thức 12:05 06/01/2025Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Xem thêm